Bệnh hoại tử thần kin hở cá biển (VNN)

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 47)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

4.1.14.Bệnh hoại tử thần kin hở cá biển (VNN)

Tên khác: Bệnh virus viêm màng lưới não của cá biển; bệnh cá bơi xoắn, bệnh cá mú liệt, bệnh cá điên...

http://www.ebook.edu.vn 47

a. Tác nhân gây bệnh:

Là Nodavirus hình cầu, đường kính 26 – 32 nm, nhân là ARN. Virus ký sinh trong tế bào chất của các tế bào thần kinh ở não và võng mạc mắt.

b. Dấu hiệu bệnh lý:

+ Cá dưới 20 ngày tuổi bị bệnh không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Cá từ 20 – 45 ngày tuổi bị bệnh có dấu hiệu yếu bơi gần tầng mặt. Cá từ 45 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh bơi không định hướng, bơi quay tròn hoặc xắy trôn ốc. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, bóng hơi căng phồng.

+ Cá trưởng thành: cá bị bệnh hạt động yếu, hôn mê, đầu nổi trên mặt nước hặc chìm dưới đáy. Ruột cá không có thức ăn, chứa đầy dịch màu xanh hay nâu nhạt, lá lách có chấm đỏ.

+ Bệnh gây chết ở giai đoạn cá con đặc biệt ở giai đoạn dưới 20 ngày tuổi.

c. Phân bố và lan truyền:

+ Gây bệnh ở 37 loài cá biển, nước lợ và nước ngọt đặc biệt ở các lòai cá mú như: cá mũ điểm gai, cá mũ mỡ, cá mú vân, cá mú chấm đỏ và cá song.

+ Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao.

d. Chẩn đoán bệnh:

+ Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý chẩn đoán sơ bộ.

+ Phương pháp mô bệnh học, chấn đoán PCR và kính hiển vi điện tử.

e. Biện pháp phòng trị bệnh:

Chúng ta cần áp dụng các biện phòng bệnh VNN bằng cách hạn chế quá trình lan truyền của bệnh từ cá bố mẹ sang thế hệ sau bằng Iodine để rửa trứng cá trước khi ấp với nồng độ 20ppm trong 15 phút.

+ Một biện pháp kỹ thuật khác nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh VNN là sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn cá tạp.

+ Quản lý các điều kiện môi trường thích hợp cho cá sinh sinh trưởng, phát triển, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá và bổ sung thức ăn tăng cường sức đề kháng bệnh như hỗn hợp khoáng, hỗn hợp vitamin, B+glucan.

+ Lựa chọn con giống không mang mầm bệnh VNN bằng phương pháp sử dụng Kit IQVNN+2000.

+ Một số kỹ thuật nhằm hạn chế bệnh VNN trong trại sản xuất giống: + Chỉ sử dụng cá bố mẹ sạch bệnh VNN khi cho sinh sản.

+ Hạn chế số lần sinh sản của mỗi cặp cá bố mẹ trong một vụ.

+ Xử lý nguồn nước bằng đèn cực tím hoặc ozon trước khi sử dụng.

+ Nên sản xuất cá theo từng đợt. Sau một đợt sản xuất, trang thiết bị cần được tẩy trùng toàn bộ, sau đó mới tiến hành sản xuất các đợt sau. Không nên sử dụng trại sản xuất liên tục, vì như vậy cơ hội bùng phát dịch bệnh VNN rất cao.

+ Ương nuôi với mật độ thích hợp nhằm tạo điều kiện tối ưu cho cá giống phát triển.

+ Không sử dụng hệ thống khép kín trong trại sản xuất vì như vậy cơ hội phát tán bệnh VNN trong trại sản xuất rất cao.

http://www.ebook.edu.vn 48 + Cho cá ăn thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn tươi sống.

Một phần của tài liệu Các bệnh ở thủy sản (Trang 47)