Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho ĐVTS

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 34)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

3.2.2.Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho ĐVTS

a. Tiến hành kiểm dịch ĐVTS

Trước khi vận chuyển ĐVTS phải kiểm dịch, khi phát hiện bệnh phải sử dụng các biện pháp xử lý nghiêm túc, tránh để lây lan bệnh từ vùng này sang vùng kia.

b. Sát trùng cơ thểĐVTS

Vật nuôi có thể mang mầm bệnh (tác nhân gây bệnh) vào ao nuôi. Vì vậy nguồn vật nuôi trước khi thả vào ao cần phải khử trùng.

+ Tắm cho tôm, cá bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Cá nước ngọt: cỡ cá hương trở lên, dùng: NaCl nồng độ 2 + 3%, thời gian 5 + 15 phút. Thuốc tím, nồng độ 10 – 20 ppm, thời gian 30 – 60 phút.

+ Tôm, cá nước lợ mặn: Formaline 200 – 300ppm, thời gian tắm 30+60 phút; dung dịch Oxy già nồng độ 50 – 100 ppm, thời gian tắm 30 + 60 phút.

+ Phun trực tiếp xuống ao nuôi bằng một trong các loại thuốc sau: Dùng CuSO4 (phèn xanh) liều lượng 0,2 + 0,5 ppm; BKC nồng độ 0,1 – 0,5 ppm.

c. Sát trùng thức ăn và nơi cho ĐVTS ăn

+ Đối với thức ăn: là thực vật dùng Ca(OCl)2 nồng độ 6 ppm ngâm trong 20 phút, là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất nấu chín.

+ Đối với phân bón: phân hữu cơ cần ủ kỹ với 1% vôi bột kết hợp với Ca (OCl)2 với lượng 20 + 24 g /100 kg phân rồi mới sử dụng.

+ Xung quanh nơi cho ăn thường xuyên treo từ 2 + 3 túi vôi, liều lượng 2 – 4 kg vôi/túi hoặc 100 – 200 g Clorua vôi/túi.

d. Sát trùng dụng cụ.

Các loại dụng cụ trước khi sử dụng phải khử trùng bằng cách ngâm vào dung dịch CaO(Cl2) nồng độ 200 ppm ít nhất trong 1 giờ và rửa sạch mới dùng.

e. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh

Ở miền Bắc bệnh thường xuất hiện mạnh nhất vào màu xuân, đầu mùa hè và mùa mưa ở miền Nam.

+ Dùng thuốc phòng ngừa bệnh ngoại ký sinh cho ĐVTS:

Trước mùa phát sinh bệnh ta có thể phun trực tiếp thuốc xuống ao (như phần b). Có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ĐVTS ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh (như phần c).

+ Dùng thuốc phòng ngừa bệnh nội ký sinh cho ĐVTS:

Bằng cách trộn một số kháng sinh, Vitamin, cây thuốc nam,… với thức ăn cho ĐVTS ăn.

http://www.ebook.edu.vn 34

f. Tiêu diệt ký chủ cuối cùng ở trên cạn: một số trùng bệnh ký sinh có ký chủ trung gian là động vật không xương sống thuỷ sinh và cá, ký chủ cuối cùng là động vật trên cạn như chim, người và động vật có vú khác.

+ Làm hình nộm cắm ở các ao nuôi để xua đuổi chim.

+ Dọn sạch cỏ rác, san lấp các hang hốc quanh ao không còn nơi ẩn nấp và đẻ trứng của trùng bệnh.

+ Xử lý phân hữu cơ theo đúng kỹ thuật trước khi bón xuống ao ương nuôi. + Bỏ tập tục ăn gỏi, ăn tái các loài ĐVTS.

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 34)