Việt Nam
- Từ năm 1966 khoa Ngoại Viện nghiên cứu Đông Y (nay là Bệnh viện YHCT Trung Ương) đã thừa kế, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của cả hai phương pháp YHCT và YHHĐ [107].
- Đinh Văn Lực và cộng sự (1983) [102]: Phương pháp kết hợp YHCT với YHHĐ cho kết quả tốt, thời gian bất động ngắn; bó nẹp nhẹnhàng, phương tiện và thuốc có sẵn khắp nơi, giá thành hạ.
- Lê Lương Đống, Nguyễn Văn Nhân, Phạm Văn Trịnh (2001) [108] nghiên cứu điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em và kết luận: (1) Phương pháp bó hai nẹp tre và dây dán bảo đảm bất động tốt cho gãy độ I, II; gãy vững độ III và sau kéo liên tục gãy độ III, IV; kết quả rất tốt và tốt đạt 90%. (2) Khung kéo liên tục tự tạo từ nẹp Cramer di động kiểu Pouliquen kết hợp với nẹp tre bảo đảm điều trị bảo tồn 100% các trường hợp sưng căng nề không cho phép nắn bó một thì; gãy không vững hoặc di lệch tái phát đã được nắn, sửa bó bột không thành công, không một trường hợp nào phải can thiệp phẫu thuật.
Như vậy, điều trị gãy xương bằng phương pháp YHCT kết hợp với YHHĐ là đường lối đúng đắn mà các tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu tìm tòi sáng tạo đểphát huy được thế mạnh của hai nền y học, đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Để góp phần vào chủ trương đường lối ấy, mong muốn có được những phương thức kết hợp hợp lý với cách thức áp dụng thuận tiện, đạt được hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh là điều mà nhóm nghiên cứu chúng tôi luôn luôn hướng tới. Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc “LX1” đã được sử dụng làm thuốc bó đắp trực tiếp có hiệu quảnhưng chưa được nghiên cứu có hệ thống, liều lượng chưa được thống nhất và dạng sử dụng chưa thuận tiện cho người bệnh. Chính vì vậy việc chuyển dạng bài thuốc thành kem bôi sẽ thuận tiện hơn, liều lượng thuốc được chuẩn hơn và trước khi được phổ biến rộng rãi cần tuân thủ các bước nghiên cứu như: đánh giá tính kích ứng da, đánh giá mức độ giảm đau, giảm sưng nề, nghiên cứu tác dụng liền xương trên thực nghiệm và trên lâm sàng.
CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU