Bện hở tế bào Lympho (Lymphocystis) ở cá

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 39)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

4.1.3.Bện hở tế bào Lympho (Lymphocystis) ở cá

a. Tác nhân gây bệnh:

Virus gây bệnh LymphocystisIridovirus có kích thước trung bình 200 ± 50 nm, nhỏ nhất là 130 nm, lớn nhất là 330 nm phụ thuộc vào loài ký chủ.

Hình dạng của Virus có hình khối cầu 20 mặt, nhân là ADN.

b. Dấu hiệu bệnh lý:

+ Dấu hiệu bên ngoài: trên da, vây và đầu của cá có các khối u màu trắng đục, hoặc phớt hồng hay nâu vàng có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Các khối u có thể xuất hiện ở hầu hết ở hệ thống mạch ngoại biên. Điển hình nhất các nốt sần bên ngoài có cấu tạo dạng viên sỏi, có kích thước to nhỏ khác nhau, màu sắc phong phú. Đôi khi hệ thống mao mạch ngoại biên tụ thành đám lớn các tế bào có màu đỏ.

+ Dấu hiệu bên trong: xuất hiện một số tế bào Lympho nhiễm Virus ở trong cơ, màng bụng (phúc mạc) và trên bề mặt của các cơ quan nội tạng.

http://www.ebook.edu.vn 39 Bệnh ở tế bào Lympho xuất hiện ở 125 loài cá bao gồm cả cá nước ngọt, cá lợ mặn. d. Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các đặc điểm bệnh lý đặc trưng. e. Biện pháp phòng trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi. 4.1.4. Hi chng dch bnh l loét (EUS) a. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh EUS do nhiều tác nhân gây ra bao gồm hành loạt các yếu tố vô sinh và các yếu tố hữu sinh như:

- Virus: Vius là tác nhân đầu tiên gây bệnh lở loét ở cá. Hai loại vius là

RhabdovirusBinavirusđã được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm.

- Nấm: Nấm có vai trò quan trong các tác nhân tổng hợp của hội chứng lở loét. Tại những vết lở loét đều xuất hiện sợi nấm.

- Vi khuẩn: Vi khuẩn đơn độc gây bệnh và là nguyên nhân cuối cùng gây chết ở cá bệnh nặng. Một số vi khuẩn thường gặp là: Aeromonas hydrophylla, Pseudomonas sp., Flexibecter sp., Vibrio anguillarum... trong đó A.hydrophylla là tác nhân phổ biền gây bệnh lở loét.

- Ký sinh trùng: một số ký sinh trùng đơn bào (Trichodina, Chilodonella, Ichthyopthyrius, Epistylis, Henneguya...), sán lá đơn chủ (Gyroductylus), giáp xác (Lernaea, argulus, AAlliittrrooppuuss..), chúng làm cá bị tổn thương tạo điều kiện cho các tác nhân truyền nhiễm tấn công.

- Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, chất lượng nước, mức độ dinh dưỡng, sự tích tụ các sản phẩm trao đổi chất của cá, sự ô nhiễm công nghiệp, thuốc trừ sâu là những nguyên nhân quan trọng tác động mạnh đến môi trường, gây stress (sốc) làm cá yếu và giảm sức đề kháng.

b. Dấu hiệu bệnh lý:

+ Trạng thái hoạt động: cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước.

+ Dấu hiệu bên ngoài: da cá xẫm lại, có các đốm đỏ phát triển ởđầu, thân, các vây và đuôi. Các vết loét mở rộng dần gây rụng vẩy, xuất huyết và viêm. Khi bị bệnh nặng các vết loét ăn mòn sâu tới xương, vẩy rụng, xuất huyết và viêm.

+ Dấu hiệu bên trong nội tạng: Giải phẫu nội tạng cá hầu như không biến đổi. Sau một thời gian bệnh nặng cá kiệt sức và chết. Thời gian phát triển của bệnh kéo dài hay ngắn tuỳ thuộc và loài cá, mùa vụ và chất lượng nước.

c. Phân bố và lan truyền của bệnh:

Bệnh EUS xuất hiện trên hầu hết các đối tượng cá nước ngọt như: cá quả, cá trê, cá rô đồng, cá trắm , cá bống, basa, cá đối, cá bớp... và một số cá biển.

d. Chẩn đoán bệnh:

+ Dựa vào dấu hiệu bệnh lý. Cá bị bệnh lở loét, cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.

http://www.ebook.edu.vn 40 + Kiểm tra cẩn thận các tác nhân gây bệnh như: KST, nấm, vi khuẩn, virus và quá trình hình thành bệnh.

e. Biện pháp phòng trị bệnh:

- Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho ĐVTS. - Trị bệnh:

+

+ Khi cá bị bệnh, bón vôi với liều lượng cao: 4 – 6 kg/100m3 nước ao.

+ Trộn thuốc KN – 04 + 12 vào thức ăn tinh đã nấu chín để nguội cho ĐVTS ăn từ 6+10 liên tục với lượng 2 + 4g thuốc/1kg cá/ngày.

+ Thuốc Tiên Đắc của Trung Quốc: liều lượng 1,25 g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

+ Cho cá ăn Vitamin C với liều lượng 1 +3g/1kg cá/ ngày cho cá ăn liên tục 5+7 ngày.

+ Trộn thuốc kháng sinh với thức ăn tinh nấu chín để nguội, cho cá ăn liên tục trong 7 ngày: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Oxytetracyline với lượng 50 – 100 mg thuốc/kg cá/ngày đầu. Từ ngày thứ 2 + 7 lượng thuốc mỗi ngày giảm đi một nửa.

+ Erythromycin với lượng 20 – 50 mg thuốc/kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2+7 lượng thuốc mỗi ngày giảm 1/2 so với ngày đầu.

Kết hợp với dùng thuốc trộn vào thức ăn, phải tắm cho cá hoặc phun thuốc trực tiếp vào môi trường ao nuôi.

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 39)