Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Nhân tố khách quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thứ nhất: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng cao là một trong những yếu tố nguồn lực giúp chúng ta rút ngắn được con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới GD-ĐT, coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu điều đó được thể hiện số chi NSNN cho GD-ĐT ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN cho các lĩnh vực và các cơ chế quản lý đối với hoạt động GD-ĐT cũng ngày càng được nới lỏng hơn. Đánh dấu của sự đổi mới cơ chế quản lý này là sự ra đời của nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002. Đây là nghị định quy định về quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nghị định này đã phần nào trao quyền tự chủ cho các đơn vị về hoạt động tài chính trong đơn vị, giúp cho đơn vị thực hiện tốt tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ. Tuy nhiên nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ đem lại quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị mà các quyền khác của đơn vị còn bị hạn chế nên vẫn gây những khó khăn nhất định cho đơn vị. Để mở rộng quyền tự chủ hơn nữa cho các đơn vị sự nghiệp công lập chính phủ đã ban hành nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho nghị định 10/2002/NĐ-CP. Theo đó các đơn vị được mở rộng quyền tự chủ, không chỉ tự chủ về tài chính mà các đơn vị còn được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai: Sự đồng bộ của chính sách và pháp luật

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập. Tự chủ tài chính thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả. Để các đơn vị có thể hoàn toàn tự chủ tài chính nhà nước cần xây dựng một cách đồng bộ về chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách pháp luật liên quan, tránh tình trạng tự chủ nửa vời. Như vậy, sẽ tạo điều kiện để các đơn vị có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo có động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của mỗi đơn vị. Chính sách pháp luật cũng là cơ sở để các đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính.

1.4. Kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số cơ sở đào tạo trong nƣớc

1.4.1. Kinh nghiệm của Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc

Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc là trường đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật, học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Trường trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quản lý về tài chính, quản lý về nhân lực là một đơn vị sự nghiệp vì vậy khi có chủ trương thực hiện cơ chế TCTC trường thực hiện theo hướng dẫn, mô hình quản lý tài chính của trường theo hướng TCTC.

Là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí, nguồn chi hoạt động thường xuyên của trường chủ yếu từ ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp. Ngân sách nhà nước cấp theo số học sinh học tập. Nguồn thu sự nghiệp chủ yếu từ thu lệ phí tuyển sinh, học phí và các nguồn thu khác, các nguồn khác hàng năm thu được rất ít hầu như không đáng kể do Trường chưa chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ khác. Vì vậy nguồn thu hoàn toàn phụ thuộc vào tuyển sinh hàng năm và số lượng học sinh theo học. Công tác tuyển sinh Trường làm rất tốt, hàng năm lượng học sinh đăng ký nhập học vượt chỉ tiêu UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao, để làm được điều này là do Trường đã có chương trình quảng cáo giới thiệu tuyển sinh rất hiệu quả, có chính sách đãi ngộ học sinh rất tốt. Nguồn ngân sách cấp cho Trường luôn được đảm bảo, mức thu học phí vượt chỉ tiêu giao. Công tác đào tạo liên kết, đào tạo từ xa thực hiện rất hiệu quả, trường chú trọng đầu tư hoạt động này vì vậy nguồn thu từ học phí, từ dịch vụ tăng hàng năm...Công tác sử dụng nguồn tài chính nhà trường, Trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể chi tiết dựa quy định của nghị định 43 và ý kiến đóng góp của cán bộ công nhân viên nhà trường. Các khoản chi của nhà trường đều theo quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo được tính công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng, hiệu quả, hàng năm tiết kiệm được rất nhiều chi phí, là nguồn tài chính chủ yếu góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Tuy nhiên trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản trường còn trông chờ vào sự cấp phát của nhà nước, chưa chủ động tìm nguồn tài chính để đầu tư, cơ sở vật chất nhà trường còn lạc hậu. Trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán chưa cao dẫn đến nhiều sai sót trong công tác thu chi tài chính, nhất là còn nhầm lẫn trong công tác thu học phí. Việc sử dụng nguồn tài chính còn chưa linh hoạt đôi khi còn thủ tục rườm rà gây khó khăn công tác học tập học sinh, công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa đồng đều mặc dù đội ngũ giảng viên nhà trường đều có trình độ cao.

1.4.2. Kinh nghiệm của Trường cao đẳng công nghiệp III

Trường cao đẳng công nghiệp III trực thuộc bộ công nghiệp quản lý, lĩnh vực đào tạo của trường đa ngành nghề bao gồm ngành kinh tế, ngành cơ khí chế tạo, ngành xây dựng, ngành điện, ngành cơ khí ô tô, đào tạo lái xe. Là một trường thuộc bộ công nghiệp quản lý mọi hoạt động do bộ quản lý, từ ngành đào tạo, quy mô đào tạo, khung chương trình đào tạo được lập kế hoạch và trình bộ phê duyệt, cũng như một số trường khác thuộc bộ công nghiệp trường được bộ giao cho công tác tự chủ tài chính. Từ khi thực hiện công tác tự chủ tài chính trường đã thu được kết quả sau: - Ban giám hiệu nhà trường đã thực sự chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp tổ chức, biên chế, hợp đồng lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng thu nhập cho người lao động.

- Trường đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo từ công nhân kỹ thuật đến kỹ sư. Các hình thức liên thông từ trung học lên cao đẳng, đại học (liên kết các trường đại học).

- Có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát nội bộ, như xây dựng các tiêu chuẩn định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ, từ đó tiết kiệm được các chi phí góp phần tăng thu nhập.

Tuy vậy khi thực hiện chủ trương TCTC trường còn một số hạn chế từ phía lãnh đạo nhà trường, từ sự tham mưu của bộ phận tài chính như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chưa khai thác triệt để nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho nghiên cứu khoa học, cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, thậm chí còn trông chờ vào sự cấp phát của cấp trên.

Năm 2009 trường đã mạnh dạn huy động vốn bằng cách vay vốn tín dụng, vay cán bộ nhân viên trong Trường đầu tư xây dựng khu giảng đường mới ở cơ sở 1.

1.4.3. Kinh nghiệm của Trường cao đẳng công nghệ và kinh tế Hà Nội

Trường cao đẳng công nghệ và kinh tế Hà Nội thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Là trường có bề dày trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trải qua nhiều giai đoạn cải cách cơ chế quản lý tài chính. Từ cơ chế bao cấp đến xóa bỏ bao cấp, đến giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nghị định 10 và nghị định 43 giao quyền tự chủ tài chính cho trường. Khi triển khai thực hiện nghị định 43 công việc đầu tiên nhà trường làm là: triển khai các cuộc hội thảo, tập huấn về cơ chế TCTC đến toàn bộ cán bộ nhân viên nhà trường, tất cả cán bộ nhân viên được trao đổi tìm hiểu nội dụng cơ chế TCTC, việc làm này đã thu được kết quả tốt. Sau 5 năm thực hiện cơ chế TCTC Trường đã chủ động được hoạt động thu chi của mình, góp phần đưa nhà trường phát triển lớn mạnh. Kết quả của quá trình thực hiện tự chủ tài chính là:

Công tác quản lý nguồn thu: Các nguồn thu của nhà trường được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở định mức của nhà nước quy định và định mức do trường xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt. Các nguồn ngân sách cấp và một phần thu sự nghiệp được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng theo chế độ tự chủ tài chính, và các nguồn thu này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính kế toán của trường theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Công tác quản lý chi: Các khoản chi đều được lập kế hoạch và được duyệt, thực hiện đúng quy định của luật ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu và mua sắm tài sản. Các khoản chi đều đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và được Hiệu trưởng nhà trường duyệt chi. Việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi được hạch toán đúng mục lục NSNN quy định. Không dùng nguồn kinh phí ngân sách cấp để chi cho xây dựng cơ bản, lập các quỹ.

Mức thu nhập bình quân hàng năm tăng thêm ngoài tiền lương, trường có thêm tiền tiết kiệm tăng lương, trung bình tiền tiết kiệm tăng lương hàng tháng mỗi cán bộ giảng viên nhận được: 1.100.000 đồng/1tháng tiền thưởng cuối năm bằng 1 tháng lương cơ bản.

Nhà trường đã xây dựng được hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, khuyến khích được cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ đến nay có 3% cán bộ giảng viên có trình độ tiến sỹ, 70% cán bộ giảng viên có trình độ thạc sỹ, hầu hết đội ngũ giảng viên nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc.

Do thực hiện tự chủ tài chính trường đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp cơ sở vất chất nhà trường, xây dựng được hệ thống phòng học, nhà thực hành, phòng nghiên cứu trang thiết bị hiện đại đủ phục vụ học tập, học sinh sinh viên không còn cảnh học nhờ học tối, xây dựng hệ thống khu thể thao, nhà ăn, khu kí túc xá khang trang sạch sẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm tắt chƣơng 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua chương 1, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận chung về đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập. Trong đó luận văn tập trung vào các nội dung: Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập; Hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập; Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập; nội dung và tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ tài chính; Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập và Kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số cơ sở đào tạo trong nước.

, luận văn nhấn mạnh đến các nhân tố giữ vai trò quan trọng trong cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo công lập theo quy định của chính phủ.

nước, cũng như phân tích thực trạng vấn đề tự chủ tài chính tài trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, những tổng luận lý thuyết nêu trên sẽ làm cơ sở c

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Trang 31)