Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK (Trang 99)

- Ban chỉ đạo phát triển công nghệ quốc gia cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có hình thức thanh toán thẻ.

- Chỉ đạo phát triển mạnh cơ sở hạ tầng viễn thông.

- Nghiên cứu đề xuất Quốc hội hoặc ban hành mới hoặc bổ sung các văn bản pháp quy điều chỉnh hình thức thanh toán Thẻ ở nƣớc ta.

92

- Sớm ban hành các chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ: chính sách thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng phí sử dụng tiền mặt để ngƣời dân chuyển sang hình thức thanh toán khác, ƣu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Quy định về việc trả lƣơng qua tài khoản và sử dụng các phƣơng tiện thanh toán KDTM cho các khoản chi tiêu công. Trong tƣơng lai cần sớm ban hành quy định các khoản chi tiêu ngân sách phải sử dụng phƣơng tiện thanh toán điện tử.

- Để chống lại nạn lừa đảo, Chính phủ cần:

+ Ban hành các quy định nhằm cấm đoán mọi hoạt động làm giả các công cụ hoặc thiết bị thanh toán. Nghiêm cấm việc sử dụng mọi phƣơng tiện kỹ thuật có khả năng xâm nhập vào các giao dịch điện tử hoặc sản xuất ra các loại thiết bị hoặc công nghệ giả có khả năng chuyển tiền thông qua đƣờng điện tử.

+ Bổ sung luật lệ chống lừa đảo. Lập ra các loại tội danh dân sự và hình sự đối với hoạt động trộm cắp tên cá nhân hoặc tên doanh nghiệp để tạo ra một nhận dạng mới để giao dịch sử dụng bất kỳ công cụ thanh toán nào.

- Cải thiện môi trường kinh tế - xã hội.

Môi trƣờng kinh tế - xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển Thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế - xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của ngƣời dân mới đƣợc cải thịên, quan hệ quốc tế mới đƣợc mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của NH. Kinh tế - xã hội có phải triển thì các NH mới có thể mở rộng đối tƣợng phục vụ mình. Do đó, Chính phủ cần có những chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đƣợc ổn định.

- Có chính sách ƣu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động Thẻ mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.

93

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nƣớc cần có chính sách và biện pháp hỗ trợ các NHTM trong nƣớc nói chung và AGRIBANK nói riêng về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ các chế độ ƣu đãi đặc biệt để giảm bớt khó khăn và nâng cao hiệu quả trong công tác phát hành và thanh toán Thẻ.

3.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho mọi hoạt động của dịch vụ Thẻ.

NHNN cần tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, khắc phục những bất cập giữa quy chế hiện hành về phát hành và thanh toán Thẻ với các văn bản pháp lý có liên quan. NHNN cần kiến nghị với Chính Phủ về việc sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến thanh toán Thẻ đảm bảo tính chất đồng bộ, tạo sự chủ động cho các NHTM trong phát hành và thanh toán Thẻ, trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh Thẻ lâu dài.

NHNN cũng cần đƣa ra những quy định cụ thể để kiểm soát các hoạt động giao dịch ATM nhƣ quy định giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng, quy định bảo mật cho các ngân hàng, quy định bảo vệ thông tin cá nhân và bồi dƣỡng cho khách hàng khi dịch vụ bị gián đoạn. NHNN cần đứng ra với vai trò là ngƣời trung tâm để điều phối, biến các liên minh thẻ khác nhau hiện nay thành một trung tâm chuyển mạnh duy nhất, từ đó sẽ tạo thuận lợi và nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, đề nghị NHNN cho phép các NHTM đƣợc thu phí rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động để các NHTM bù đắp lại số vốn đã bỏ ra đầu tƣ và mở rộng đầu tƣ cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn

Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cần đƣa ra nhiều giải pháp để đẩy nhanh việc triển khai thực hiện đề án không dùng tiền mặt theo Quyết định 2453/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, nhằm đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán, chú trọng việc thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thônBên cạnh đó, NHNN và Tổng cục Thuế cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn đối với các khoản giải ngân và các khoản thanh toán nhằm thúc đẩy nhanh hình thức thanh toán không dùng

94

tiền mặt. Theo đó, khi giải ngân hoặc thanh toán với số tiền nhất định thì phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản (ví dụ: Các khoản thanh toán có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên và các khoản giải ngân có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản). Đồng thời cũng cần có chính sách ƣu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đƣa ra định hƣớng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ Thẻ để các ngân hàng xây dựng định hƣớng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng đƣợc các lợi thế chung.

Có thể nói, để các NHTM có thể yên tâm định hƣớng phát triển dịch vụ Thẻ tại Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật, Chính phủ cần sớm nghiên cứu ban hành và NHNN có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể để góp phần tạo lòng tin cho các ngân hàng cũng nhƣ khách hàng trong quá trình sử dụng Thẻ.

3.3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân hiệu quả.

Việc các ngân hàng yêu cầu khách hàng kí quỹ khi sử dụng Thẻ tín dụng đã làm hạn chế sự phát triển của Thẻ tín dụng ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là do ngân hàng chƣa có đủ thông tin về khách hàng, từ đó làm cho họ lúng túng, rụt rè khi đối mặt với tính chất tín dụng của Thẻ vì thực chất mối quan hệ giữa chủ Thẻ và ngân hàng phát hành trong trƣờng hợp này là tín dụng tuần hoàn. Một trong những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết là việc các ngân hàng không muốn chia sẻ thông tin cho nhau, kết quả là không thể thúc đẩy đƣợc việc phát triển loại Thẻ này tại Việt Nam. Để triển khai đƣợc nội dung này NHNN cần đƣa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các NHPH trong việc cung cấp các thông tin về chủ Thẻ để bổ sung vào hệ thống thông tin dùng chung cho các NHTM. Nếu ngân hàng nào không cung cấp đầy đủ, chính xác thì cần phải có cơ chế kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc. Bên cạnh đó, NHNN cần giới thiệu và giúp các NHTM thu thập các thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ Thẻ để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nƣớc có điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài trong phát triển dịch vụ Thẻ.

95

3.3.3. Đối với hiệp hội Thẻ

Hiệp hội Thẻ cần đứng ra làm trung gian để thoả thuận thống nhất giữa các ngân hàng trong việc thu phí dịch vụ thẻ, tạo môi trƣờng kinh doanh thẻ lành mạnh để các NHTM phát triển đƣợc ATM và tạo thuận lợi cho chủ thẻ, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

Hiệp hội Ngân hàng nên làm đầu mối tổ chức hội thảo về công nghệ ngân hàng, giúp các NHTM cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lý; giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ. Đầu mối phối hợp với các cơ quan ngôn luận: Đài truyền hình, Đài phát thanh, thông tấn báo chí.... mở đợt tuyên truyền về thẻ: giới thiệu về thẻ, các tiện ích do thẻ mang lại, vai trò của thẻ đối với các chủ thể tham gia trong linh vực hoạt động thẻ.

Hiệp hội Thẻ cần tăng cƣờng hơn nữa làm đầu mối hỗ trợ hội viên trong việc đào tạo; trong việc tƣ vấn với NHNN về lĩnh vực thẻ; trong quan hệ với các tổ chức Thẻ quốc tế. Đặc biệt phát huy vai trò nhƣ ngƣời trọng tài, tạo điều kiện và áp dụng các chế tài hợp lý bảo đảm các hội viên tuân thủ các nguyên tắc cạnh tranh trong cùng một sân chơi của cơ chế thị trƣờng.

96

KẾT LUẬN

Thẻ thanh toán đã tự khẳng định đƣợc vị trí của mình trong hệ thống các phƣơng tiện thanh toán hiện có. Không những vậy, các loại thẻ ngân hàng với tính năng đa dạng và tiện ích đã và đang dần thay thế các hình thức thanh toán truyền thống khác, góp phần nâng cao văn minh thanh toán, nâng cao dân trí tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế.

Nhìn nhận một cách tổng quát thì phát triển sử dụng thẻ sẽ làm giảm đáng kể lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, đồng thời là công cụ kích thích cầu có hiệu quả và ở chừng mực nhất định, có tác dụng kích thích phát triển sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ ngân hàng. Bên cạnh đó, phát triển sử dụng thẻ còn giúp Nhà nƣớc kiểm soát đƣợc thu nhập và chi tiêu của dân chúng. Đối với các ngân hàng, phát triển thẻ đem lại nguồn thu dịch vụ tƣơng đối cao và ổn định, phân tán rủi ro.

Luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

1. Phân tích cơ sở lý luận về sự hình thành và phát triển của hình thức thanh toán thẻ, phân loại, cấu tạo thẻ cũng nhƣ vai trò và lợi ích, những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán.

2. Trên cơ sở phân tích số liệu, tình hình thực tế hoạt động của thị trƣờng thẻ nƣớc ta và tại Agribank, luận văn đã nêu ra những hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực phát triển hình thức thanh toán thẻ hiện nay.

3. Đƣa ra một số giải pháp đối với Agribank và một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam.

Nhƣ vậy, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một trong những ngân hàng thƣơng mại lớn nhất VN cả về vốn, tổng tài sản, con ngƣời, cũng nhƣ mạng lƣới hoạt động, rõ ràng Agribank có nhiều lợi thế để phát triển dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, trên thực tế Agribank vẫn chƣa phát huy

97

hết đƣợc những tiềm năng, lợi thế vốn có của mình; dịch vụ thanh toán thẻ của Agribank vẫn còn có một số mặt hạn chế hơn so với một số NHTM khác trên các mặt chất lƣợng, tiện ích sử dụng, cũng nhƣ doanh số sử dụng thẻ. Hy vọng rằng những giải pháp mà chúng tôi đề xuất trên đây sẽ góp phần phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Agribank, từng bƣớc đƣa Agribank trở thành NHTM dẫn đầu về dịch vụ thẻ, xứng tầm với tiềm năng, vị thế vốn có của Agribank.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Linh Anh (2006), “Diebold chuyển giao 1200 máy ATM Opteva cho Ngân hàng xây dựng Trung Quốc”,Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 10.

2. Agribank (2011 – 2013), Báo cáo kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013.

3. Đặng Thanh Chƣơng (2006), “Đã có giải pháp ngăn chặn Skimming trên ATM”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 10, tr20.

4. Huyền Diệu (2006), “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam 6 tháng năm 2006”, Tạp chí Vietcombank, Số 156, tr10.

5. Nguyễn Đức (2006) , “Để phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng”, Tạp chí Thị trường chủ nhật, Số 5110.

6. Frederic S Minskin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

7. Đinh Thu Hà (2006), “Thị trƣờng thẻ ATM sẽ “cất cánh”!”, Tạp chí Ngân hàng, Số 11.

8. Đặng Trần Lê Hoa (2006) “Connect 24- Xứng tầm một thƣơng hiệu”, Tạp chí Vietcombank, Số 157.

9. Lê Thị Phƣơng Hoa (2006), “Hoạt động thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng Hà Nội”,Tạp chí Vietcombank, Số 150+151.

10.Duy Hƣng (2006), “Thanh toán không dùng tiền mặt”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7. 11.Đào Mạnh Hùng: “Bàn về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng

tiền mặt của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 8(2006).

12.Ngô Hƣớng (2006), “Làm thế nào để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003.

13.Vũ Kim Hiền Khang (2006), “Một số rủi ro trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại chụ sở chính VCB”, Tạp chí Vietcombank, Số 154.

99

14.Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ pháp.

15.Nguyễn Phƣơng Linh (2006), “Thẻ ATM: Quan hệ giữa chủ thẻ với ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, Số 18, tr12.

16.Kiều Linh (2006), “Kết nối thẻ thanh toán Visa”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 21.

17.Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

18.Võ Thị Nam (2003) “Mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003.

19.Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2006) “Vấn đề an ninh thẻ- Những vụ việc liên quan và giải pháp”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 10, tr5.

20.Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1998), Triển vọng mở rộng phạm vi phát hành và sửdụng thẻ ngân hàng ở Việt Nam , Hà Nội.

21.Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1999), Quy chế về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng, Hà Nội.

22.Nguyễn Trọng Nghĩa (2006), “Các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, Số 15, tr17.

23.Phan Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga (2006), “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng, Số 13.

24.Lê Hoàng Oanh (2006), “Visa debit- Thêm một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong tƣơng lai gần”, Tạp chí Vietcombank, Số 150+151

25.Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 26.Phạm Thu Phƣơng (2006), “Quản trị rủi ro đối với dịch vụ ngân hàng điện tử

100

27.Lê Văn Tề (1999), Giáo trình thẻ thanh toán Quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.

28.Lê Văn Tề, Trƣơng Thị Hồng (1999), Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻthanh toán quốc tế tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.

29.Lê Văn Tề, ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu (1999), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

30.Vũ Phúc Thái (2003), “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt để phát huy nội lực”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003.

31.Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Một vài ý kiến về bảo mật và quản lý rủi ro các giao dịch ngân hàng điện tử”, Tạp chí Ngân hàng, Số 14.

32.Lê Văn Tƣ, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

33.Lê Văn Tƣ (1997), Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 34.Đặng Trần (2006), “Thẻ Việt Nam- Hội nhập và phát triển”, Tạp

chí Vietcombank, Số 150+151.

35.Trần Mai Ƣớc (2006), “Phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam thách thức và cơ hội”, Tạp chíCông nghệ ngân hàng, Số 8, tr18.

36.Bá Vƣợng (2003), “Thẻ connect 24- Công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đa lợi ích”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003.

37. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành Qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)