- Xử lý dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp sau khi được thu thập, tiến hành lập báo cáo tổng hợp điều tra từ đó phát hiện ra những thiếu sót trong việc sử dụng vốn
2.3.2.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể được hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Việc xem xét kết cấu nguồn hình thành vốn kinh doanh cũng có một ý nghĩa rất quan trọng.
Bảng 2.2: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty TNHH Tuệ Đông Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ
tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh 2013/2012
so sánh 2014/2013
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT số tiền TT số tiền TT
Vốn CSH BQ 3,304,988 12.87 3,731,652 14.56 4,100,166 13.62 426,664 12.91 368,514 9.88 Vốn vay BQ 22,372,510 87.13 21,899,143 85.44 26,009,834 86.38 -473,367 -2.12 4,110,691 18.8 tổng 25,677,498 100 25,630,795 100 30,110,000 100 -46,703 -0.18 4,479,205 17.5 Nhận xét: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên 2 nguồn vốn là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Ta thấy vốn vay chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều trong nguồn vốn kinh doanh cụ thể là:
- Năm 2012 vốn vay chiếm tỷ trọng 87.13%. - Năm 2013 vốn vay chiếm tỷ trọng 85,44%. - Năm 2014 vốn vay chiếm tỷ trọng 86.38%.
Ta có thể thấy rằng vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy rằng doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính không tốt lắm . Lượng vốn vay năm 2012 và 2013 không có biến động nhiều nhưng sang đến năm 2014, so nhu cầu thay mới máy móc sản xuất đã lỗi thời và mua sắm thêm cơ sở vật chất nên lượng vốn vay của doanh nghiệp có tăng đáng kể, cụ thể là tăng 4.110.691.000 đồng, tương ứng 18.8%.
Cùng với đà tăng của tổng vốn kinh doanh nói chung thì vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm ở mức tăng 426.664.000 đồng năm 3013 và mức tăng 368.514.000 đồng năm 2014.
Để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã có sự nỗ lực trong việc huy động vốn và đã huy động được lượng vốn khá lớn, tạo điều kiện giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.
Để đánh giá khả năng tự chủ về tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của công ty ta có thể áp dụng chỉ số tỷ suất tài trợ:
Tỷ suất tài trợ (T) =
Nhìn vào bảng 2, ta có thể thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 12,87%, 14,56%, 13,62%. Tỷ suất tự tài trợ trên được đánh giá là tương đối thấp, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm máy móc thiết bị thì tỷ suất tự tài trợ trung bình thường dao động trong khoản từ 28% đến 31%, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ về nguồn vốn của công ty là chưa được tốt, phải sử dụng phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Tuy nhiên thì tỷ suất tự tài trợ này nhìn chung là cũng khá ổn định trong 3 năm với biến động không nhiều, chứng tỏ công ty đã có những chính sách nhất quán trong việc sử dụng vốn nguồn vốn vay.