Phát huy vai trò của các tổ chức Phật giáo trong quá trình phát

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Phát huy vai trò của các tổ chức Phật giáo trong quá trình phát

kinh tế - xã hội

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dù hình thái ý thức tôn giáo „„cách xa đời sống vật chất” nhưng vấn đề tôn giáo là vấn đề thế tục. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin từng nhiều lần khẳng định, giải quyết vấn đề tôn giáo không chỉ giải quyết bằng cuộc đấu tranh về lý luận thuần túy mà cơ bản hơn là phải tập trung cuộc đấu tranh trong thực tiễn chống áp bức, bất công, nghèo khổ. Trong tác phẩm „„Vấn đề Do Thái”, C.Mác khẳng định rằng, phương pháp luận mácxít trong giải quyết vấn đề tôn

giáo là „„chúng ta không thể biến vấn đề thế tục thành vấn đề thần học. Chúng ta biến những vấn đề thần học thành vấn đề thế tục” [29, tr.154].

Đảng ta khẳng định, văn hóa tôn giáo là bộ phận của đời sống tinh thần xã hội, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, văn hóa tôn giáo là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa dân tộc, do vậy về nguyên tắc, văn hóa tôn giáo là một trong những động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cực của văn hóa Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc khẳng định, gìn giữ giá trị tốt đẹp của nó mà quan trọng hơn là sử dụng những giá trị đó như nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Điều đó có nghĩa là, cần khuyến khích đồng bào có đạo phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo trong quá trình hoạt động kinh tế và tổ chức cuộc sống của họ, qua đó giá trị văn hóa tốt đẹp có điều kiện thẩm thấu vào mọi mặt của đời sống của tín đồ Phật giáo, khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy họ tích cực tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Phật giáo không phản đối sự giàu có về vật chất, cũng không xem nghèo đói như một giá trị. Phật giáo coi nghèo đói chung với khổ đau, và do đó, phải xoá bỏ nghèo đói trong xã hội. Tuy nhiên, việc chỉ quan tâm tìm kiếm tài sản vật chất được xem là một thái độ thể hiện sự mù quáng. Người nào nếu không mưu cầu tài sản vật chất cũng không theo đuổi việc phát triển đạo đức, họ có thể được so sánh với người bị mù hai mắt. Nếu họ chỉ mưu cầu tài sản vật chất nhưng lại bỏ qua việc phát triển đạo đức thì họ được so sánh với người bị chột một mắt. Quan điểm này của Phật giáo cho thấy rằng, hạnh phúc của con người được hiểu là sự đầy đủ cả điều kiện kinh tế lẫn đời sống đạo đức cao đẹp.

Phật giáo khuyên con người áp dụng những nguyên tắc đạo đức như từ bi, cảm thông, lương thiện và công bằng vào trong đời sống kinh tế. Theo

Phật giáo, phát triển kinh tế - xã hội mà không thực hiện theo những phẩm chất đạo đức ấy thì được xem là phi đạo đức và không có giá trị. Có một vài giá trị xã hội, chẳng hạn như các giá trị liên quan đến đời sống gia đình, dường như đang bị đe doạ bởi con người chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền. Người Phật tử hiện nay quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế như thế nào và nhà chùa có nên làm kinh tế hay không, là vấn đề được nhiều người quan tâm trong đời sống xã hội.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, tư tưởng và quan điểm chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tăng cường tiếp xúc, mở rộng quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, tích cực tham gia, đóng góp vào việc phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, vận động quần chúng cùng tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động từ thiện khác. Gắn liền với việc phát huy vai trò của các tổ chức Phật giáo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Chương Mỹ thể hiện ở các phương diện:

+ Mọi biện pháp phát huy vai trò của tổ chức Phật giáo phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, mọi mặt đời sống xã hội ở nước ta có nhiều chuyển biển. Nền kinh tế của nước ta thoát khỏi khủng hoảng, chuyển mạnh theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, nước ta là nước kém phát triển, nguồn lực kinh tế còn yếu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy, mọi đầu tư cho phát triển kinh tế phải thỏa đáng, phù hợp, tránh tình trạng dàn trải...

Hiện nay, ngành du lịch sinh thái, một loại hình du lịch bổ ích cả vật chất và tinh thần được nhiều nhà chùa áp dụng nhằm khai thác thế mạnh danh lam thắng cảnh của chùa đã đem lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch nói riêng và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân nói chung. Ví dụ như tại chùa Trầm, chùa Trăm gian, chùa Linh Thông…để phát triển tốt hơn nữa loại hình

du lịch này các cơ quan hữu quan cần phối hợp để làm tốt hơn nữa việc phát huy, bảo tồn di tích cũ, phát hiện thêm về lịch sử của chúng. Đi đôi với việc làm đó, tổ chức Phật giáo cần tăng cường hợp tác với các làng nghề truyền thống trong huyện như: làng nghề mây tre giang: Phú Vinh, Phú nghĩa, làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc: Chi Lê, làng nghề nón lá: Thụy Hương, thêu: Hồng Phong… những sản phẩm đó vừa để dùng, vừa để trưng bày, phục vụ khách tham quan, làm hàng hóa để bán, trao đổi, góp phần tăng thêm thu nhập cho nhà chùa.

Đế đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng tăng hiện nay, cũng như để giảm bớt nỗi lo việc làm của con người thì việc các tổ chức Phật giáo tham gia phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu cấp thiết, không những đáp ứng yêu cầu hiện tại mà còn đáp ứng yêu cầu trong tương lai.

+ Gắn kết phát triển kinh tế với xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt của Phật tử. Kinh tế là nền tảng xây dựng đời sống tinh thần, nhưng nếu chỉ đầu tư phát triển kinh tế mà không chú trọng xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt cho quần chúng Phật tử thì hiệu quả đầu tư sẽ thấp và tạo ra sự phát triển thiếu bền vững. Hơn nữa, nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế sẽ tạo khoảng trống về tinh thần, từ đó vô hình sẽ tạo điều kiện cho yếu tố tiêu cực của Phật giáo phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của đồng bào có đạo. Việc gắn kết, xây dựng môi trường văn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân, tín đồ với phát triển kinh tế vừa có tác dụng gia tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa có tác dụng phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo nói riêng của văn hóa tôn giáo nói chung trong đời sống tinh thần xã hội.

+ Gắn kết phát triển kinh tế với việc nâng cao trình độ dân trí của Phật tử. Trình độ dân trí có mối quan hệ hữu cơ với quá trình phát triển của đời sống kinh tế xã hội của tín đồ Phật tử. Nâng cao trình độ dân trí là nhiệm vụ

quan trọng trong quá trình xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo của quần chúng có đạo, nó giúp cho quần chúng có đạo tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả để tạo lập cuộc sống. Khi trình độ dân trí được nâng cao, đồng bào có đạo sẽ biến giá trị văn hóa thành yếu tố cần thiết cho cuộc sống và hoàn thiện con người.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 88)