Phân tích doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 31)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á-PGD VÕ VĂN TẦN

3.3.2.1.Phân tích doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng Doanh

số cho vay

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (+) (-) % (+) (-) % Ngắn hạn 5 38% 7 46% 5,6 73% 2 40% -1,4 -20% Trung & dài hạn 8,3 62% 8,1 54% 2,1 27% -0,2 -2% -6 -74% Tổng 13,3 100% 15,1 100% 7,7 100% 1,8 14% -7,4 -49%

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần)

Nhìn chung ta thấy tình hình doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn trong những năm gần đây có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu, từ chủ yếu là cho vay trung và dài hạn sang cho vay ngắn hạn.

Năm 2011, doanh số cho vay DNVVN ngắn hạn đạt 5 tỷ đồng, chiếm 38% trong cơ cấu. Năm 2012, doanh số cho vay DNVVN ngắn hạn tăng 2 tỷ (tương ứng tăng 40%) so với năm trước, đạt mức 7 tỷ đồng. Đến năm 2013, doanh số cho vay DNVVN ngắn hạn giảm còn 5,6 tỷ đồng, tức giảm 1,4 tỷ (tương ứng giảm 20%) so với năm trước. Mặc dù doanh số cho vay DNVVN ngắn hạn giảm nhưng trong năm 2012, quy mô doanh số cho vay của PGD Võ Văn Tần giảm mạnh nên tỷ trọng cho vay DNVVN ngắn hạn lại tăng, chiếm đến 73% trong cơ cấu.

Trong khi đó tỷ trọng cho vay DNVVN trung và dài hạn lại có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2011, doanh số cho vay DNVVN dài hạn đạt 8,3 tỷ đồng, chiếm 62% tong cơ cấu. Năm 2012, doanh số cho vay này giảm nhẹ, còn 8,1 tỷ đồng, tức đã giảm 2% (tương ứng với mức giảm 0,2 tỷ) và chiếm 54% trong cơ cấu. Năm 2013, doanh số cho vay DNVVN giảm mạnh, giảm đến 74% (tương ứng với mức giảm 6 tỷ), chỉ còn 2,1 tỷ, chiếm 27% trong cơ cấu.

Có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn này là do ảnh hưởng từ thị trường và từ cả chính sách mà ngân hàng thực hiện. Tình hình kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu vay và chính sách cho vay của ngân hàng đối với DNVVN cũng có sự thay đổi. Các DNVVN thu hẹp sản xuất, không muốn mở rộng sản xuất vì các hoạt động tiêu thụ sản phẩm bị trì trệ, hàng hóa chậm lưu thông nên các doanh nghiệp không thể đẩy mạnh sản xuất nhu cầu vay vốn vì thế mà giảm. Trong khi đó, các ngân hàng cũng ngại rủi ro, không dám cho vay đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ, thắt chặt các khoản cho vay trung và dài hạn hơn nên gây ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần (Trang 31)