7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Giới thiệu về huyện Chương Mỹ và đời sống văn hóa tinh thầ nở huyện
Chương Mỹ
- Tổng quan về huyện Chương Mỹ:
Về vị trí địa lý: Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 20km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện
Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình).
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 232,94 km2, là huyện có diện tích lớn
thứ 3 của thành phố. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước, Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn. Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm
điểm công nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.
Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng „„Núi sót” và vùng Đồng bằng với hệ thống sông Bùi - sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời, với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên… dải núi rừng và hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đô.
Trên địa bàn huyện có các tuyến đường quan trọng chạy qua: Tuyến đường 419 nối liền các xã và các huyện; quốc lộ 6 với chiều dài 18km và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 16,5km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nối giao thương quan trọng giữa Thủ đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc; giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành đai xanh phát triển của Thủ đô với Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn (nằm trong chùm đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái của Thủ đô).
Về dân cư: dân số toàn huyện có khoảng 29,5 vạn người, với 32 đơn vị
xã, thị trấn; mật độ trung bình 1.303 người/km2. Toàn huyện có 68.000 hộ dân.
(thuộc xã Trần Phú) có khoảng 130 hộ với trên 500 nhân khẩu; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn.
Nằm trên một vùng tiếp giáp, có vị trí thuận lợi nhưng không kém phần khắc nhiệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội năng động nên thời gian gần đây, Chương Mỹ có những bước chuyển mình quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tốc độ đô thị hóa diễn ra khá mạnh, các khu công nghiệp không ngừng được xây dựng đang dần tạo nên bộ mặt đầy năng động của huyện.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Chương Mỹ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Với những tiềm năng và điều kiện tự nhiên đa dạng sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp cũng như phát triển giao thông là cầu nối huyết mạch với vùng Tây Bắc. Đặc biệt, nhân dân Chương Mỹ có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Đây là một trong những thuận lợi để nhân dân Chương Mỹ khắc phục những khó khăn và không ngừng vươn lên.
- Đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ:
Trong suốt chiều dài lịch sử, đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Chương Mỹ luôn vận động, biến đổi không ngừng. Đó là quá trình kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần vừa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc vừa tiên tiến hiện đại mang đậm đặc trưg của nền văn hóa nông nghiệp điển hình. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện như:
Về tín ngưỡng, tôn giáo: Do điều kiện sinh sống, sản xuất trên địa hình bán sơn địa và ven các con sông lớn nên người dân Chương Mỹ sống định cư tạo thành các chòm xóm, làng, xã để thuận tiện cho việc trồng lúa nước và hoa màu. Do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên họ luôn ao ước
sống hòa thuận với thiên nhiên và họ cũng thần thánh hóa cả thiên nhiên. Trong quan niệm của người Chương Mỹ thì mỗi ngọn núi, con sông, cây cỏ đều có linh hồn. Vì vậy, hiện nay chúng ta vẫn quan sát thấy dưới mỗi cây cổ thụ, ngọn núi thậm chí là nơi có tảng đá lớn đều có một ban thời nhỏ, vào các ngày rằm, mùng một hay lễ tết nhân dân địa phương thường mang lễ vật tới thắp hương. Vì cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp trồng lúa nước nên ở Chương Mỹ còn có một ngày tết độc đáo mà nhân dân hay gọi là: Tết cơm mới. Sau một mùa thu hoạch lúa, nhân dân thổi nồi cơm bằng gạo mới rồi thắp hương mời ông bà tổ tiên, Thổ công, thổ địa mừng một mùa lúa mới và cầu mong được phù hộ để không gặp thiên tai, sâu bệnh, mất mùa...
Vai trò của người phụ nữ cũng được đề cao trong xã hội và được phản ánh vào tín ngưỡng dân gian nên ở Chương Mỹ còn có tín ngưỡng thờ mẫu rất phổ biến. Có rất nhiều vị nữ thần được thờ, chủ yếu là các mẹ, các Mẫu và một số nơi thờ các vị công chúa có công với đất nước.
Trong tín ngưỡng của người Chương Mỹ, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên. Hầu như các gia đình đều có ban thờ tổ tiên để tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ đã mất. Ban thờ tổ tiên luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Vào ngày giỗ, con cháu thường tập trung về cùng làm mâm cơm hoặc đơn giản hơn là chuẩn bị hương hoa, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà để thắp hương tưởng nhớ, báo hiếu với ông bà tổ tiên. Đây cũng là dịp để con cháu xa gần gặp gỡ, động viên, tham hỏi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì các hộ gia đình ở Chương Mỹ còn có ban thờ Thổ công, đây là vị thần trong coi gia cư, giữ gìn họa phúc cho gia đình. Nhiều gia đình không có ban thờ Thổ công riêng mà trên ban thờ tổ tiên thường có một bát hương để thờ cúng Thổ công. Các làng ở Chương Mỹ đều thờ Thành hoàng, đây là vị thần bảo vệ, che chở cho cả làng.
Những vị thành hoàng có thể là người có công khai phá lập nên làng, các vị anh hùng của dân tộc hoặc các vị tướng có nguồn gốc từ làng...
Ngoài ra các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của người dân Chương Mỹ đều gắn liền với tính cộng đồng, làng xã. Đây là dịp để gia chủ thể hiện tinh thần cộng đồng với mọi người theo triết lý sống: tối lửa tắt đèn có nhau, cùng giúp đỡ nhau, cùng lo toan gánh vác những công việc trọng đại trong cuộc sống.
Về lễ hội: Cũng giống như các địa phương khác của đồng bằng Bắc bộ, ở Chương Mỹ có lễ hội quanh năm, đặc biệt là dịp nông nhàn và mùa xuân. Các lễ tết chính là tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Táo quân...Ngoài ra còn có các lễ hội tôn giáo được tổ chức hàng năm. Mỗi làng lại có lễ hội riêng, có làng tổ chức lễ hội hàng năm, có làng hai, ba năm tổ chức một lần. Thông qua lễ hội, tinh thần cố kết cộng đồng, sức sáng tạo, trí tưởng tượng của con người được bộc lộ.
Về đạo đức, lối sống: Do đặc trưng là xã hội nông nghiệp nên người Chương Mỹ có tính đặc thù đó là tinh thần làng xã, cố kết cộng đồng rất cao. Đó là lối sống nặng tình người, trọng tình trọng nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng xóm. Triết lý sống của người dân là: làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần...Lối sống của người dân luôn đề cao chữ Tình hơn chữ Lý, đề cao Nhân và Đức...
Đến nay, Chương Mỹ có hàng trăm di tích và danh lam thắng cảnh với rất nhiều công trình kiến trúc, danh thắng, đền chùa nổi tiếng như: Chùa Trầm, chùa Trăm Gian… Có thể nói rằng, sự thâm nhập của các tôn giáo mà cụ thể là Phật giáo đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân huyện Chương Mỹ.
Chương Mỹ là địa phương có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống văn hóa tinh thần của
con người nơi đây. Phật giáo có mặt ở Chương Mỹ từ khá sớm từ khoảng thế kỷ X. Phật giáo ở đây thể hiện rõ tính chất dung thông với Nho giáo và Đạo giáo và có sự hòa đồng với một số tín ngưỡng dân gian bản địa, do đó gần gũi với nhiều người dân Chương Mỹ. Sự hòa quyện đó thể hiện ở chỗ, nhiều cơ sở Phật giáo trong huyện có Hạ ban, có điện thờ Thành hoàng và phổ biến nhất là có điện thờ Mẫu – một tín ngưỡng điển hình và phổ biến nhất của cư dân nông nghiệp nói chung và của người dân Chương Mỹ nói riêng.
- Tình hình phát triển Phật giáo ở huyện Chương Mỹ:
Hiện nay, Phật giáo ở Chương Mỹ có sự phát triển nhanh về tín đồ và cơ sở thờ tự. Cụ thể là :
Về Tăng ni: “Toàn huyện Chương Mỹ có 73 vị Tăng, Ni chính thức, trong số đó có có 3 vị Tỳ Khiêu, 37 vị Tỷ Khưu ni, 4 vị Thức xoa ma na, 3 vị Sa di ni, 6 vị hình đồng và hình đồng ni, có một vị Thượng tọa. Ngoài số Tăng Ni chính thức, trên địa bàn huyện có 33 Tăng Ni từ các nơi khác đang tạm trú, kiêm nhiệm tại các cơ sở tự viện mà chưa đủ thủ tục giấy tờ. Trong số này có 14 vị là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đang sinh hoạt tại các quận huyện khác ; 22 vị là Tăng Ni tại các tỉnh thành khác hoặc không phải là thành viên của Giáo hội vì chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm theo quy định của Giáo hội” [3, tr.2]. Các vị sư ở huyện Chương Mỹ, phổ biến được đào tạo qua các chương trình đào tạo của trường Phật học Hà Nội, một số vị được đào tạo thêm tại Học viện Phật giáo Hà Nội. Có vị học tại các trường đại học, cao đẳng tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc gia.
Đa số các Tăng Ni ở huyện Chương Mỹ có nguyên quán từ các địa phương khác nhau trong huyện. Trong một vài năm trở lại đây, có thêm nhiều nhà sư từ các địa phương khác về trụ trì các chùa trong huyện do sự phân công của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Mặc dù số lượng các nhà sư trong
huyện tăng lên, nhưng hiện nay, vẫn còn một số chùa chưa có sư trụ trì hoặc kiêm nhiệm trụ trì. Tại những ngôi chùa chưa có sư trụ trì thì việc trông coi, quản lý chùa được giao cho Ban hộ tự. Ban hộ tự do nhân dân và chính quyền các địa phương lập ra, chủ yếu là những người cao tuổi trong làng và đã có nhiều năm qua lại, có nhiều công lao đóng góp cho nhà chùa.
So với các quận, huyện trong thành phố Hà Nội thì Tăng Ni ở Chương Mỹ có số lượng khá đông và phân bố tương đối đồng đều tại các địa phương. Tất cả các xã trong huyện đều có ít nhất một chùa có sư trụ trì.
Về công tác hoằng pháp – hướng dẫn phật tử : “Nhằm nâng cao trình độ hiểu biết giáo lý Phật giáo và hướng dẫn Phật tử tu tập đúng chính pháp, trong năm qua, Ban trị sự Phật giáo huyện phối hợp với sư trụ trì chùa Hương Lan – xã Đông Sơn để tổ chức việc thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn cho Phật tử tu tập định kỳ vào ngày chủ nhật, thứ 4 hàng tháng (âm lịch) ” [3, tr.4].
Đồng thời, Ban trị sự Phật giáo huyện có tờ trình với Ủy ban nhân dân huyện cùng các ban ngành chức năng để thành lập đạo Tràng cho Phật tử tu tập tai thôn Xuân Thủy – xã Thủy Xuân Tiên và duy trì việc thuyết giảng và hướng dẫn Phật tử tu tập đều đặn vào ngày chủ nhật thứ 3 hàng tháng (âm lịch).
Ngoài ra, Tăng Ni trong huyện cũng tích cực thuyết giảng giáo lý, hướng dẫn Phật tử tu tập vào những ngày sóc – vọng hàng tháng tại các cơ sở tự viện có sư trụ trì, tổ chức trao truyền Tam quy – Ngũ giới cho hàng Phật tử tại gia, giúp cho hàng Phật tử này nhận thức rõ chính pháp nhằm làm điều lành tránh điều dữ, bỏ vọng về chân.
Hoạt động thường xuyên của nhà sư, nhà chùa ở Chương Mỹ hiện nay là hoạt động lễ tiết phục vụ nhân dân trong các việc tang lễ, cầu siêu, cúng giải hạn, cầu may… Những hoạt động này vừa đáp ứng nhu cầu của đời sống, vừa phản ánh nhu cầu hòa nhập để tồn tại và phát triển của Phật giáo trong điều kiện mới. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo
là ngày càng mang tính dân gian, thể hiện sự gắn bó giữa đạo và đời (Phật giáo nguyên thủy không có sự cúng bái này).
Hiện nay, ở Chương Mỹ có 01 nhà sư chưa phải là thành viên của Phật giáo Chương Mỹ đang tu hành tại chùa Trí Thủy. Về việc này, UBND xã Thủy Xuân Tiên đã có thông báo số 04/TB- UBND ngày 03/02/2010 ; UBND huyện Chương Mỹ đã có thông báo số 58/TB- UBND ngày 26/3/2010 và tại cuộc họp ngày 25/10/2012 tại chùa Linh Thông, thị trấn Trúc Sơn, Ban đại diện Phật giáo huyện đã khẳng định, cô Nguyễn Thị Mai chưa phải là thành viên của Phật giáo Chương Mỹ và đề nghị các ngành chức năng của huyện xem xét giải quyết với cô Nguyễn Thị Mai. Nhưng hiện nay, cô Nguyễn Thị Mai vẫn đang cư trú và sinh hoạt tại chùa thôn Trí Thủy, xã Thủy Xuân Tiên.
Trên địa bàn huyện cũng xảy ra tình trạng một số chùa tiến hành xây dựng, sửa chữa các công trình phụ cận khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như chùa Trí Thủy, chùa Trăm Gian…
Về tín đồ Phật giáo: Việc xác định tín đồ Phật giáo là công việc hết sức khó khăn vì nếu chỉ dựa vào những người lên chùa thậm chí có niềm tin vào cái thiện, cái ác, nghiệp báo, luân hồi theo cách hiểu đơn giản nhất thì cũng khó có thể thống kê chính xác. Số người chịu ảnh hưởng về văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo hay ít nhiều có tâm linh Phật giáo, có cảm tình với Phật giáo rất đông. Hơn nữa, Phật giáo có tổ chức lỏng lẻo vì bản chất của nó là tự nguyện, tự tâm và tín đồ Phật giáo vì lẽ gì đó cũng không bị khai trừ, không bị rút giấy phép thông công như tín đồ Công giáo, do đó không thể có một thống kê thật sự đầy đủ, chính xác. Người theo Phật giáo có hai loại: tu tại gia và xuất gia tu hành. Chúng ta vẫn quen gọi tín đồ tu tại gia là Phật tử. Để trở thành tín đồ thuần nhất của Phật giáo, phải thực hiện lễ „„quy y Tam bảo” tức là trở về nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng.
Theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ, đến năm 2013, số