Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục, tập quán,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục, tập quán,

lễ hội

Phong tục, tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Thông qua việc tìm hiểu phong tục, tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất, cốt cách của các dân tộc, các vùng miền. Đối với người Chương Mỹ, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều. Song trong đề tài luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống hàng ngày của người Chương Mỹ.

- Lễ chùa vào các ngày sóc, vọng:

Về thành phần đi lễ chùa, tín đồ đạo Phật có thành phần rất đa dạng, phong phú, họ thuộc đủ các thành phần trong xã hội: là những người làm nghề buôn bán tư nhân, nông dân, thợ thủ công, các nhà doanh nghiệp, sinh viên, trí thức…Có thể đấy rõ điều này nếu quan sát ở các chùa, nhất là các ngày mùng một, ngày rằm hay các ngày lễ. Không chỉ ảnh hưởng đến lớp người cao tuổi mà còn thông qua lớp người này, Phật giáo đã ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. Ngày nay, tại các chùa chúng ta thấy một bộ phận không nhỏ lớp người trẻ lên chùa lễ Phật. Họ cho rằng đi chùa để cầu phúc, cầu may mắn, để được Phật, thần linh phù hộ.

Bên cạnh việc đi chùa vào ngày rằm, mùng một, người Việt Nam nói chung và người dân Chương Mỹ nói riêng còn có tập tục đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn của Phật giáo. Phật giáo có ba lễ lớn trong năm: Lễ Phật Đản (15/04 Âm lịch), Lễ Vu Lan (15/07 Âm lịch), Lễ Phật thành đạo

(15/12 Âm lịch), Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của con người. Tuy nhiên, các tín đồ hiện nay tùy theo điều kiện, mục đích và quan niệm của mỗi người mà họ có thể đến chùa hành lễ hoặc lễ Phật ở nhà. Hầu hết các tín đồ thường xuyên thu xếp thời gian để đi lễ chùa. Có thể chọn ngôi chùa ở địa phương nơi cư trú hoặc các ngôi chùa nổi tiếng trong cả nước. Mỗi khi đi thăm quan, đi công tác xa, gặp nơi có chùa, ai cũng cố gắng thu xếp thời gian để đi lễ chùa thể hiện lòng thành kính với Phật. Những ngày đầu xuân, vào mùa lễ hội, đông đảo nhân dân rủ nhau về các ngôi chùa như: Trăm Gian, Trầm…Tại những ngôi chùa này, cánh cửa chùa bao giờ cũng rộng mở với du khách thập phương, hang năm, tại đây thu hút hàng vạn du khách thập phương đến lễ chùa, đặc biệt vào các ngày hội lớn của Phật giáo, của đất nước, hoặc những ngày kỉ niệm lớn của dân tộc. Có một đặc điểm khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, đó là, không phải ai đến lễ chùa cũng là tín đồ của đạo Phật. Phần lớn mọi người đến chùa để cầu phúc, cầu may, cầu bình an trong cuộc sống hoặc muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp, kiến trúc của những ngôi chùa này.

Khi hành lễ, các Phật tử, những người đi lễ chùa dâng đồ cúng gồm hương hoa, đèn, oản, sớ, tiền vàng…Do mật độ cư dân đi lễ chùa ở Chương Mỹ vào ngày rằm, mùng một ngày càng đông, cộng thêm tình trạng xuống cấp của một số ngôi chùa, nên một nét văn hóa mới xuất hiện trong thời gian gần đây là không đốt nhiều hương trong chùa, mỗi người chỉ thắp một nén ở cửa chùa. Khi tiến hành cầu kinh, niệm Phật, người đi lễ thường có những lời cầu khấn xin đức Phật cũng như Chư vị Bồ tát chứng minh cho lòng thành của họ, phù hộ cho họ cùng gia đình có sức khỏe, công việc làm ăn thuận lợi, tình duyên may mắn, hạnh phúc, nhiều tài, nhiều lộc… Trong đó, người lớn tuổi thường có xu hướng cầu xin về sức khỏe, người trẻ tuổi xin về công danh, tiền tài, tình duyên hoặc gia đình bình an… Từ đó có thể thấy, khi con

người gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, mong muốn điều tốt đẹp thì đã cầu viện tới sự giúp đỡ của tôn giáo. Tuy nhiên, theo quan sát, hiện nay có một bộ phận không nhỏ người đi lễ chùa mang theo mâm cao cỗ đầy, nhiều tiền, nhiều lễ vật với hi vọng lễ càng to thì càng được Phật phù hộ, độ trì. Chính quan niệm này đã tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, làm ảnh hưởng, bóp méo hình ảnh đẹp đẽ khi đi lễ chùa, gây lãng phí tiền của, thời gian.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, từ lâu đã thấm đượm và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt nói chung và người dân Chương Mỹ nói riêng. Gần như gia đình nào trên địa bàn huyện cũng có ban thờ tổ tiên. Tín ngưỡng này không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp mà còn thể hiện quan niệm của người Việt về thế giới và nhân sinh. Phần lớn người dân Chương Mỹ đều có niềm tin vào linh hồn tổ tiên đã chết, vào thế giới bên kia, niềm tin này được thể hiện ở nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi thực hành các nghi lễ thờ cúng.

Do ảnh hưởng của triết lý nhân sinh trong thuyết Tứ diệu đế, người dân Chương Mỹ quan niệm, tổ tiên tuy sống ở thế giới bên kia nhưng vẫn theo dõi, phù hộ cho con cháu, do đó con cháu phải thờ cúng tổ tiên và chăm lo cho ngày giỗ của người thân trong gia đình, trên hình thức tưởng niệm là một hình thức sinh hoạt văn hóa để mọi người cùng „„uống nước nhớ nguồn”. Dù ở đâu, bất cứ khi nào, tới ngày cúng giỗ thì tất cả con cháu đều thành tâm hướng lên bàn thờ, thắp nén nhang cho tổ tiên của mình. Từ đây bất cứ gia đình nào cũng chọn phần quan trọng nhất trong ngôi nhà của mình để đặt bàn thờ tổ tiên, lấy việc chăm sóc phần mộ tổ tiên làm trọng, hàng năm đều có tảo mộ. Được lập ở chính gian giữa ngôi nhà, bàn thờ gia tiên là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Mỗi ban thờ có sự bài trí khác

nhau, song đều có bình hương, bài vị và ống hương, đèn nến….Ở các gia đình có điều kiện kinh tế, bàn thờ gia tiên còn có cả hoành phi, câu đối, bài trí bàn thờ bằng những món đồ mạ vàng rất đẹp và trang trọng. Ngày nay, theo quan sát, có rất nhiều hộ gia đình xây nhà tầng vì vậy việc thờ cúng không diễn ra tại gian chính của ngôi nhà nữa mà hầu hết các gia đình ở Chương Mỹ đều chọn hẳn một phòng riêng ở vị trí đẹp của ngôi nhà làm nơi thờ tự.

Vào ngày lễ giỗ, trên bàn thờ thường có mâm ngũ quả, mâm cơm canh, bên cạnh đó người dân nơi đây cúng người đã mất với ý nghĩa nhớ thương, mong người đã khuất đoàn tụ với con cháu và phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, mạnh khỏe, cúng xong thì đốt vàng mã. Việc lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức thu nhập của gia đình, ít nhất là thắp một nén hương và một đĩa hoa quả. Khi trong gia đình có sự kiện quan trọng như việc cưới hỏi, sinh con, khai trương, buôn bán…thì thường tổ chức lễ báo tin và tạ ơn ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu. Những người trong gia đình khi có công việc phải di chuyển tàu xe xa xôi cũng thắp nén nhang cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ để được thượng lộ bình an… Chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên này đã tạo cho nhiều người ý thức đoàn kết và trọng đạo hiếu của người con, bên cạnh đó còn bao hàm ý nghĩa sống sao cho rạng danh tổ tiên, con cháu sau này không hổ thẹn và có ích cho xã hội. Chính điều đó cũng đã góp phần tu chỉnh ý thức và hành vi của người đang sống sao cho tốt hơn, hoàn thiện hơn, tâm và đức trong sáng hơn, có tinh thần nhân bản, nhân đạo, nhân văn hơn. Đó là một động lực tinh thần đặc biệt để họ sống, phấn đấu, vươn lên những giá trị cao đẹp của cái chân – thiện – mỹ mà tổ tiên, cha mẹ họ mong muốn.

Thờ thần cũng là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến ở cấp độ làng xã ở Việt Nam (nhất là vùng Bắc Bộ) như một thiết chế văn hóa, không có làng nào không có đình – đền – miếu thờ thần. Thần làng, xã là những vị có công đánh giặc ngoại xâm, những vị có công lập làng khai hoang mở đất,

những vị tổ nghề, thần còn là hồn thiêng sông núi. Tín ngưỡng thờ thần mạnh mẽ như vậy ở người Việt đã không thể không tác động đến Phật giáo ở Việt Nam. Nhà Phật đã biến một số nhà sư trở thành thần thánh được thờ trong chùa, theo cách „„tiền Phật hậu thần”. Nhà sư Từ Đạo Hạnh (thế kỷ XII) được tôn làm thánh, vì ông đã hóa thân thành vua Lý Thần Tông. Ông được thờ ở chùa Láng (Đống Đa – Hà Nội) ở quê ông và thờ ở chùa Thầy (Quốc Oai – Hà Nội) nơi ông tu hành, trút xác đầu thai. Nhà sư Nguyễn Minh Không (1066 - 1141) có phép chữa được bệnh hóa hổ của vua Lý Thần Tông, được phong làm Quốc sư, lập đền thờ ở kinh đô còn để lại đến ngày nay tại phố Lý Quốc Sư ở Hà Nội.

Người dân Chương Mỹ không chỉ tôn kính tất cả những vị thánh thần ân đức mà còn thờ các bậc anh hùng vì dân vì nước, những người có công với đất nước, với nhân dân cũng được thờ phụng tại các chùa, đền, quán, miếu…Như đức Thánh bối Nguyễn Bình An có công phò tá vua Lê Lợi đánh giặc Minh ở Chương Mỹ được thờ ở chùa Bối Khê quê ông và chùa Trăm Gian (Tiên Phương – Chương Mỹ). Ông Đặng Tiến Đông một vị tướng tài giỏi của vua Quang Trung, có công lớn đại phá quân Thanh ở Ngọc Hồi- Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) cũng được thờ ở chùa Tiên Lữ, Chùa Trăm Gian…Việc thờ các vị có công đánh giặc ngoại xâm trên đây cũng lại nói lên một thực tế lịch sử nước ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm mà Phật giáo không thể không chấp nhận.

- Tín ngưỡng thờ Phật, Quan Âm tại gia:

Một số người quan niệm thờ Phật, Quan Âm tại gia với mong muốn sự có mặt của các Ngài trong nhà để ma quỷ không dám đến phá phách, hoặc để nhờ sự ban ân cho gia đình làm ăn phát đạt. Với họ, Phật Quan Âm với tư cách là bậc thầy sáng suốt, dẫn đường cho chúng sinh, là vị thần linh có đủ uy thế ban phúc, giáng họa.

Quan Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát nghe thấu mọi tiếng kêu than của chúng sinh. Tín ngưỡng Quan Âm ở nước ta đã có từ thời Lý, với câu chuyện vua Lý Thánh Tông nằm mơ thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên đài sen giơ tay đón mình lên, vì vậy nhà vua cho xây chùa Diên Hựu và thờ riêng tượng Quan Âm.

Tập tục thờ Phật rất phổ biến trong cộng đồng dân cư Chương Mỹ. Tại bất cứ một tư gia nào cũng có thể thờ Phật cả. Trong nhà nơi nào mà chúng ta thấy trang nghiêm là nơi ấy có thể đặt một bàn thờ Phật. “Việc trang nghiêm này không phải để trang nghiêm cho hình ảnh đức Phật mà là tạo một khung cảnh trang nghiêm cho chính chúng ta. Khi đối diện với một khung cảnh trang nghiêm, tâm chúng ta dễ gom về một mối. Tâm dễ gom về một mối thì trí tuệ dễ phát sanh. Đây là lý do chúng ta cần một bàn thờ Phật trang nghiêm trong nhà. Nói khác đi, hình thức là phương tiện ban đầu để đạt nội dung cần thiết. Hay như đi trên các chuyến xe khách ta vẫn thấy ở đầu xe có những bức tượng Phật nho nhỏ được đặt trang trọng ở đầu xe. Họ mong muốn được bình an và thuận lợi trên mọi nẻo đường”[22, tr.68].

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý là việc treo chưng hình Phật không phải chỉ để làm tăng thêm phần thẩm mỹ trong phòng khách hay trong phòng đọc sách; mà việc treo hình Phật cũng phải hàm một ý nghĩa như việc thờ ở trên, nghĩa là để nhắc nhở chúng ta hướng thiện.

“Chẳng hạn như một bức hình Phật được treo ở phòng khách là để nhắc nhở chúng ta mỗi khi ngồi bàn luận những công việc gì nên nhắm đến việc lợi mình lợi người, hay ít nhất lợi mình nhưng đừng tổn hại đến ai. Nhắc nhở chúng ta khi có chuyện gì vui cũng không nên vui một cách thái quá; nhắc nhở chúng ta khi gặp chuyện buồn cũng không bi thảm lắm; hoặc giả khi bàn cải một vấn đề gì chưa vở lẽ đã đưa đến sự bất hòa, cũng không nên dùng những lời lẽ quá nặng nề để sát phạt lẫn nhau.

Treo một bức hình ở trong phòng học hay phòng đọc sách là để nhắc nhở chúng ta một trong những hạnh đặc biệt của đức Phật là tinh tấn. Tinh tấn là một sự nổ lực liên tục cho đến khi công việc được viên mãn. Tóm lại, dù thờ Phật hay chưng hình thì hình ảnh đức Phật vẫn là tấm gương sáng để chúng ta soi rọi lại tâm tánh của chúng ta trong từng giây phút một”[61].

- Tục cúng rằm, mùng một:

Theo đúng tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng. Sóc là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng, là trước, là mới, là bắt đầu. Vọng là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch. Vọng có nghĩa là trông xa, là ngày mặt trăng và mặt trời đối xứng ở hai cực. Người xưa cho rằng, vì mặt trời, mặt trăng thông suốt nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc được với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập, là ngày để các chư tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối, các tín đồ đổ về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác và thay đổi thâm tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là ngày trường tịnh, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi chùa, vào những ngày này, tại gia đình cũng thắp hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và ông bà tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ người quá cố và cụ thể hóa hành vi dưỡng tâm tính của họ. Tuy rằng, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của tập tục cúng rằm, mùng một nhưng hiện nay, ở Chương Mỹ, khi đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện thì con người ngày càng chu đáo hơn trong việc cúng lễ vào các ngày này.

- Tục ăn chay, phóng sinh và bố thí :

Ăn chay và thờ Phật là hai việc đi đôi với nhau của những tín đồ đạo Phật nói chung và những người Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo nói riêng. Ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của đạo Phật. Những người theo Phật không muốn sát sinh, hại vật mà trái lại phải yêu thương mọi loài. Điều này

không thể có được khi con người còn ăn thịt, uống máu chúng sinh. Quan niệm ăn chay của đạo Phật là để lòng Từ bi được mở rộng, tinh thần bình đẳng được lan xa, trí tuệ được tỏ ngộ, đạo quả được chóng viên thành, để nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng căn lành, phát triển tình thương rộng lớn với mọi người và mọi loài. Chính điều đó đã có tác dụng ngăn ngừa con người làm điều bất chính, tạo thân tâm nhẹ nhàng, thanh khiết. Với lối sống này, người Việt thường chế ngự được nhiều điều, thắng không kiêu, bại không nản, loại bỏ được tham, sân, si, giữ được bình yên trong quan hệ với người xung quanh, cuộc sống nhờ đó mà tốt đẹp hơn. Không chỉ thế, ăn chay còn là một phương thức giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong thời đại mà thực phẩm chứa quá nhiều chất bảo quản, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng gây ra rất nhiều nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe con người như hiện nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 68)