NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á –PGD VÕ VĂN TẦN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 43)

- Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng cho vay bằng đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngoại tệ Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn bằng VNĐ của các DNVVN vẫn

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á –PGD VÕ VĂN TẦN

3.4.1. Những kết quả đạt được

Một là: Chất lượng tín dụng của PGD ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nợ gia hạn giảm qua các năm. Tuy trong những năm qua quy mô của cho vay DNNVV của PGD không được mở rộng nhưng cũng có thể đánh giá đây là thành tựu của PGD trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Với việc áp dụng chính sách hạn chế tín dụng, PGD đã sàng lọc được những khách hàng xấu, thiết lập quan hệ với các khách hàng tốt.

Hai là: Cơ cấu dư nợ có sự chuyển biến hợp lý hơn. Dư nợ vay DNVVN tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đây là ngành đang phát triển ở nước ta hiện nay nên khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiền là rất lớn, chất lượng cho vay của NH đươc đảm bảo.

Ba là: Công tác thẩm định cho vay đối với cácdoanh nghiệpvừa và nhỏ phần nào được nâng cao. Việc thẩm định từ chỗ chủ yếu là sao chép số liệu của khách hàng, dần dần áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề rộng hơn, kỹ thuật thẩm định hoàn chỉnh hơn. Hệ thống chấm điểm tín dụng, và xếp hạng khách hàng vay vốn ngày càng được chính xác và xát với thực tế hơn. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện vốn vay cũng được thực hiện chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế các khoản nợ có vấn đề.

Bốn là: Theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đông Á, PGD Võ Văn Tần đã thành lập ban xử lý nợ tồn đọng và tích cực đôn đốc trả nợ cũng như áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp, góp phần hạn chế tổn thất, lành mạnh hóa tài chính, tăng cường hoạt động kinh doanh của PGD.

Năm là: Trong quá trình cho vay các cán bộ tín dụng của ngân hàng luôn thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy như: luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, các quy chế, các quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ tín dụng và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng cũng như cầu Chính phủ trong quá trinh thực hiện quy trình cho vay, qua đó đã góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay.

Sáu là: Ngân hàng luôn chủ động trong việc tăng cường nhiều kênh tiếp cận với DNNVV. Thông qua các diễn đàn, báo chí, đài phát thanh, hội thảo, hội nghị… ngân hàng có cơ hội tìm hiểu nhu cầu của DN, từ có chính sách thu hút thêm nhiều khách hàng mới cũng như có cơ hội tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ mới.

Bảy là:Sản phẩm dịch vụ:Nghiệp vụ cho vay DNVVN tại PGD rất đa dạng và phong phú như cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay tài trợ đầu tư phương tiện vận tải; chương trình tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi; chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng VNĐ với lãi suất ngoại tệ; đặt biệt là chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng VNĐ với lãi suất 7%/năm có bảo hiểm tỷ giá…

Tám là: Biểu phí lãi suất linh hoạt,cạnh tranh, tính lãi trên số dư nợ thực tế, theo số dư giảm dần, lãi suất có bảo hiểm tỷ giá….

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần còn tồn tại nhiều điểm hạn chế như:

Chính sách

− Chính sách, cơ chế hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á điều chỉnh, thay đổi liên tục làm cho nhân viên không thích ứng được ngay, dẫn đến hoạt động tín dụng bị trì trệ, điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của PGD.

− Với việc thực hiện mô hình tín dụng ba bộ phận, làm cho các khâu trong quá trình cho vay diễn ra một cách minh bạch, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện diễn ra khá phức tạp, rườm rà, tốn thời gian. − Cơ cấu dư nợ theo TSĐB trong cho vay DNVVN cũng chưa hợp lí. Trong khi thị

trường BĐS đóng băng nhưng TSĐB bằng BĐS vẫn chiếm tỷ trọng lớn điều này tạo ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

− Vấn đề tài sản thế chấp đối với DNNVV còn cứng nhắc vì hiện tại ngân hàng không áp dụng hình thức vay tín chấp.

− Cơ cấu cho vay theo ngành nghề chưa hợp lí. Nhóm ngành Thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong khi nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng và Nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng thấp.

− Vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn, mặc dù ở mức thấp nhưng cũng gây rủi ro cho PGD, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần và làm giảm vòng quay của vốn tín dụng.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất của PGD còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển làm cho công việc tiến hành không được thuận lợi. Các máy móc, thiết bị không được tốt, tình trạng hư hỏng, trục trặc xảy ra liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên, kết quả hoạt động của PGD.

Nguồn nhân lực

− Hiện tại, tại phòng Tín dụng Doanh nghiệp của PGD chưa có trưởng phòng vì vậy phó phòng phải làm các công việc của trưởng phòng vì vậy khối lượng công việc lớn, hiệu quả chất lượng giảm sút.

− Nguồn nhân lực đào tạo ra cho các ngân hàng rất dồi dào nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao thì lại thiếu. Đồng thời, việc thay đổi và cắt giảm nhân sự quá nhanh làm cho nhân viên không kịp thích ứng.

Marketing

− Số lượng khách hàng DNVVN vẫn còn khiêm tốn so với quy mô của PGD. Việc tìm kiếm khách hàng còn khá bế tắc, và hiệu quả chưa cao. Khách hàng đến vay phần lớn là đã có quan hệ tín dụng với PGD.

− Nhiều sản phẩm mới chưa được công bố rộng rãi, cập nhật kịp thời trên hệ thống trang web của Ngân hàng để khách hàng DNVVN được biết.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

− Việc mất cân đối trong cho vay theo ngành nghề SXKD là do điều kiện khách quan của nên kinh tế. Sự “đóng băng” của thị trường bất động sản trong những năm gần đây, đã làm cho các dự án xây dựng phải dừng hoặc dãn tiến độ, kéo theo sự trì trệ của các ngành quan trọng là xây dựng và vật liệu xây dựng, trang trí nội thất…Mặc khác, do đặc điểm nhóm ngành Nông lâm ngư nghiệp thường không ổn định nên Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần đã có chính sách hạn chế cho vay đối với nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và Nông lâm ngư nghiệp.

− Thông tin không đủ và thiếu độ tin cậy:Thông thường các doanh nghiệp hay nghĩ rằng ngân hàng cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo nên thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thường không đầy đủ gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng khi tính toán các chỉ tiêu tài chính. Đồng thời do hạn chế về kiến thức kế toán, về thông tin tài chính của DNNVV nên việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính thiếu chính xác. Hiện nay cũng có nhiềudoanh nghiệpcố tình sửa chữa số liệu, dấu lãi để giảm thuế phải nộp. − Năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế.

− Bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp các SMES không có điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Do đó năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm thường không có tính cạnh tranh cao.

− Quản lý nhà nước về các DNVVN còn lơi lỏng, gây ra tình trạng phát triển tràn lan không kiểm soát được của các loại hình doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

− Do môi trường pháp lý về kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với các DNVVN chưa thật đầy đủ và đồng bộ ở việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định, các thông tư hướng dẫn chưa thống nhất giữa các liên ngành.

− Do tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng suy thoái, DNNVV gặp khó khăn trong kinh doanh sản xuất, các DNNVV hiện nay sản xuất cầm chừng hoặc thu hẹp quy mô dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.

Nguyên nhân chủ quan

− Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng cho đến thu và xử lý nợ. Với khối lượng công việc cũng như trách nhiệm của cán bộ tín dụng quá lớn. Mặt khác, hợp đồng vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực cán bộ tín dụng không thể am hiểu hết. Hơn nữa do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nên tạo áp lực cho cán bộ tín dụng phải hoàn thành công tác thẩm định và đưa ra kết luận có cho vay hay không trong vòng chỉ có 2 đến 3 ngày, việc này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao vì vậy việc sai sót là không thể tránh khỏi.

− Hệ thống thu thập thông tin giữa Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần Hòa đối với DNVVN còn hạn chế. Thông tin vềdoanh nghiệpđóng vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng trong qúa trình ra quyết định cho vay, theo dõi và kiểm soát chất lượng của các khoản vay của DNVVN. Tuy nhiên, chất lượng và sự phổ biến thông tin nói chung ở Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của các ngân hàng thương mại. Thông tin về các Doanh nghiệp, trừ các công ty cổ phần, hiện nay rất ít và hầu như không được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như internet, sách báo thống kê về số liệu DN, …Các cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin chủ yếu qua các kênh như: trên CIC, từ chính DN, đối tác của khách hàng, từ cơ quan thuế, chính quyền địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng như internet, mạng báo đài truyền hình… những nguồn thông tin trên có độ tập trung không cao, cán bộ tín dụng buộc phải sàng lọc khá nhiều.

− Việc thanh tra kiểm tra của ngân hàng còn chưa được thường xuyên hàng tháng, hàng quý đối với các DNNVV mà mình cho vay về việc sản xuất và kinh doanh. − Đội ngũ nhân viên tuổi đời tương đối trẻ có lợi thế năng động nhiệt tình nhưng

chưa có kinh nghiệm ít mối quan hệ nên sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như không tránh khỏi sai sót trong công việc.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w