7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo, gây ảnh
xấu đến đời sống của các tầng lớp xã hội
Thời gian qua, sự vận động cơ chế thị trường, sự phát triển của Phật giáo và các tôn giáo khác làm gia tăng hiện tượng lợi dụng Phật giáo để trục lợi cá nhân, bất chấp quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Lợi dụng Phật giáo diễn ra dưới nhiều hình thức, có lúc lộ liễu nhưng cũng có lúc hết sức tinh vi, không dễ bị phát hiện. Một số kẻ lợi dụng, nhân danh hoạt động quyên góp từ thiện, làm từ thiện để kiếm lợi bất chính. Đặc biệt nguy hiểm hơn là hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan để trục lợi, gây tổn hại sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhiều người. Chẳng hạn như tại Chương Mỹ, tình trạng giả danh nhà sư đi quyên góp tiền bạc tuy không phổ biến, nhưng rải rác xuất hiện một số người mặc áo nhà sư đến vận động quyên góp để xây dựng chùa. Những hành vi lợi dụng Phật giáo nêu trên không những phải kiên quyết lên án mà phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Thực tế cho thấy, vấn đề tôn giáo phức tạp còn do sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nước ngoài nhằm mục đích phản động diễn ra trên nhiều lĩnh vực: trong đời sống tinh thần, trên mặt trận tư tưởng. Thế lực
phản động trong và ngoài nước luôn rêu rao: Việt Nam vi phạm nhân quyền,
tự do tín ngưỡng tôn giáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách đoàn kết dân tộc,
chính sách tôn giáo của Đảng, vu khống Đảng và Nhà nước ta phân biệt đối xử đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, hạn chế quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Thực chất các thế lực thù địch nhân danh người bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tôn giáo để tìm cách cô lập nước ta trên trường quốc tế, buộc ta phải tuân theo những quỹ đạo của chúng, đồng thời làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, chế độ, tạo tiền đề tư tưởng cho chiến lược diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ. Vì vậy, cần phải đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận để chống lại luận điểm sai trái của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, tập trung làm rõ tính khách quan, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách, đường lối của Đảng về vấn đề tôn giáo, làm rõ tính phi lôgíc, sai lầm trong luận điểm của thế lực thù địch chế độ ta.
Các thế lực thù địch còn tiến hành nhiều hoạt động lợi dụng Phật giáo để chống phá chế độ. Thực tế cho thấy, thế lực ngoài nước móc nối với một bộ phận thế lực trong nước tiến hành hoạt động chính trị phản động, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin hoặc sùng đạo của một số tín đồ tôn giáo để xúi giục, kích động nhân dân tiến hành hoạt động trái pháp luật, gây mất trật tự trị an, tìm cách tuyên truyền trái phép, nếu chính quyền can thiệp sẽ vu khống chính quyền đàn áp tôn giáo. Tất cả hành động trên đều gây hiệu quả tiêu cực cho đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Chương Mỹ. Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, cần thực hiện các biện pháp như sau:
Thứ nhất, cần có sự phân biệt rạch ròi giữa một bên là Phật tử, bộ
phận hữu cơ dân tộc với một bên là các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, từ đó có biện pháp phù hợp.
Với đồng bào Phật tử, cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt để họ nhận thức được âm mưu của các thế lực thù địch. Ngoài ra, cần tạo điều kiện ủng hộ Phật tử, ủng hộ tổ chức Phật giáo phát huy giá trị tốt đẹp, thực hiện được phương châm „„Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Với những đối tượng bị xúi giục, lôi kéo cần có sự phê bình dựa trên tinh thần khoan dung, đồng thời tìm cách nâng cao nhận thức cho Phật tử về điều không đúng, không nên làm, phê bình thẳng thắn nhưng không miệt thị, xúc phạm.
Với những kẻ lợi dụng Phật giáo cần phải trừng trị thích đáng. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cánh mạng, vấn đề là phải xây dựng lực lượng cốt cán, tăng cường phát triển Đảng trong đồng bào Phật tử.
Thứ hai, cần có sự động viên tinh thần cho Phật tử tham gia đấu tranh
chống hành vi mê tín dị đoan. Tùy vào trình độ nhận thức, các phật tử cần thấm nhuần quan điểm, giải thoát và tinh thần đấu tranh chống mê tín dị đoan theo nghĩa tích cực trong nhân sinh quan Phật giáo, qua đó khuyến cáo mọi người tránh xa các nhu câu liên quan đến mê tín dị đoan. Trong lễ hội chùa, các Tăng, Ni không nên mượn danh Phật giáo để hành động mê tín dị đoan,
cần thuyết phục, giáo dục đạo hữu không hành nghề này.
Thứ ba, kịp thời phát hiện và ngăn chặn Phật tử giả danh Tăng, Ni đi
lừa đảo, hiện tượng này thường xuất hiện vào các dịp lễ Tết, khi chùa làm công việc giáo sự hoặc khi vận động nhân dân tham gia ủng hộ đồng bào lũ lụt...
- Các chùa cần thực hiện đăng kí thông báo cho nhân dân địa phương
biết Tăng, Ni đang tụ tập tại chùa để nhân dân dễ dàng phân biệt, cảnh giác với Tăng, Ni không quen biết.
- Khi Tăng, Ni được cắt cử làm việc gì liên quan tới dân chúng phải
có giấy tờ ủy quyền của sư phụ hoặc của các tổ chức Phật giáo hợp pháp. Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và thông báo kịp thời về những phần tử trên cho cơ quan an ninh, đoàn thể gần nơi cư trú để có biện pháp xử lý, giáo dục kịp thời.
Thứ tư, vận động người dân tham gia chống phần tử lợi dụng Phật giáo chống phá cách mạng.
Người dân cần tham gia phát hiện tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin phản động, thông báo nguồn gốc của chúng cho cơ quan an ninh, tổ chức chùa để có biện pháp xử lý. Phải ngăn chặn tin đồn thất thiệt, dư luận xấu mượn danh Phật, đồng thời giáo dục, thuyết phục người nhẹ dạ cả tin hiểu rõ và cảnh giác với âm mưu trên.
Các chùa nên có sự cam kết không tuyên truyền những tin đồn nhảm nhằm cố ý phá hoại khối đại đoàn kết lương giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tộc.
Thứ năm, trong công tác trùng tu, sử chữa các ngôi chùa đuợc nhà
nước xếp hạng di tích quốc gia , cần có sự kết hợp giữa các bộ, ban, ngành
với nguời trụ trì, với chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân để tránh tình trạng làm hỏng, làm mất giá trị của các ngôi chùa có hàng ngàn năm tuổi như đã từng xảy ra tại chùa Trăm gian, chùa Trầm năm 2012.
Đấu tranh khắc phục tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo và chống lợi dụng Phật giáo phải có sự phân biệt rõ giữa tín đồ Phật giáo với kẻ lợi dụng Phật giáo, giữa mặt tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt tôn giáo và mặt tiêu cực do lợi dụng tôn giáo gây nên, giữa lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích trục lợi với lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động. Trên cơ sở đó mà có hành động, biện pháp phù hợp tạo điều kiện cho Phật giáo phát huy ảnh hưởng tích cực trong đời sống tinh thần của xã hội, đời sống đạo đức của con người không chỉ ở Việt Nam mà ở cả huyện Chương Mỹ hiện nay.
Tiểu kết Chƣơng 2:
Nhân sinh quan Phật giáo với tư cách là tư tưởng về con người và vai trò con người trong đời sống xã hội đã và đang có những tác động rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam nói chung và huyện Chương Mỹ nói riêng. Thông qua hoạt động thực tiễn, hệ tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo đã đóng góp nhiều chuẩn mực đạo đức cao đẹp cho dân tộc Việt Nam, Nhân sinh quan Phật giáo đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và cộng đồng người trong xã hội. Do vậy, nó là một trong những thành tố cấu thành nên truyền thống và tư tưởng văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân huyện Chương Mỹ - Hà Nội nói riêng.
Trong Chương 2, luận văn đã khảo sát thực tế và phân tích về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với các mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Trong đó, luận văn đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế của sự ảnh hưởng mà nhân sinh quan Phật giáo tác động đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Chương Mỹ. Đồng thời, luận văn đã đánh giá về nguyên nhân bên trong và bên ngoài của sự tác động, ảnh hưởng mà nhân sinh quan Phật giáo trực tiếp ảnh hưởng đến thực tiễn của đời sống văn hóa tinh thần người dân huyện Chương Mỹ. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những tiêu cực trong sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Chương Mỹ hiện nay.
KẾT LUẬN
Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống các quan điểm về con người, đời sống của con người. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo phù hợp và có vị trí và vai trò trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam nói chung và người dân huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu những tác động và ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư tại huyện Chương Mỹ là vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ, để từ đó có cơ sở nhận thức đúng đắn khách quan hơn về Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người và xã hội, đồng thời góp phần giúp các cơ quan quản lý địa phương định hướng và quản lý các hoạt động của Phật giáo một cách đúng đắn, hiệu quả nhằm phát huy được những yếu tố tích cực và hạn chế những tiêu cực của sự tác động ảnh hưởng này trong qua trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp ở huyện Chương Mỹ hiện nay.
Từ góc độ tiếp cận triết học và tôn giáo học, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần, luận văn đã làm rõ một số vấn đề cơ bản của Phật giáo và sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam, tập trung phân tích các nội dung chủ yếu trong nhân sinh quan Phật giáo. Trên cơ sở phân tích về những điều kiện tự nhiên, xã hội và những vấn đề cơ bản của đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư, luận văn đã khái quát hóa sự ảnh hưởng và vai trò của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra, đánh giá những biểu hiện ảnh hưởng tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân huyện Chương Mỹ hiện nay.
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin và phương pháp tôn giáo học, từ thực tiễn ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nhân sinh quan
Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần ở huyện Chương Mỹ hiện nay, tất cả vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Những giải pháp khoa học đó không chỉ có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn góp phần làm sáng tỏ vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống xã hội ở địa bàn huyện Chương Mỹ mà còn là cơ sở để các cơ quan hữu quan nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, định hướng hoạt động của Phật giáo trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay và những năm sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thúy Anh (2009), Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống
tinh thần của xã hội Nhật Bản, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Báo Nhân Dân ngày 06/04/1991, Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội VII
của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Chương Mỹ (2013), Báo
cáo tổng kết công tác phật sự năm 2013 phương hướng công tác phật sự
năm 2014, Hà Nội.
4. Đặng Văn Bài (2008), Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật
giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5.
5. Minh Châu và Minh Chi (1991), Từ điển Phật học Việt Nam, Nxb Hà
Nội, Hà Nội.
6. Minh Chi (1996), Các vấn đề Phật học, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
7. Hoàng Chương (2010), Nghệ thuật Phật giáo trong đời sống hiện nay,
Nxb Dân trí, Hà Nội.
8. Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội văn hóa và phong tục, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Văn
hóa, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
12. Đạo đức Phật giáo (nhiều tác giả) (1995), Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hảo (2000), Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của
nó qua một số tín đồ đạo Phật hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học,
Viện Triết học, Hà Nội.
15. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập
1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập
2 ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Lê Như Hoa (1993), Lối sống trong đời sống đô thi hiện nay, Viện Văn
hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
19. Thích Thiện Hoa (1997), Phật học phổ thông, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Hồ
Chí Minh.
20. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Thăng Long –
Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
21. Phạm Văn Hưng (2009), Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến
đời sống văn hóa tinh thần huyện An Dương, Hải Phòng, Luận văn Thạc
sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Thu Hương (2011), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
đến phong tục tập quan của người Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Hồ Phương Lan (2010), Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, Nxb
Lao Động, Hà Nội.
24. Đặng Thị Lan (2009), Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo
đức con người Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
25. Phan Thị Lan (2010), Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức người
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội