Phân tích dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 37)

- Hoạt động cho vay DNVVN phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như trên thế giới nên ngân hàng cần linh hoạt thay đổi cơ cấu theo kỳ hạn

3.3.2.3.Phân tích dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 3.9. Tình hình dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề kinh doanh ĐVT: tỷ đồng Dư nợ cho

vay

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (+) (-) % (+) (-) % Công nghiệp và xây dựng 1,4 24% 0,7 29% 2,2 43% -0,7 -50% 1,5 214% Thương mại dịch vụ 4,4 76% 1,7 71% 2,9 57% -2,7 -61% 1,2 71% Tổng 5,8 100% 2,4 100% 5,1 100% -3,4 -59% 2,7 113%

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần)

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề kinh doanh có sự biến động trong 3 năm gần đây.

Dư nợ cho vay DNVVN ngành công nghiệp và xây dựng năm 2011 đạt 1,4 tỷ đồng, chiếm 24% trong cơ cấu. Năm 2012 dư nợ này giảm một nửa, chỉ còn 0,7 tỷ đồng, chiếm 29% trong cơ cấu. Năm 2013, dư nợ này tăng trở lại, đạt đến 2,2 tỷ đồng, tức đã tăng 1,5 tỷ (tương ứng tăng 214%) so với năm trước.

Dư nợ cho vay DNVVN ngành thương mại dịch vụ năm 2011 đạt 4,4 tỷ đồng, chiếm 76% trong cơ cấu. Năm 2012 dư nợ này giảm 2,7 tỷ đồng, chỉ còn 1,7 tỷ đồng, chiếm 71% trong cơ cấu. Năm 2013, dư nợ này tăng trở lại, đạt đến 2,9 tỷ đồng, tức đã tăng 1,2 tỷ (tương ứng tăng 71%) so với năm trước.

Nhận xét:

Tình hình dư nợ cho vay DNVVN ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng khá cao (đều trên 50%) so với ngành công nghiệp và xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Khả năng hấp thụ vốn của nhóm ngành này khá cao, với đặc thù của ngành này là không có tồn kho, lưu kho, quá trình sản xuất cung ứng và tiêu dùng diễn ra đồng thời, điều đó góp phần làm giảm mối lo hàng tồn kho – một vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải đau đầu.

+ Các loại hình dịch vụ hiện nay đang được chú trọng mở rộng, phát triển rất nhiều, cho nên nhu cầu vay vốn của ngành này khá cao cũng là điều dễ hiểu.

+ Sự “đóng băng” của thị trường bất động sản trong những năm gần đây, đã làm cho các dự án xây dựng phải dừng hoặc dãn tiến độ, kéo theo sự trì trệ của các ngành quan trọng là xây dựng và vật liệu xây dựng, trang trí nội thất…

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 37)