Bệnh dinh dưỡng ở tôm

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 75)

- Phòng bệnh: áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho giáp xác.

6.1.2. Bệnh dinh dưỡng ở tôm

a. Bệnh thiếu Vitamin C + hội chứng chết đen

- Tác nhân gây bệnh: do hàm lượng Vitamin C thấp.

- Dấu hiệu bệnh lý và phân bố:

+ Dấu hiệu đầu tiên thấy rõ vùng đen ở cơ dưới lớp vỏ kitin ở phần bụng, đầu ngực, đặc biệt các khớp nối giữa các đốt.

+ Bệnh nặng vùng đen xuất hiện trên mang và thành ruột, tôm bỏ ăn chậm lớn, tôm mắc bệnh mãn tính thiếu Vitamin C có thể bị chết từ 1 + 5% /ngày, tỷ lệ hao hụt tổng cộng rất lớn khoảng 80 + 90%.

+ Hiện tượng bệnh lý giống bệnh ăn mòn vỏ kitin.

- Chẩn đoán bệnh: dựa vào dấu hiệu bệnh lý

- Biện pháp phòng trị bệnh:

+ Dùng thức ăn tổng hợp nuôi tôm có hàm lượng Vitamin C 2 – 3 g/1kg thức ăn cơ bản, lượng Vitamin C tích luỹ trong tôm > 0,03mg/1g mô cơ tôm sẽ tránh được bệnh chết đen và có sức đề kháng cao.

+ Thường xuyên bổ sung tảo vào hệ thống nuôi đó là nguồn Vitamin C tự nhiên rất tốt cho tôm.

b. Bệnh mềm vỏ ở tôm thịt

+ Bệnh thường xảy ra ở tôm từ 3 + 5 tháng tuổi (cuối tháng nuôi thứ 2, đầu tháng nuôi thứ 3) và nuôi ở mật độ dày 15 + 30con/m2, sau khi lột xác vỏ kitin không cứng lại được và rất mềm.

+ Bệnh mềm vỏ ảnh hưởng lớn tới năng suất sản lượng và giá trị thương phẩm.

+ Để phòng bệnh mền vỏ càn quản lý độ kiềm từ 80 – 160 mg/l, định kỳ bón bột đá hoặc vôi Dolomite từ 2 – 3 lần/tháng. Cần bổ sung thêm khoáng và vi lượng thường xuyên vào thức ăn công nghiệp cho tôm ăn.

http://www.ebook.edu.vn 75

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)