Bệnh dovi khuẩn Pseudomonas ở ĐVTS

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 50)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

4.2.2.Bệnh dovi khuẩn Pseudomonas ở ĐVTS

a. Tác nhân gây bệnh:

http://www.ebook.edu.vn 50 + Là Vi khuẩn hiếu khí Gram âm, hình que hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,5 – 1 x 1,5 – 5 μm.

+ Chúng chuyển động bằng 1 hoặc nhiều tiêm mao.

b. Dấu hiệu bệnh lý:

- Trạng thái hoạt động: Bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi lên trên gần thành vuông góc với mặt nước, cá chết hàng loạt.

- Dấu hiệu bên ngoài:

+ Thời kỳ đầu ở chỗ cán đuôi xuất hiện 1 điểm trắng, sau đó lan dần về phía trước cho đến vây lưng, vây hậu môn, cảđoạn thân sau có màu trắng. Dấu hiệu này thường gặp ở giai đoạn cá hương và cá giống gọi là bệnh trắng đuôi.

+ Cục bộ hay đại bộ phận da xuất huyết, vẩy ở hai bên thân và bụng bị rụng, gốc vây hay toàn bộ vây lưng xuất huyết, các tia vây rách nát và cụt dần.

- Dấu hiệu nội tạng: Trong ruột không có thức ăn, ruột bị viêm và xuất huyết nên gọi là bệnh xuất huyết hay bệnh viêm ruột.

c. Phân bố và lan truyền bệnh:

+ Đối tượng bị bệnh:

+ Gây bệnh xuất huyết ở cá trắm, cá trê, cá chép, cá trình, cá tra, basa… + Bệnh trắng đuôi ở cá mè, mè vinh, trắm cỏ với tỷ lệ chết cao.

+ Bệnh hoại tửở ba ba, tôm càng xanh, ếch.. + Bệnh “giang mai” ở cá tai tượng.

+ Phân bố: Bệnh xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan và Việt Nam. Bệnh viêm ruột thường kết hợp với bệnh thối mang, bệnh nhiễm trùng máu, xuất huyết đốm đỏ.

+ Mùa vụ: bệnh xuất hiện quanh năm kể cả mùa lạnh và mùa hè nóng nực.

d. Chẩn đoán bệnh:

Dựa vào những dấu hiệ bệnh lý đặc trưng và phân lập vi khuẩn.

e. Biện pháp phòng trị bệnh: tương tự bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 50)