phần mềm cấp tính
2.4.2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu
- Thuốc chứng dương: diclofenac (biệt dược Voltarel emugel), sản xuất bởi Novartis consumer Health SA, Thụy Sỹ).
- Tá dược của chế phẩm từ bài thuốc “LX1”.
- Máy đụng dập (gây chấn thương tai thỏ bằng áp lực) do Đại học Bách Khoa Hà Nội chế tạo.
- Thước đo độ dày chính xác đến 0,02mm, sản xuất bởi Hangzhou tools & Measuring tools, Trung Quốc.
- Cân điện tử chính xác đến 0,001g (series 112867), sản xuất bởi YMC, Nhật Bản; dùng để cân thuốc.
- Máy quét ảnh HP Scanjet G2410 của hãng HP, Mỹ. - Phần mềm tính diện tích vùng tổn thương ImageJ 1.45f - Giấy trong, bút vẽ trên giấy trong.
2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thỏđược chia thành 4 lô: + Lô 1: Lô mô hình (10 tai) + Lô 2: Lô chứng dương (10 tai)
+ Lô 3: Lô chế phẩm từ bài thuốc LX1 (10 tai) + Lô 4: Lô tá dược (10 tai)
- Gây chấn thương phần mềm trên tai thỏ bằng áp lực như sau:
+ Tai thỏđược cạo lông 24 giờtrước khi tiến hành gây chấn thương.
+ Chọn vị trí gây chấn thương giống nhau trên tất cả thỏ tại bờ trong tai, cách gốc tai thỏ 4 cm.
+ Dùng máy đụng dập gây chấn thương phần mềm trên tai thỏ bằng một lực như nhau trên tất cả thỏ.
Thời điểm gây mô hình được xác định là thời điểm 0 giờ (bắt đầu nghiên cứu). - Ngay sau khi gây chấn thương, đo các chỉ số nghiên cứu. Sau đó bôi thuốc vào vùng tổn thương 4 lần/ 24 giờ.
+ Lô 1 (mô hình): Không bôi gì.
+ Lô 2 (chứng dương) bôi Voltarel gel (liều 0,02g thuốc /cm2)
+ Lô 3 (lô chế phẩm từ bài thuốc LX1): bôi chế phẩm từ bài thuốc LX1 (liều 0,02g/cm2)
Từ ngày thứ2 cho đến khi kết thúc nghiên cứu, thỏđược bôi thuốc 4 lần/ngày.
Cách bôi thuốc: Thuốc được bôi lên phần trung tâm tổn thương, sau đó thoa đều ra toàn bộ vùng tổn thương, che phủ hết vùng tổn thương. Bôi thuốc nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng tới tổn thương tai thỏ. Tất cả thuốc được bôi bằng cùng một nghiên cứu viên để hạn chế sai số.
- Các thời điểm nghiên cứu:
+ Trước khi gây chấn thương
+ Ngay sau khi gây chấn thương (trước khi bôi thuốc) + Sau khi gây chấn thương 1 giờ, 6 giờ, 24 giờ
+ Từ ngày thứ 2: các buổi sáng hàng ngày trước khi bôi thuốc cho đến khi không quan sát thấy còn tổn thương nữa.
- Các chỉ số nghiên cứu bao gồm:
+ Quan sát màu sắc, mức độ phù nề tai thỏ
+ Độ dày tai thỏ (thời điểm cuối cùng đo độ dày tai thỏ là vào ngày không còn quan sát thấy tổn thương trên tai thỏ).
+ Diện tích vùng tổn thương (thời điểm cuối cùng đo diện tích vùng tổn thương là ngày không còn quan sát thấy tổn thương trên tai thỏ trừđi 1 ngày).
Cách tính diện tích vùng tổn thương: Tại các thời điểm nghiên cứu, vẽ vùng tổn thương của từng tai thỏ lên giấy trong. Sử dụng máy quét ảnh để quét vùng tổn thương, lưu vào máy tính. Tính diện tích vùng tổn thương của từng tai thỏ bằng phần mềm tính diện tích ImageJ.
- Các thời điểm nghiên cứu:
+ Vào ngày đầu tiên: Các chỉ số nghiên cứu được ghi lại tại thời điểm ngay sau khi gây chấn thương (trước khi bôi thuốc), 6 giờ, 24 giờ sau khi gây mô hình.
+ Các ngày tiếp theo: Ghi lại chỉ số nghiên cứu ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi bôi thuốc.
- Theo dõi thời gian phục hồi tổn thương là số ngày từ khi gây chấn thương trên tai thỏcho đến khi quan sát thấy tai thỏ hoàn toàn hết tổn thương.