Bệnh nấm mang ở cá

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 57)

- Phòng bệnh: áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho giáp xác.

4.3.1. Bệnh nấm mang ở cá

a. Tác nhân gây bệnh:

Là các loài thuộc giống Branchiomyces có 2 loài:

+ Loài B.sanguinis Plehn, 1921: sợi nấm thô, ít phân nhánh, ăn sâu vào các mao huyết quản. Đây là loài thường ký sinh ở mang cá trắm cỏ.

+ Loài B. demigrans Wundseh, 1930: sợi nấm uốn cong như mắt lưới, phân nhánh nhiều, các nhánh men theo mao huyết quản của tơ mang, phát triển chằng chịt chiếm hết cả tơ mang. Ký sinh ở mang cá trắm đen, mè, cá trôi.

http://www.ebook.edu.vn 57 Khi cá bị bệnh, mang chuyển màu hồng nhạt hoặc trắng nhạt, các tơ mang bị phá huỷ, cung mang bị ăn mòn. Bệnh phát triển nhanh làm cho cá bột cá, giống chết hàng loạt.

c. Phân bố và lan truyền bệnh:

+ Gây bệnh ở tất cả các giai đoạn phát triển cá trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng ít gặp. Đặc biệt bệnh phát triển mạnh ở các ao tù đọng lâu năm không cải tạo, nước ao bẩn và có hàm lượng mùn bã hữu cơ cao.

+ Mùa vụ phát bệnh: Bệnh xuất hiện vào cuối xuân, đầu hè, mùa thu ở Miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.

d. Chẩn đoán bệnh:

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra mang cá dưới kính hiển vi, có thể thấy rõ các sợi nấm, bào tử nấm phát triển trên các tơ mang.

e. Biện pháp phòng trị bệnh:

- Phòng bệnh: áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho ĐVTS như:

- Trị bệnh: chưa có biện pháp trị bệnh hữu hiệu: Khi cá bị bệnh phải thay nước mới hoặc chuyển toàn bộ sang ao nước sạch.

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)