Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

- Cơ sở khoa học và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo công lập theo quy định của chính phủ?

-Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương? - Những căn cứ để xây dựng cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo công lập? - Cơ chế tự chủ Tài chính của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có những ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế này là gì?

- Giải pháp để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu được thu thập từ các phòng, ban chức năng của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Sử dụng các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu cụ thể để phân tích, đánh giá Cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng Cơ chế tự chủ tài chính, qua đó chỉ rõ những vấn đề chiến lược cần phải hoàn thiện Cơ chế tự chủ tài chính của ĐHYTHD:

2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động qua các năm

- Kết quả Đào tạo qua các năm

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình văn hóa - xã hội của ngành y và địa phương.

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

- Năng xuất lao động.

- Hiệu quả sử dụng lao động trong công tác GD &ĐT.

- Hiệu quả sử dụng lao động theo quỹ tiền lương và thu nhập.

- Hiệu quả sử dụng lao động theo quỹ tiền lương/ số lượng sinh viên. - Đầu tư khoa học, công nghệ, công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ…

2.4. Khung phân tích của luận văn

Luận văn được phân tích theo tiến trình như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu về Cơ chế tự chủ tài chính của ĐHKTY

Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lược, thực trạng cơ chế tự chủ tài Cơ sở lý thuyết và các công cụ hỗ trợ thực hiện nghiên cứu Cơ chế tự chủ tài chính Khảo sát thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kỹ thuật Y

tế Hải Dương

Lấy phiếu thăm dò ý kiến cán bộ viên chức về nội dung xây dựng cơ chế tự chủ - Tự chủ nguồn thu - Tự chủ nguồn chi Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Lấy phiếu thăm dò ý kiến cán bộ viên chức về nội dung xây dựng cơ chế tự chủ đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƢƠNG

3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học kỹ thuật y tế Hải Dƣơng

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số quyết định số 868/QĐ- TTg ngày 12/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trụ sở của trường tọa lạc 229 đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương,. Trường hoạt động theo cơ chế đại học công lập. Với gần 15 chuyên ngành đào tạo như: Bác sỹ đa khoa, Kĩ thuật xét nghiệm đa khoa, Kĩ thuật xét nghiệm đa khoa, Kĩ thuật Dinh dưỡng - Tiết chế, Điều dưỡng đa khoa,... Trường là cơ sở đào tạo kỹ thuật viên y tế có trình độ đại học duy nhất của Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các tỉnh, thành phố miền bắc cũng như cả nước. Tiền thân là trường Trung học kỹ thuật Y tế I - thuộc Bộ Y tế. Ngày 24 tháng 4 năm 2001, theo quyết định số 1952/QĐ -BGD-ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng kỹ thuật Y tế.

Khuôn viên chính của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có tổng diện tích gần 10 ha, được quy hoạch thành 2 khu (QĐ 3781/QĐ-UB ngày 17/9/2003 của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao đất và Quyết định 4036/QĐ-BYT ngày 31/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án đầu tư XD cải tạo và mở rộng Trường CĐKTYT1):

- Khu A: bao gồm Bệnh viện thực hành, Trung tâm Kiểm nghiệm TTP và khu thực hành;

- Khu B: bao gồm Nhà hiệu bộ, 03 ký túc xá 5 tầng, sân chơi, bãi tập. Ngày 31/12/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 5269/QĐ-BYT cho phép chuẩn bị đầu tư và lập dự án đầu tư xây dựng mở rộng Trường ĐHKTYT Hải Dương (giai đoạn 2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là một trường đào tạo kỹ thuật nên Nhà trường đặc biệt chú ý đã tăng cường bổ sung nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy - học như máy siêu âm màu 4 chiều, máy xquang kỹ thuật số, máy xquang chụp vú, máy nội soi dạ dày có kết nối camera, nội soi cổ tử cung, máy xét nghiệm hoá sinh tự động, máy xét nghiệm huyết học 26 thông số, máy XN hoá miễn dịch phát quang, labo phục hình răng, labo xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, Độc chất học và Dinh dưỡng - Tiết chế, xét nghiệm sinh học phân tử, xây dựng 3 nhà ký túc xá 5 tầng có chỗ ở cho hơn 1000 sinh viên và 01 nhà điều hành; xây dựng thêm nhiều phòng học có trang bị phương tiện dạy học hiện đại, đã đầu tư trang thiết bị cho giảng đường 300 chỗ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, máy chiếu cho giảng đường tại Bệnh viện 7 - Quân khu 3 và mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại khác phục vụ đào tạo thực hành chuyên ngành Trường đang đào tạo.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có sứ mệnh đào tạo Kỹ thuật Y học và Điều dưỡng ở trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Với truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành địa chỉ tin cậy và uy tín trong đào tạo KTV y tế, góp phần đáng kể cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng - KTV y tế cho ngành, tỷ lệ HSSV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp gần 80%, được các cơ sở y tế từ các bệnh viện chuyên ngành tuyến trung ương đến các địa phương trong cả nước tín nhiệm, đánh giá cao về chất lượng tay nghề.

Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi:

Sứ mệnh

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có sứ mệnh đào tạo Kỹ thuật Y học và Điều dưỡng ở trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Nhà trường cam kết tạo cho người học một môi trường giáo dục dân chủ, kỷ cương, minh bạch, văn hoá và có tính chuyên nghiệp cao. Đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực theo chuẩn, có đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ chuyên ngành và kỹ năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm và khả năng học tập suốt đời. Hợp tác, phát triển về đào tạo, nghiên cứu và thực hành với các cơ sở, theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế. Phát huy thế mạnh của Trường về đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật y học, cam kết cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt chuẩn, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi và an toàn cho mọi người dân và cộng đồng.

Tầm nhìn

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương phấn đấu đến năm 2020 phát triển trở thành Trường đào tạo đa cấp, đa ngành và là trường trọng điểm quốc gia về đào tạo kỹ thuật y học ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực.

Giá trị cốt lõi (Đ-H-K-T-Y-T-H-D)

* Đa cấp, đa ngành

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành, đa dạng hoá các loại hình đào tạo: đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo liên thông, văn bằng 2 và đào tạo liên tục trong lĩnh vực Điều dưỡng - Kỹ thuật y học, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ & nâng cao sức khoẻ nhân dân.

* Hợp tác, phát triển

Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và thực hành với các cơ sở trong và ngoài nước đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hài hoà lợi ích, cùng có lợi, cùng nhau phát triển theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế và nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK cho nhân dân.

* Kỷ cương, trách nhiệm

Biểu thị những quy tắc ứng xử có kỷ luật trong dạy - học, không tiêu cực, gian lận trong thi cử, thầy ra thầy, trò ra trò, thầy thuốc phải thương yêu, giúp đỡ người bệnh Luôn có trách nhiệm với bản thân, với nhà trường và sức khoẻ cộng đồng, có trách nhiệm cá nhân cho mọi quyết định, mọi hành động trong dạy - học, NCKH, cung ứng dịch vụ có chất lượng và sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu qủa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Thực hành chuyên nghiệp

Thể hiện bằng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ giao tiếp ứng xử trong khi làm việc, dạy-học; đào tạo theo năng lực, chuyên môn hoá và làm việc theo nhóm, phát huy tư duy phản biện trong cả môi trường giáo dục và thực hành lâm sàng thiết lập tiêu chuẩn thực hành cao, thực hành dựa vào bằng chứng, phấn đấu để đạt và/ hoặc vượt các tiêu chuẩn đó, thực hành phải theo Luật và đảm bảo an toàn cho người bệnh và cộng đồng.

* Y đức, lễ phép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thể hiện ở nguyên tắc ứng xử, giao tiếp của người thầy thuốc với người bệnh, là phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng - kỹ thuật viên y tế, với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tận tuỵ, chu đáo phục vụ người bệnh vô điều kiện, có phẩm chất mỹ học, có trí tuệ thể hiện ở trình độ chuyên môn, làm chủ trang thiết bị để phục vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh và cộng đồng; Lễ phép thể hiện bằng thái độ đúng mực giữa thầy và trò, “Tiên học lễ, hậu học văn”, kính trọng thầy cô giáo, tôn trọng đồng nghiệp, bạn bè và người bệnh.

* Tư duy đổi mới

Luôn năng động, đổi mới, sáng tạo, lãnh đạo để thay đổi, giúp Trường phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng và Kỹ thuật học chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

* Học tập suốt đời

Nghề y là nghề liên quan đến tính mạng con người nên người cán bộ y tế cần phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu khoa học, ứng dụng KHCN trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân với tinh thần “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Cam kết tất cả mọi hoạt động đều thúc đẩy việc học tập suốt đời.

* Dịch vụ chu đáo

Biểu thị bằng việc lấy người bệnh và người nhà làm trung tâm, với thái độ trung thực, nhanh chóng, chính xác, an toàn, tận tâm, nhiệt tình, chu đáo, tin cậy, kiên nhẫn, cảm thông và thấu hiểu bệnh nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với truyền thống gần 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã có bề dày kinh nghiệm và là địa chỉ tin cậy trong đào tạo KTV y tế, cung cấp cho ngành y tế hơn 23.000 kỹ thuật y tế, điều dưỡng, hộ sinh (trong đó có 383 thầy thuốc cho nước CHDCND Lào và Vương quốc Căm-Pu-Chia). Sau khi tốt nghiệp, hầu hết HSSV có việc làm, được các cơ sở y tế tín nhiệm, đánh giá cao về chất lượng tay nghề, nhiều bệnh viện, cơ sở y tế kể cả khu vực phía Nam thường xuyên có nhu cầu tuyển HSSV tốt nghiệp của Trường. HSSV sau thời gian học tập tại Trường đều có chung cảm nhận "Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là nơi hòa nhịp của những trái tim tâm huyết muốn cống hiến và biết hy sinh”.

Quy mô đào tạo: Giai đoạn 2010 đến 2015: 3.500 - 4.000 học sinh sinh viên/ năm Hiện tại: hơn 4.000 học sinh sinh viên/ năm.

- Giai đoạn 2015 đến 2020: 5.000 - 7.000 học sinh sinh viên/ năm.

Khu vực tuyển sinh: Đào tạo Đại học: Tuyển sinh trong cả nước; Đào tạo Cao đẳng, Trung cấp: 29 tỉnh phía Bắc (Từ Hà Tĩnh trở ra).

Đội ngũ cán bộ giảng dạy:

Với mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương luôn quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên. Đến nay, tổng số cán bộ viên chức của Trường là 338, trong đó có 248 giảng viên, bao gồm: 01 phó giáo sư, 13 Tiến sỹ (10 nghiên cứu sinh bảo vệ trong năm 2010), 114 thạc sỹ. Ngoài ra Trường còn có 463 giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng: 24 Giáo sư, 33 Phó giáo sư, 57 Tiến sỹ và 235 Thạc sỹ từ các Trường Đại học Y, Bệnh viện, Viện nghiên cứu. Bên cạnh đó trường cũng thường xuyên mời các giảng viên nước ngoài, Việt kiều tham gia giảng dạy cho sinh viên, đồng thời gửi giảng viên tham gia khóa đào tạo từ xa của Trường Đại học Công nghệ Queensland - Australia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Sơ đồ Kết quả đào tạo của Trường từ tháng 10/1960 đến tháng 6/2013

Đời sống vật chất và tinh thần được ổn định và nâng cao công bằng, công khai hoá, dân chủ hoá, từng bước chiếm lĩnh hoạt động của trường.

- Trật tự trị an được giữ vững tệ nạn xã hội trong trường học giảm mạnh. Tài sản, tiền vốn của trường được quản lý và sử dụng có hiệu quả.

- Trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất được tăng cường, đáp ứng yêu cầu qui mô đào tạo tăng nhanh và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trong trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Trang 38)