Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK (Trang 40)

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập vào năm 1988 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật.

Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân

33

hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/10/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:

- Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng - Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng - Tổng dƣ nợ: trên 523.088 tỷ đồng

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia.

Hơn 26 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank luôn giữ vững là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, và gặt hái đƣợc nhiều thành công nhất định:

- Năm 2009, Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thƣơng công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.

34

- Năm 2011, Agribank đƣợc bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", đƣợc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

- Năm 2012, vƣợt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Trong năm 2012, Agribank đƣợc trao tặng các giải thƣởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lƣợng thanh toán cao; Ngân hàng Thƣơng mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Hiện tại, Agribank đội có trụ sở chính đặt tại số 18 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Vào thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng có 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 01 Trung tâm thẻ, 01 chi nhánh tại Campuchia, 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nƣớc , Agribank hiện có 9 công ty con. Cụ thế: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC) - CTCP, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp(Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VJC), Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại và đầu tƣ phát triển Hải Phòng, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank.

Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Đi ̣nh chế tài chính lớn nhất Vi ệt Nam, Agribank đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

2.1.1.2. Một số hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái , kinh tế trong nƣớc đƣ́ng trƣớc nhiều khó khăn , thách

35

thƣ́c, song với nhƣ̃ng biê ̣n pháp chỉ đa ̣o quyết liê ̣t của Hô ̣i đồng Thành viên , Ban Điều hành , sƣ̣ đồng thuâ ̣n , nỗ lƣ̣c của toàn hê ̣ thống , Agribank tiếp tu ̣c khẳng đi ̣nh vi ̣ trí , vai trò của Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu đối với thị trƣờng tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nƣớc , góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc thƣ̣c hiê ̣n mu ̣c tiêu kiềm chế la ̣m phát , ổn đi ̣nh kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hô ̣i.

a. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó không những quyết định tới quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung mà còn ảnh hƣởng đến quy mô của hoạt động tín dụng . Nguồn vốn có dồi dào mới cung cấp đƣợc “nhiên liệu” cho các hoạt động khác. Chính vì tầm quan trọng này, Agribank đã tổ chức công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế trên thị trƣờng thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động kết hợp với hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đổi mới tác phong làm việc, thoả mãn kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng nhƣ thực hiện tốt các dịch vụ khác.

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu huy động. Với các chính sách điều hành hợp lý linh hoạt, nguồn vốn huy động của Agribank luôn ổn định, tăng trƣởng phù hợp trong những năm qua:

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013

(Đơn vị: tỷ đồng) 0 200.000 400.000 600.000 800.000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 505.792 540.000 634.505 Vốn huy động Vốn huy động

36

Trong năm 2011, tổng vốn huy động của Agribank đạt 505.792 tỷ tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) so với cuối năm 2010, đa ̣t mu ̣c tiêu kế hoa ̣ch đề ra.. Đến năm 2012, con số này tăng lên 540.000 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trƣớc.

Tiếp nối những kết quả từ năm trƣớc, năm 2013, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra phức tạp, gay gắt. Toàn ngân hàng đã tập trung nỗ lực cao cho công tác huy động vốn, thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn, tập trung xây dựng các chính sách điều hành công tác huy động vốn linh hoạt với diễn biến của thị trƣờng đồng thời tuân thủ nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Kết quả là tổng huy động vốn tính đến 31/12/2013 đạt 634.505 tỷ đồng tăng 17,5% so với đầu năm cao gấp đạt 105% kế hoạch năm, trong đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ (bao gồm cả giấy tờ có giá) đạt 427.910 tỷ đồng, chiếm trên 67, 44% tổng vốn huy động.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2011 – 2013 của Agribank

Thời gian Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn huy động 505.792 100 540.000 100 634.505 100 Nguồn vốn huy động từ khách hàng

Tiền gửi dân cƣ 306.510 60,6 344.520 63,8 414.966 65,4

Nguồn vốn huy động

từ các tổ chức kinh tế 104.194 20,6 117.180 21,7 126.266 19,9 Tiền gửi Kho bạc Nhà

nƣớc 21.243 4,2 16.740 3,1 24.112 3,8

Nguồn vốn huy dộng từ Tổ chức

37

Qua các số liệu trên bảng ta nhận thấy, trong tổng nguồn huy động, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ này lần lƣợt là 60,6%, 63,8% và 65,4% trong các năm 2011; 2012; 2013. Nhƣ vậy, Ngân hàng đảm bảo cơ cấu, tăng trƣởng nguồn vốn có tính ổn định cao, đặc biệt từ nguồn tiền gửi dân cƣ với tỷ trọng cao; thực hiện đa dạng sản phẩm và hình thức huy động vốn, góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống.

b. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng bậc nhất , mang lại thu nhập chủ yếu và quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Trong những năm đầu thành lập từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động nông nghiệp, nông thôn đến nay Agribank đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tƣ nhân. Cơ cấu và loại hình cho vay của Ngân hàng cũng ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Ngân hàng còn triển khai cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, đi lao động nƣớc ngoài, cho vay cổ phần hóa…Cùng với việc đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng, Ngân hàng vẫn luôn chú trọng đảm bảo tốt chất lƣợng tín dụng và đảm bảo nợ quá hạn vẫn luôn nằm trong mức giới hạn cho phép.

Thực hiện định hƣớng tăng trƣởng vững chắc, coi trọng chất lƣợng tín dụng, quản lý tốt và kiểm soát tốt nợ xấu; đồng thời tận dụng cơ hội, chuyển kinh doanh theo hƣớng chủ động, phát triển mạnh mạng lƣới khách hàng, tổng dƣ nợ tín dụng của Agribank liên tục tăng trong thời gian qua

38

Biểu đồ 2.2. Tổng dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2011 - 2013

(Đơn vị: tỷ đồng) 350,000 400,000 450,000 500,000 550,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 443,476 480,453 530,600 Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank 2011-2013)

Năm 2011, Agribank đã thực hiện tích cực hoạt động tín dụng theo chính sách kích cầu, tăng trƣởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tổng dƣ nợ tín dụng đạt 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng (tăng 6,9%) so với năm 2010.

Bƣớc vào năm 2012, với 24 năm xây dựng và phát triển ổn định, Agribank tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tích đó. Trong năm 2012, Agribank đã chủ động đƣa ra những giải pháp khắc phục khó khăn và nỗ lực không ngừng để đạt đƣợc những kết quả khả quan. Hoạt động sử dụng vốn đạt hiệu quả khá cao nên tổng dƣ nợ tín dụng đạt 480.453 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2011.

Đến 31/12/2013 dƣ nợ toàn Ngân hàng đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm và hoàn thành 102% kế hoạch năm. Chính sách tín dụng của Ngân hàng trong năm là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn giúp doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn lƣu động để phục vụ kinh doanh đồng thời giúp tăng vòng quanh của vốn cho ngân hàng và quản lý tốt đƣợc nguồn vốn cho vay. Năm 2013, Agribank ban hành ki ̣p thời mô ̣t số cơ chế , chính sách tín dụng, chỉ đạo điều hành hoa ̣t đô ̣ng này đảm bảo nguyên tắc tăng trƣởng tín du ̣ng phù hợp với tăng trƣởng nguồn vốn, nâng cao chất lƣợng tín du ̣ng. Agribank giảm dần

39

dƣ nợ cho vay phi sản xuất , tâ ̣p trung cân đối vốn cho vay nông nghiê ̣p , nông thôn, xuất khẩu. Tỷ lệ dƣ nợ cho khu vực “Tam nông” chiếm gần 70%/tổng dƣ nợ, tăng 39.341 tỷ đồng, tốc đô ̣ tăng trƣởng đa ̣t 15% so với năm 2010. Dƣ nợ cho vay lĩnh vƣ̣c phi sản xuất giảm 18,8% so với năm 2010. Agribank tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP về Chính sách tín du ̣ng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chƣơng trình cho vay thu mua, chế biến , xuất khẩu lƣơng thƣ̣c , thủy sản, cà phê… ; cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoa ̣ch đối với nông sản , thủy sản theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg. Trong đó, cho vay lƣơng thƣ̣c tăng 48,9%, thủy sản tăng 18%, chăn nuôi tăng 31,7% v.v…

Trên tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc, Agribank đã tăng cƣờng kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, đảm bảo tăng trƣởng dƣ nợ ở mức hợp lý theo quy mô huy động vốn. Đáng chú ý, do Agribank luôn đảm bảo tốt quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và các hoạt động kinh doanh hiệu quả nên Ngân hàng là một trong số ít ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép tăng trƣởng tín dụng trên 20%.

c. Các hoạt động khác

Với thời gian hoạt động 26 năm qua, bên cạnh hoạt động tín dụng Ngân hàng Agribank cũng chú trọng tới phát triển các dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng khách hàng một cách nhanh nhất nhƣng vẫn đảm bảo an toàn, thuận tiện, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

 Hoạt động dịch vụ thanh toán

- Thanh toán trong nước: Agribank cung cấp dịch vụ thanh toán trong nƣớc thông qua mạng lƣới các điểm giao dịch và hệ thống ATM, hệ thống ngân hàng điện tử và thỏa thuận với các ngân hàng khác để tham gia mạng lƣới thanh toán của họ. Cụ thể, Agribank cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc; dịch vụ quản lý tài khoản giao dịch với việc nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dƣ và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng, dịch vụ trả lƣơng qua tài khoản. Để phục vụ khách hàng tốt nhất Agribank đã không

40

ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Agribank ban hành các quy trình, quy chế về nghiệp vụ thanh toán, các quy định, chế độ thƣởng phạt đối với các giao dịch viên, chấm điểm chi nhánh để nâng cao chất lƣợng giao dịch, ...

Năm 2013, tổng lƣợng giao di ̣ch thanh toán của Agribank tăng 21% so với năm 2012. Các kênh thanh toán hoạt động ổn định , an toàn, hiê ̣u quả và ngày càng phát tri ển. Thanh toán trong hê ̣ thống (IPCAS) thƣ̣c hiê ̣n tổng số 11.316.305 giao di ̣ch, số tiền giao di ̣ch đa ̣t 2.396.914 tỷ đồng, tăng 15,57% so với năm 2012; bình quân thực hiện 44.906 giao di ̣ch/ngày, tăng 27,96% so với năm 2012. Agribank triển khai thanh toán song phƣơng trên toàn hê ̣ thống với nhiều ngân hàng thƣơng ma ̣i , thƣ̣c hiê ̣n 4.540.447 giao di ̣ch thanh toán đi đến, số tiền giao di ̣ch 761.834 tỷ đồng , bình quân thực hiện 18.017 giao

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)