Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 27)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á-PGD VÕ VĂN TẦN

3.3.1.1.Phân tích doanh số cho vay

Bảng 3.1. Tình hình doanh số cho vay

Đvt: tỷ đồng

Doanh số cho vay

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 so với2011 2013 so với2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (-) (+) % (-) (+) % Cá nhân 65,7 77% 37,9 63% 76,3 85% -27,8 -42% 38,4 101% DNVVN 13,3 16% 15,1 25% 7,7 9% 1,8 14% -7,4 -49% Khác 6 7% 7 12% 6 7% 1 17% -1 -14% Tổng 85 100% 60 100% 90 100% -25 -29% 30 50% (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần)

Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay của PGD Võ Văn Tần có sự biến động qua các năm. Cụ thể trong năm 2011, PGD đạt doanh số cho vay là 85 tỷ, đến năm 2012, giảm 25 tỷ so với 2011, doanh số cho vay chỉ còn 60 tỷ đồng và năm 2013 tình hình đã được cải thiện đáng kể, doanh số cho vay tăng mạnh, tăng đến 30 tỷ so với năm trước, đạt mức 90 tỷ đồng. Đây là mức doanh số tương đối cao với quy mô của một PGD.

Dựa vào bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay cá nhân của PGD Võ Văn Tần trong những năm gần đây luôn có mức doanh số cho vay cao hơn nhiều so với cho vay DNVVN, tuy nhiên lại không ổn định, có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2011, doanh số cho vay cá nhân đạt 65,7 tỷ đồng, chiếm đến 77% trong tổng cho vay. Đến năm 2012, doanh số cho vay cá nhân giảm mạnh, giảm 42% so với năm 2011 (tương ứng với mức giảm 27,8 tỷ đồng) và chỉ còn ở mức 37,9 tỷ, tuy nhiên doanh số cho vay cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao (chiếm 63%) trong tổng cho vay. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút, cộng với tâm lý của người Việt Nam, ngại nợ nần khi tình hình kinh tế eo hẹp, không đảm bảo sẽ trả được nợ. Vì vậy các khách hàng cá nhân sẽ không chấp nhận vay ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu và kinh doanh khi thật sự chưa cần thiết. Năm 2013, doanh số cho vay cá nhân của PGD tăng trưởng mạnh mẽ, vượt mức năm 2011, đạt đến mức doanh số là 76,3 tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng rất cao (chiếm 85%) trong tổng cho vay, tăng hơn gấp đôi doanh số năm trước, tương ứng với mức tăng 38,4 tỷ đồng. Sự tăng lên mạnh mẽ này trong doanh số cho vay cá nhân của PGD Võ Văn Tần là do trong năm 2013, mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều khởi sắc hơn so với năm 2012, hàng hóa đa dạng phong phú hơn, thu nhập người dân cũng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của các cá nhân theo đó mà biến động theo hướng đi lên. Người dân có xu hướng vay vốn ngân hàng phục vụ mục đích tiêu dùng và kinh doanh ngày càng nhiều. Nắm bắt được xu hướng hiện nay của người dân và nhận thấy việc cho vay đối với khối khách hàng doanh nghiệp trở nên khó khăn, nên ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh cho vay cá nhân thông qua các biện pháp như: hạ chuẩn cho vay, đơn giản hóa thủ tục, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng mức lãi suất ưu đãi,…

Doanh số cho vay đối với DNVVN trong những năm gần đây cũng biến động mạnh. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay DNVVN đạt 13,3 tỷ, chiếm 16% trong cơ

cấu. Năm 2012, doanh số này tăng lên thành 15,1 tỷ, chiếm 25% trong cơ cấu, tức đã tăng 1,8 tỷ so với năm trước. nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do trong năm 2012, kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, các DNVVN cần một lượng vốn để trang trải, vượt qua khó khăn hiện tại.Đến năm 2013, doanh số cho vay DNVVN giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu vay vốn của DNVVN giảm, các doanh nghiệp ngại mở rộng đầu tư, thu hẹp sản xuất. Ngoài ra còn do sau một năm kinh doanh không mấy hiệu quả, một số DNVVN cần vốn nhưng lại không đủ điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng, làm giảm số lượng khách hàng dẫn đến doanh số cho vay giảm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 27)