Qua bảng 3.13, biểu đồ 3.5 và biểu đồ 3.6: có sự tương đồng về phân bố tuổi, giới, nghề nghiệp giữa hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đây là những điều kiện, những yếu tố góp phần cho nghiên cứu được tiến hành một cách khách quan, hạn chếđược những sai số. Thực tế cho thấy gãy thân xương cẳng chân chủ yếu gặp ở độ tuổi lao động, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất ởngười trẻ từ20 đến 29 tuổi. Kết quảnày tương tự với tác giả Đoàn Xuân Thủy [115]: đa số các trường hợp đều trong độ tuổi lao động (26-40 tuổi, chiếm 55,56%), là lực lượng lao động chính và cũng là độ tuổi tham gia giao thông nhiều nhất.
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệnam cao hơn nữ một cách rõ rệt và chủ yếu lại là những người lao động tự do: lao động chân tay, buôn bán tự do, nội trợ. Đây là lực lượng lao động chính và là trụ cột trong gia đình nên việc đẩy nhanh tiến trình liền xương đưa người bệnh trở về với cuộc sống và công việc sớm hơn là nhu cầu bức thiết, góp phần ổn định tình hình kinh tế gia đình nói riêng và ổn định kinh tế, xã hội nói chung.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với tác giả Lưu Hồng Hải [126] là tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ (nam chiếm 77,14%; nữa chiếm 22,86%); cũng phù hợp với tác giả Đoàn Xuân Thủy [115] khi nghiên cứu trên 36 bệnh nhân thì tỷ lệ nam giới là 69,44%, cao hơn tỷ lệ nữ giới là 30,56%.
Qua bảng 3.14, tỷ lệ phân bố nguyên nhân gãy xương giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là như nhau (p > 0,05). Nguyên nhân gãy xương chủ yếu là do tai nạn giao thông (73,33%), còn lại là do tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động. Kết quả này của chúng tôi cho thấy nguyên nhân do tai nạn giao thông cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giảLưu Hồng Hải. Theo tác giảLưu Hồng Hải [126] thì tỷ lệ bệnh nhân gãy xương chày do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 57,14%; cao hơn nguyên nhân do tai nạn lao động (20%) và tai nạn sinh hoạt (22,86%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đoàn Xuân Thủy [115] là nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ khá cao (72,22%).
Điều này chứng tỏ tình trạng cơ sở hạ tầng về giao thông cần được nâng cấp và ý thức tôn trọng luật lệ giao thông, ý thức tham gia giao thông của mỗi người dân cần được nâng cao đểđảm bảo sự an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Về vị trí gãy xương và kiểu gãy xương cũng có sự tương đồng giữa hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng được thể hiện qua biểu đồ 3.7 và 3.8. Trong nghiên cứu này, chủ yếu gặp vị trí gãy là 1/3 dưới và 1/3 giữa thân xương cẳng chân. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Lưu Hồng Hải [126]: chủ yếu gặp vị trí gãy là ở 1/3 dưới và 1/3 giữa thân xương cẳng chân gãy, trong đó gãy 1/3 giữa chiếm 60% bệnh nhân, gãy 1/3 dưới chiếm 28,57% tổng số bệnh nhân. So sánh với nghiên cứu của tác giả Đoàn Xuân Thủy [115] cũng có sựtương đồng là vị trí gãy gặp hoàn toàn ở 1/3 giữa (30,56%) và 1/3 dưới (66,67%) xương chày. Điều này được các chuyên gia lý giải với đặc điểm giải phẫu của xương chày là hình lăng trụ tam giác với mào chày ởphía trước, khi xuống 1/3 dưới là hình trụ tròn nên đây là điểm yếu rất dễ bị gãy [35], [37].
Mạch nuôi xương càng xuống thấp càng nghèo nàn nên khi gãy vùng này xương khó liền [35]. Theo y văn, gãy xương chày bao gồm gãy đơn giản và gãy phức tạp [36], trong nghiên cứu này chúng tôi chọn những bệnh nhân gãy đơn giản
gồm gãy đôi ngang và gãy chéo, loại trừ những gãy phức tạp để giúp cho việc đánh giá kết quả liền xương được chính xác hơn, ít bị nhiễu và tránh sai số.
Các bệnh nhân ở cả hai nhóm đều được chẩn đoán: biểu hiện tại chỗ (vị trí gãy) là thuộc thể khí trệ huyết ứ theo YHCT, không có biểu hiện bệnh lý toàn thân. Do đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn bệnh nhân là thuộc nhóm tuổi từ 20 đến 49, chỉ gãy thân hai xương cẳng chân; mà nguyên nhân gãy xương không phải do bệnh lý, không có bệnh lý toàn thân và đa chấn thương, … kèm theo, nên đảm bảo được việc tương đối khách quan khi so sánh tác dụng của kem “LX1” bôi tại chỗ gãy.