Đại cương về gãy xương theo YHCT

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của kem “LX1” trên bệnh nhân sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân (Trang 30)

Chiết thương hay cốt chiết (gãy xương) là chứng bệnh thường gặp trong thương khoa [94], [95]. Có 2 loại chiết thương thường gặp: Chiết thương hở trật đầu xương gãy mắt nhìn thấy và chiết thương gãy kín trong da cơ. Do đó việc xử lý chỗ xương bị gãy đầu tiên phải xác định được kiểu gãy, hình thể gãy, hướng đầu xương, mảnh vát hoặc gãy nhiều, ít đoạn… rồi mới chọn phương pháp kéo nắn sao cho xương vào đúng tư thếban đầu tránh chồng chéo, sai lệch sau đó băng cố định, kết hợp với thuốc hoạt huyết.

Điều trị gãy xương theo YHCT, ngoài việc cốđịnh xương gãy còn hết sức chú trọng vận động cơ khớp trong thời gian cốđịnh. Xương gãy sau khi nắn chỉnh, được cốđịnh một cách hợp lý, có thể giữcho các đoạn xương gãy ở vịtrí tương đối chính xác là xương gãy có thể liền bình thường; mặt khác cần bắt chi gãy và toàn thân luyện tập với cường độ và biên độ trong giới hạn cho phép để giúp cho thương tổn chóng lành, xương gãy nhanh liền và cơ năng chi sớm bình phục: “trong động có tĩnh, động tĩnh kết hợp” [95], [96].

Các xương hoạt động được nhờ mô mềm, ngược lại bộxương là điểm bám tựa cho các cơ, giữa chúng có mối tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi gãy xương di lệch, thường kèm theo thương tổn phần mềm, do vậy khi điều trị gãy xương, cần chú trọng điều trị cảxương gãy lẫn mô mềm. Xương gãy cần được nắn chỉnh và cố định sớm, mô mềm không bị tổn thương thêm.

Tuy nhiên khi mô mềm tổn thương nghiêm trọng, nguy cấp đến tính mạng và tổn hại chi bị thương (đứt mạch máu, nội tạng tổn thương, …) thì cần phải được xử trí trước, sau đó mới điều trị gãy xương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của kem “LX1” trên bệnh nhân sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)