Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK (Trang 37)

Tại Việt Nam, thẻ thanh toán đã đƣợc biết đến hơn 10 năm trƣớc đây, nhƣng phải đến năm 1998 thị trƣờng thẻ mới trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Bởi lợi nhuận từ dịch vụ này rất hấp dẫn đối với các ngân hàng và đó chính là cơ hội để các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và đây cũng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại giúp Việt Nam đi tắt đón đầu trong dịch vụ ngân hàng, giúp hoạt động ngân hàng trong nƣớc có sức mạnh cạnh tranh về công nghệ với các ngân hàng nƣớc ngoài trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ đem lại không ít những khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam nhƣ: khó khăn về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nói chung và bản thân ngân hàng nói riêng đã gây nhiều trở ngại đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ đạt tới những giá trị tiềm năng vốn có của nó, buộc ngân hàng phải không ngừng tự mình nhìn lại và đƣa ra các biện pháp giải

30

quyết để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng. Hoạt động sôi nổi của thị trƣờng thẻ những năm qua đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thẻ, có thể tổng hợp các công trình đó nhƣ sau:

- Nguyễn Danh Lƣơng (2003), Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội – “Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam”, công trình phân tích đánh giá thực trạng của hình thức thanh toán ở nƣớc ta, đặc biệt là nghiên cứu, phân tích tranh chấp và rủi ro trong nghiệp vụ thẻ. Qua đó đƣa ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu tổn thất, hạn chế rủi ro, mở rộng và hoàn thiện thị trƣờng thanh toán thẻ ở nƣớc ta.

- Trần Tấn Lộc (2004), Luận án tiến sĩ Khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, “Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ Ngân hàng tại Việt Nam”, công trình đề cập những lý luận tổng quan về thẻ ngân hàng. Khảo sát thị trƣờng thẻ tại ngân hàng Việt Nam từ đó đƣa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng tại Việt Nam.

- Lê Văn Tề, Trƣơng Thị Hồng (1999), NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, “Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam”, cuốn sách đề cập lịch sử ra đời quy trình phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ trong tƣơng lai ở Việt Nam. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ quốc tế và ứng dụng thẻ thanh toán tại VCB – Hồ Chí Minh.

- Trần Mai Ƣớc (01-02/2006), “ Phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam thách thức và cơ hội” đăng trên tạp chí Công nghệ ngân hàng, tác giả tổng quan về tình hình phát triển trong lĩnh vực thanh toán thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh đó đề cập những tiện ích, cũng nhƣ thách thức và đƣa ra những gợi ý phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới .

- Nguyễn Đức (8/2006), “Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng” đăng trên Diễn đàn Thị trƣờng chủ nhật, tác giả nêu lên thực trạng hoạt động

31

thị trƣờng thẻ ngân hàng các ngân hàng và đƣa ra những giải pháp để phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng.

- Trần Tấn Lộc (2003), “Một số vấn đề về phát triển hệ thống ATM tại Việt Nam” đăng trên Chuyên đề Tạp chí ngân hàng, tác giả đƣa ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế và thực hiện kết nối hệ thống ATM để khắc phục đề xuất một số giải pháp, bốn phƣơng án cơ bản góp phần đƣa dịch vụ ATM phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới.

- Trung Kiên (02/2006), “Thị trường thẻ ATM vẫn còn nhiều thách thức” đăng trên tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam, bài báo đề cập đến những khó khăn khi sử dụng thẻ ATM.

- Lê Ngọc Sơn (08/2006), “Thẻ ATM- “chiếc ví hiện đại” đăng trên Xã hội thông tin, bài viết nêu lên những ƣu điểm, tiện ích khi sử dụng thẻ ATM và một số cách thức để sử dụng thẻ an toàn.

- TS Vũ Văn Thực, Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tạp chí Kinh tế và Hội nhập, số 7/2012, tác giả giới thiệu với độc giả khái quát về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank) trong thời gian qua, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ này.

Các công trình trên đã nghiên cứu thẻ ngân hàng nói chung ở góc độ khác nhau,tuy nhiên hiện vẫn chƣa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động thanh toán thẻ của Agribank. Vì vậy, đề tài này đƣợc lựa chọn để tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ đó định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới hiệu quả phát triển hoạt động thanh toán thẻ ở ngân hàng này trong thời gian tới.

32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập vào năm 1988 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật.

Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân

33

hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/10/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:

- Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng - Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng - Tổng dƣ nợ: trên 523.088 tỷ đồng

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia.

Hơn 26 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank luôn giữ vững là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, và gặt hái đƣợc nhiều thành công nhất định:

- Năm 2009, Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thƣơng công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.

34

- Năm 2011, Agribank đƣợc bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", đƣợc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

- Năm 2012, vƣợt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Trong năm 2012, Agribank đƣợc trao tặng các giải thƣởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lƣợng thanh toán cao; Ngân hàng Thƣơng mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Hiện tại, Agribank đội có trụ sở chính đặt tại số 18 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Vào thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng có 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 01 Trung tâm thẻ, 01 chi nhánh tại Campuchia, 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nƣớc , Agribank hiện có 9 công ty con. Cụ thế: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC) - CTCP, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp(Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VJC), Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại và đầu tƣ phát triển Hải Phòng, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank.

Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Đi ̣nh chế tài chính lớn nhất Vi ệt Nam, Agribank đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

2.1.1.2. Một số hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái , kinh tế trong nƣớc đƣ́ng trƣớc nhiều khó khăn , thách

35

thƣ́c, song với nhƣ̃ng biê ̣n pháp chỉ đa ̣o quyết liê ̣t của Hô ̣i đồng Thành viên , Ban Điều hành , sƣ̣ đồng thuâ ̣n , nỗ lƣ̣c của toàn hê ̣ thống , Agribank tiếp tu ̣c khẳng đi ̣nh vi ̣ trí , vai trò của Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu đối với thị trƣờng tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nƣớc , góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc thƣ̣c hiê ̣n mu ̣c tiêu kiềm chế la ̣m phát , ổn đi ̣nh kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hô ̣i.

a. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó không những quyết định tới quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung mà còn ảnh hƣởng đến quy mô của hoạt động tín dụng . Nguồn vốn có dồi dào mới cung cấp đƣợc “nhiên liệu” cho các hoạt động khác. Chính vì tầm quan trọng này, Agribank đã tổ chức công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế trên thị trƣờng thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động kết hợp với hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đổi mới tác phong làm việc, thoả mãn kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng nhƣ thực hiện tốt các dịch vụ khác.

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu huy động. Với các chính sách điều hành hợp lý linh hoạt, nguồn vốn huy động của Agribank luôn ổn định, tăng trƣởng phù hợp trong những năm qua:

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013

(Đơn vị: tỷ đồng) 0 200.000 400.000 600.000 800.000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 505.792 540.000 634.505 Vốn huy động Vốn huy động

36

Trong năm 2011, tổng vốn huy động của Agribank đạt 505.792 tỷ tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) so với cuối năm 2010, đa ̣t mu ̣c tiêu kế hoa ̣ch đề ra.. Đến năm 2012, con số này tăng lên 540.000 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trƣớc.

Tiếp nối những kết quả từ năm trƣớc, năm 2013, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra phức tạp, gay gắt. Toàn ngân hàng đã tập trung nỗ lực cao cho công tác huy động vốn, thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn, tập trung xây dựng các chính sách điều hành công tác huy động vốn linh hoạt với diễn biến của thị trƣờng đồng thời tuân thủ nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Kết quả là tổng huy động vốn tính đến 31/12/2013 đạt 634.505 tỷ đồng tăng 17,5% so với đầu năm cao gấp đạt 105% kế hoạch năm, trong đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ (bao gồm cả giấy tờ có giá) đạt 427.910 tỷ đồng, chiếm trên 67, 44% tổng vốn huy động.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2011 – 2013 của Agribank

Thời gian Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn huy động 505.792 100 540.000 100 634.505 100 Nguồn vốn huy động từ khách hàng

Tiền gửi dân cƣ 306.510 60,6 344.520 63,8 414.966 65,4

Nguồn vốn huy động

từ các tổ chức kinh tế 104.194 20,6 117.180 21,7 126.266 19,9 Tiền gửi Kho bạc Nhà

nƣớc 21.243 4,2 16.740 3,1 24.112 3,8

Nguồn vốn huy dộng từ Tổ chức

37

Qua các số liệu trên bảng ta nhận thấy, trong tổng nguồn huy động, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ này lần lƣợt là 60,6%, 63,8% và 65,4% trong các năm 2011; 2012; 2013. Nhƣ vậy, Ngân hàng đảm bảo cơ cấu, tăng trƣởng nguồn vốn có tính ổn định cao, đặc biệt từ nguồn tiền gửi dân cƣ với tỷ trọng cao; thực hiện đa dạng sản phẩm và hình thức huy động vốn, góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống.

b. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng bậc nhất , mang lại thu nhập chủ yếu và quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Trong những năm đầu thành lập từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động nông nghiệp, nông thôn đến nay Agribank đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tƣ nhân. Cơ cấu và loại hình cho vay của Ngân hàng cũng ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Ngân hàng còn triển khai cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, đi lao động nƣớc ngoài, cho vay cổ phần

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)