5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tự chủ về thu tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
a. Tự chủ về thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ
Ngày 25/10/2007 Trường đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ theo quyết định số 696/QĐ- Trường Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và hiện nay được hoàn thiện hơn và thay thế bằng quyết định số 71/QĐ- Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ban hành ngày 01/02/2010 để phù hợp với thực tế của Trường. Trong quy chế có nêu cụ thể về nguồn thu và phân bổ nguồn thu của đơn vị như sau:
- Nguồn thu của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương gồm: 1. Nguồn kinh phí do NSNN cấp.
2. Nguồn thu từ học phí, lệ phí theo quy định hiện hành. 3. Nguồn thu từ các dự án.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác: thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, và các khoản thu khác.
Đối với khoản thu học phí, lệ phí, phòng Tài chính Kế toán thực hiện thu theo kỳ; mức thu trên cơ sở vận dụng quy định hiện hành của Nhà nước vào điều kiện thực tế của trường. Các khoản thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, dịch vụ trên cơ sở thoả thuận, mức thu do Hiệu trưởng quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý và có lợi ích cho trường. Riêng dịch vụ phụ vụ ăn uống, sinh hoạt, hoạt động khác cho học sinh sinh viên, sau khi có sự thoả thuận thống nhất của Ban giám hiệu với Công đoàn trường, cá nhân, đơn vị tổ chức dịch vụ phải ký hợp đồng với trường và nộp tiền khoán theo thoả thuận hợp đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ 45% chi trực tiếp cho con người (tiền lương, tiền công, lương tăng thêm, vượt giờ, khen thưởng, phúc lợi, các khoản đóng góp).
+ 25% chi đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất. + 20% chi quản lý hành chính, công vụ phí, nghiệp vụ phí. + 10% chi khác.
b. Thực trạng về thu tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Trước khi thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và trường Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương nói riêng chỉ có nguồn thu chủ yếu từ NSNN. Nhưng từ năm 2007, trường chuyển sang hoạt động là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhờ đó, cơ cấu nguồn thu của trường có sự thay đổi đáng kể, giảm dần nguồn thu do NSNN cấp cho chi thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp tăng lên.
* Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp
Theo phân loại của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì hiện nay đơn vị là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường được NSNN cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Đây là nguồn kinh phí khá ổn định, không biến động lớn như các nguồn kinh phí khác.
Bảng 3.3. Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung NS cấp cho chi thƣờng xuyên (Đào tạo Cao đẳng)
NS cấp cho chi không thƣờng xuyên
Tổng Tỷ lệ năm sau/ năm trƣớc (%) Đào tạo Đào tạo lại và bồi dƣỡng CB,GV Hoạt động quản lý hành chính Chi chƣơng trình mục tiêu QG 2011 6.100 354 218 283 191 7.146 100 2012 6.748 2.030 306 898 704 10.686 149
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2013 9.957 531 450 303 304 11.547 108
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Giai đoạn 2011-2013, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương nhận kinh phí NSNN cấp cho các hoạt động: Giáo dục đào tạo, quản lý hành chính nhà nước, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, chi cho chương trình mục tiêu Quốc gia. Toàn bộ số kinh phí được cấp phát vào tài khoản của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương mở tại Kho bạc nhà nước Chi nhánh Hải Dương. Trong số kinh phí NSNN cấp có phần dành cho chi thường xuyên và phần chi không thường xuyên. Đối với phần kinh phí ngân sách cấp phát cho chi hoạt động thường xuyên đơn vị được thực hiện tự chủ chi, phần kinh phí tiết kiệm từ khoản chi này được phép sử dụng để chi trả tiền lương tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định của Nghị định 43. Đối với phần kinh phí ngân sách cấp cho các hoạt động không thường xuyên không phải là nguồn kinh phí tự chủ, cuối năm kinh phí không sử dụng hết phải hoàn trả ngân sách.
Nhìn chung các khoản kinh phí NS cấp đều có xu hướng tăng lên. Tổng kinh phí NS cấp năm 2012 tăng 49% so với năm 2011, năm 2013 tăng 8% so với năm 2012. Số kinh phí NS cấp tăng chủ yếu cho các khoản chi không thường xuyên. Nguyên nhân của việc tăng đột biến từ năm 2012 so với năm 2011 là do năm 2012 nhà trường kỷ niệm 50 năm thành lập trường và được Bộ Y tế quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Số kinh phí này đơn vị chủ yếu sử dụng để sửa chữa và tăng cường thêm cơ sở vật chất (được phản ánh trong bảng 3.3; 3.4; 3.5).
Với việc phân bổ kinh phí ngân sách như vậy, số kinh phí ngân sách cấp cho chi thường xuyên sẽ không đảm bảo được hoạt động thường xuyên của đơn vị. Thực tế trường Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là một đơn vị sự nghiệp có thu và phần thu từ hoạt động sự nghiệp là nguồn quan trọng để đảm bảo các khoản chi phát sinh thường xuyên của nhà trường.
Với số kinh phí NS năm sau cao hơn năm trước và chủ yếu là cấp cho việc tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị, điều này cho thấy hướng cấp phát NSNN cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sự nghiệp GD - ĐT hoàn toàn đúng. Thay vì cấp kinh phí cho các khoản chi thường xuyên là khoản chi mang tính chi tiêu dùng thì nên tăng cường chi cho các khoản chi mang tính tích luỹ, tạo điều kiện để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo mang tính lâu dài. Để đảm bảo được các khoản chi thường xuyên, nhà nước có cơ chế cho phép đơn vị sự nghiệp tự chủ động khai thác nguồn thu sự nghiệp để tiến tới tự đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên của đơn vị.
* Nguồn thu sự nghiệp.
Đây là nguồn thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm của trường. Sau khi được giao tự chủ, việc giảm dần của nguồn NSNN cấp trong tổng số nguồn thu thì nguồn thu sự nghiệp đóng vai trò chính trong việc cung cấp nguồn tài chính để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của trường.
Việc được giao tự chủ về tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần dần tự trang trải các khoản chi thường xuyên của đơn vị mình từ các nguồn thu ngoài ngân sách và chủ yếu là các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nguồn thu sự nghiệp của đơn vị là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đơn vị.
Nhà trường chủ trương tăng cường xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao dân trí dưới hình thức đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở thêm các ngành đào tạo mới, và các hoạt động liên kết ngày càng được mở rộng. Các nguồn thu dịch vụ khác cũng được nhà trường triệt để khai thác. Nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm các khoản thu từ học phí; đào tạo liên kết và nguồn thu sự nghiệp khác.
Trong số các khoản thu sự nghiệp thì khoản thu từ học phí là khoản thu chủ yếu. Mức thu học phí được chia làm hai giai đoạn: căn cứ theo Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 31/8/1998 của Bộ GD-ĐT, Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT- BGD&ĐT-BTC ngày 20/6/2001 của Bộ GD-ĐT, Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy. Cụ thể các mức thu tương ứng với từng hình thức đào tạo tính đến hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tháng 6 năm 2010.
Bảng 3.4. Mức thu học phí tại Trƣờng Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng Đơn vị tính: đồng STT Diễn giải Khung học phí theo quy định (1tháng/1sv) Thực thu 1 tháng/1sv (chƣa miễn giảm) Số thu 1 năm học/1sv (10 tháng) 1 Trung học chính quy 15.000-100.000 100.000 1.000.000 2 Đại học chính quy 40.000-150.000 150.000 1.500.000 3 CĐ chính quy 100.000-250.000 250.000 2.500.000 4 Trung học tại chức - 150.000 1.500.000
5 Liên thông Cao đẳng 100.000-350.000 290.000 2.900.000
6 Liên thông Đại học tại chức 100.000-350.000 290.000 2.900.000
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Mức thu học phí trên trường áp dụng đến hết tháng 6 năm 2010. Đến tháng 9 năm 2010 trường căn cứ theo thông tư 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính- Phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Mức thu cụ thể như sau:
+ 245.000đồng/ tháng đối với học sinh trung cấp chính quy.
+ 232.000 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức niên chế trong học kỳ 2 năm học 2010 - 2011.
+ 284.000 đồng/ tháng đới với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức niên chế trong học kỳ 1 năm học 2011 - 2012
+ Đào tạo theo hình thức tín chỉ mức thu năm học 2010 - 2011 là: 83.000đồng/tín chỉ, năm học 2011 - 2012 là 98.000 đồng/tín chỉ.
Bảng 3.5. Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm Thu sự nghiệp NS cấp chi TX Thu SN/ NS cấp chi TX (%) Học phí Đào tạo liên kết Thu sự nghiệp khác Cộng Tỷ lệ tăng thu SN năm sau/năm trƣớc (%) 1 2 3 4=1+2+3 5 6 7=4:6x100% 2011 12.209 4.296 989 17.494 100 6.100 287 2012 15.447 6.094 1.052 22.593 137 6.748 335 2013 20.876 2.985 1.984 25.845 114 9.957 259
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Qua bảng 3.5 cho thấy thu học phí năm 2011 là 12.209 triệu đồng chiếm 69,79% tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp, năm 2012 thu học phí là 15.447 triệu đồng chiếm 68,37%, năm 2013 là 20.876 triệu đồng chiếm 80,77%. Sự biến động này là do bắt đầu từ năm học 2012-2013 nhà nước có sự điều chỉnh về mức thu học phí. Tuy vậy, số học phí năm 2012 so với năm 2011 tăng không đáng kể so với mức tăng năm 2013 so với năm 2012 một phần là do công tác tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn:Đối với hệ đào tạo chính quy chỉ tiêu tuyển sinh bị giảm: Năm 2011 là 2500, năm 2012 là 2000, năm 2013 là 1900.
Ngoài khoản thu chính là học phí, số thu từ hoạt động đào tạo liên kết của nhà trường cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu sự nghiệp. Kể từ khi trường được nâng cấp lên thành trường Đại học thì hoạt động đào tạo liên thông, liên kết đã được nhà trường đẩy mạnh qua các năm và thực tế nó đã đem lại nguồn thu không nhỏ trong nguồn thu sự nghiệp. Cụ thể trường đã liên kết với các trường Đại học cùng ngành Y như: Đại học Y Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình,… liên kết với cá trung tâm y tế ở các địa phương. Bên cạnh đó, từ năm 2011 trường đã thực hiện mở rộng liên kết với việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Y tế cho các địa phương phía bắc. Nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong một vài năm trở lại đây việc liên kết đào tạo với các trường Đại học cùng ngành, cụ thể là từ 2012 đến nay công tác tuyển sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do công tác tuyển sinh của các trường Đại học cũng bị cắt giảm. Cụ thể chỉ tiêu đào tạo liên kết năm 2010: 1.620; năm 2011 là 1.414.
Xét tổng thể về nguồn thu sự nghiệp của trường trong 3 năm qua cho thấy nguồn thu sự nghiệp của trường năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 2011 tăng 37% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14% so với năm 2011. So với số kinh phí NS cấp cho hoạt động chi thường xuyên của nhà trường thì số thu từ hoạt động sự nghiệp lớn hơn nhiều lần. Số thu từ hoạt động sự nghiệp tăng lên hàng năm điều này cho thấy mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị cũng sẽ tăng lên. Cụ thể qua bảng 3.6 cho thấy mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp. Với nguồn thu sự nghiệp cao đơn vị sẽ tự chủ trong việc đưa ra quyết định chi với mức cao hơn và cũng góp phần giảm nhẹ được các khoản chi từ NSNN cho hoạt động chi thường xuyên của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.6. Mức đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Diễn giải Thu sự nghiệp Tổng số chi thƣờng xuyên Mức đảm bảo chi thƣờng xuyên (%) A B (1) (2) (3)=(1):(2)x100% 1 Năm 2011 17.494 22.535 77,63 2 Năm 2012 22.593 28.488 79,31 3 Năm 2013 25.845 30.142 85,57
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán