7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của nhân sinh quan Phật giáo đố
đời sống tinh thần của người dân huyện Chương Mỹ
Để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chể ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân Chương Mỹ thì việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Theo quan điểm Mácxít, đổi mới, nâng cao nhận thức chính là để cải tạo hiện thực, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn hiện thực. Nghiên cứu Phật giáo và giá trị của nhân sinh quan Phật giáo không ngoài việc phục vụ mục đích của công cuộc đổi mới đất nước, trong đó xây dựng đời sổng tinh thần là một bộ phận. Vì vậy, nhận thức giá trị của Phật giáo và vai trò của nó phải có thái độ khách quan, khoa học và phải vận dụng vào thực tiễn, vào hành động cải tạo mối quan hệ giữa nhân sinh quan với đời sống tinh thần của xã hội. Tuyên truyền, giáo dục là biện pháp chính góp phần nâng cao nhận thức của mọi người dân trong việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của nhân sinh quan Phật giáo.
Thời kì trước đổi mới, việc nâng cao nhận thức tôn giáo nói chung ít được chú ý, tài liệu chủ yếu phục vụ cho công tác chính là tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần, ít chú trọng vào những giá trị tốt đẹp của Phật giáo. Khi Nghị quyết 24 của Bộ chính trị (1990) được ban hành thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức Phật giáo cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội được chú trọng. Cùng với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật giáo, việc nâng cao nhận thức khoa học về tôn giáo được tăng cường và đẩy mạnh về nội dung và phương pháp. Nhiều môn học trong giảng dạy đã mang kiến thức
khoa học về Phật giáo và tôn giáo: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tôn giáo học... được giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng; giáo dục ngoài nhà trường được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách, tài liệu nghiên cứu về Phật giáo. Nội dung bồi dưỡng hiểu biết về Phật giáo khá phong phú và đa dạng, từ lý luận chung đến những kiến thức cơ bản về Phật giáo, từ quan điểm của Đảng đến chính sách cụ thể về tôn giáo. Việc tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức khoa học về Phật giáo đem lại hiệu quả, góp phần không nhỏ vào chuyển biến nhận thức của xã hội về Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần.
Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của Phật giáo đối với đời sống tinh thần gặp phải một số hạn chế nhất định như:
Một là: Tài liệu gốc để tuyên truyền, giáo dục Phật giáo còn ít; một số
tài liệu còn sơ sài, mang nặng tính hình thức, tuyên truyền.
Hai là: Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho
người dân về Phật giáo có sự đổi mới nhất định, song xét về hình thức còn nghèo nàn, phương pháp cũ, ít sáng tạo, dẫn tới hiệu quả không cao.
Ba là: Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, giữa nhà
trường với các cơ quan làm công tác tôn giáo nhiều khi chưa chặt chẽ; vẫn xảy ra hiện tượng thiếu nhất quán về quan điểm, nhận thức đối với Phật giáo.
Để đạt hiệu quả trong công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân Chương Mỹ - Hà Nội, cần thực hiện các biện pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước. Đây là biện pháp có vai trò quan trọng để
nâng cao nhận thức, hiểu biết cho nhân dân, là cơ sở để nhân dân hiểu rõ hơn về nguồn gốc, bản chất của Phật giáo, từ đó mà có hành động đúng đắn, phù hợp. Đặc biệt cần hết sức coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo, để nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng và thực hiện tốt tạo niềm tin cho nhân dân không phân biệt giữa Phật giáo và tôn giáo khác vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới các nội dung tuyên truyền, giáo dục như: kiến thức lịch sử cơ bản; đặc điểm, tình hình Phật giáo và các tôn giáo khác; mối quan hệ giữa Phật giáo với lĩnh vực của đời sống xã hội khác; kiến thức về lễ hội, vai trò của Phật giáo với đời sống tinh thần, v.v…
Thứ hai, chú trọng bồi dưỡng, giáo dục cho từng đối tượng với nội
dung, hình thức và biện pháp phù hợp. Đối với cán bộ, Đảng viên, việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức khoa học về Phật giáo phải có hệ thống và toàn diện. Với tín đồ Phật giáo, nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tránh đề cập trực tiếp về vấn đề lý luận, mà tập trung vào nội dung cụ thể, thiết thực của cuộc sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân (truyền thống yêu nước, nhân đạo, hòa đồng trong tôn giáo Việt Nam) giữ gìn những di sản văn hóa của Phật giáo: kiến trúc chùa, di vật…Về cơ bản, nên có sự lồng ghép tuyên truyền, giáo dục vào trong các chương trình phát triển kinh - tế xã hội, vào phong trào thi đua yêu nước cụ thể, thiết thực của huyện Chương Mỹ.
Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể giữa các cơ quan, tổ chức
trong hệ thống chính trị như phòng Nội vụ, phòng Văn hóa, ban tôn giáo huyện Chương Mỹ và giáo hội Phật giáo huyện Chương Mỹ trong việc tuyên truyền, giáo dục ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo, tránh tình trạng chồng chéo, không nhất quán về nội dung giáo dục. Có như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục mới mang lại hiệu quả trong nâng cao nhận thức cho người dân về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo.
Thứ tư, không chỉ tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền đến quần chúng nhân dân và các phật tử nhằm nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân Chương Mỹ - Hà Nội mà cần phải tăng cường bồi dưỡng, tuyên truyền đến đội ngũ những người làm công tác tôn giáo của huyện để họ hiểu biết hơn về chính sách, pháp luật của nhà nước đối với vấn đề tôn giáo, một vấn đề luôn được coi là nhạy cảm trong xã hội.
Thứ năm, các nhà tu hành cần là tấm gương về đạo đức, lối sống đối
với các tín đồ và quần chúng nhân dân, có như vậy mới tạo được uy tín, lòng tin yêu của quần chúng với Phật giáo.
Thứ sáu, sinh hoạt Phật giáo của các tín đồ ở một số nơi trên địa bàn
huyện còn đơn điệu, nhất là các xã xa trung tâm như: xã Trần Phú, Quảng Oai, Tân Tiến…chủ yếu chỉ tập trung vào cúng giải hạn đầu năm, lễ chùa vào các ngày sóc, vọng…Vì vậy, để thu hút phật tử vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh, thiết thực cần làm phong phú hơn các hình thức sinh hoạt như: tổ chức các hoạt động, sinh hoạt trong dịp lễ tết cổ truyền, các ngày lễ lớn của dân tộc…vừa mang tính hiện đại vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.