5. Cấu trúc luận văn
3.1 Khái quát chung về ký hiệu không gian nông thôn
Theo Iu. Lotman, với thời gian, những dấu hiệu minh định nó có thể nhận thấy bằng những chỉ thị có cái dấu chỉ rất rõ thuộc trạng từ như: “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”, “bây giờ”, “cách đây một tháng”….Nói cách khác, đó là một trong những phương thức trong mức độ nào đó cho phép mở rộng từ xuất phát điểm gốc của “bây giờ” làm cho nó trở thành mộ trong những tọa độ thời gian. Kate Hamburger cho rằng, từ một quan điểm mang tính toán học hay vật lý, những điều trên tương ứng chính xác với những chỉ thị về không gian có giá trị khái niệm như: “đằng trước”, “đằng sau”, “bên phải”, “bên trái”, “trên”, “dưới”, “ở đây”, “ở kia’, “ở bên phải”, “ở bên trái”, “ở bên đông”, “ở bên tây”…- những chỉ thị này mở rộng thành cái mà người ta gọi là tọa độ không gian. Với thời gian, nó có những trạng từ để chỉ rõ và không gian cũng vậy. Trong nhận thức cũng như trong thực tế, không gian và thời gian kết hợp với nhau tạo nên một chỉnh thể. Trong tương quan với với thời gian thì phạm trù không gian vẫn có điểm khác biệt bằng việc nó là “hình thức của trực giác của giác quan ngoại tại” (Kant). Điều đó có nghĩa là, nó có thể được chuyển đổi thành tri giác hoặc thành sự biểu hiện về một không gian cụ thể nào đó có thể nhận biết dễ dàng. Nó trở thành một tín chỉ thẩm mỹ.
Dấu hiệu minh định không gian trong Thương nhớ đồng quê xuất hiện
ngay đầu truyện ngắn: “Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông thì gần nhưng từ làng tôi đến đấy phải năm mươi cây số. Làng tôi gần biển, mùa hè vẫn có gió biển thổi về”; “cái Minh em tôi và cái Mị con dì lưu đèo nhau đi học về, qua ngã ba thì bị chiếc ô tô chở cột điện cán chết”, Nhìn phía trước chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng”, “Đồng quê tôi vô danh. Nơi tôi đứng đây
70
vô danh”, “Mãi tới tận gần sáng tôi mới lần về đến rìa làng”, “Ngôi nhà nhỏ nép ven đường”, “Cái Minh em tôi và cái Mị con dì Lưu đèo nhau đi học về, qua ngã ba thì bị chiếc ô tô chở cột điện cán chết” …. Những dấu hiệu tương
tự trong Cánh đồng bất tận là: “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng
rộng”, “Làng xóm xa xa đằng phía những rặng dừa xanh thầm”, “chúng tôi dừng chân ở một xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh mang”, “Những chiều ghe chúng tôi đi ngang qua những người đàn bà ngồi giặt giũ dưới bến sông, tôi hay hỏi lòng, có phải tôi vừa ngang qua má đó không?”, “một xóm nhỏ bên bờ sông lớn”, “từ bờ bên kia của sông Bìm Bịp”, “Má tôi ngồi khóc bên bực con sông Dài”, “Xóm làng, ngôi nhà, vườn tược trôi tuột lại phía sau”,…Hầu hết những trạng từ đều bênh vực cho không gian ở cái thế heo hắt, chông chênh xa vời. Những từ vựng có trường ngữ nghĩa khá gần gũi: “ngã ba”, “vắt
qua”, “bên”, “gần”,…Còn trong Mùa len trâu đó là: “Núi Ba Thê bên này,
núi Cấm trước mặt, hòn Sóc, hòn Đất bên kia…”; “Bên kia nhà sàn…”; Bên ngoài trời vẫn mưa…đằng xa kia là Bảy Núi…”.
Thế nhưng ngay cả trong diện trường biểu hiện của không gian, kể cả trong tác phẩm văn học hay điện ảnh, ở chừng mực nào đó, có một phạm vi, chúng ta vẫn không thể chỉ ra rành rọt mà chỉ có thể cảm nhận bằng cảm xúc.
Theo ý nghĩa về vị trí của vật hay sự kiện thì không gian tượng trưng cho một tập hợp các tọa độ hoặc các mốc “tạo thành một hệ thống cơ động các quan hệ, lấy căn cứ từ một điểm, một vật thể, một trung tâm nào đó, tỏa ra theo x chiều” [6,629]. Trong thực tế, đó là quy tắc về ba trục, mỗi trục gồm hai hướng đông – tây, bắc – nam, thiên đỉnh – thiên để; hoặc cũng còn là: phải – trái, trên – dưới, trước – sau. Các nhân vật thực ra vẫn “ở đây”, vẫn tại vị cái cột mốc ban đầu – trong vòng tay của làng quê. Qua thời gian, nghĩa minh định của trạng từ “ở đây” đã cùn đi ít nhiều. Thực tế, người ta có thể thay đổi
71
“ở đây” bằng “ở đằng kia”. Những dấu hiệu chỉ không gian đã chỉ ở trên trong các tác phẩm, bằng miêu tả trong văn học và bằng hình ảnh trong điện ảnh, bổ sung cho minh định “ở đây” (trong ý nghĩa là trong không gian nông thôn). Từ điểm nhìn cũng như từ cảm nhận của chúng ta có thể cảm thấy được “chuyển vị” (được đổi chỗ) vào trong không gian được thể hiện bằng thị giác. Nhưng thực sự là họ không tài nào thoát ra được khỏi sự minh định như gông cùm giam cầm ấy. Nhà thơ Ti-u-trê-vưi đã viết:
Thiên nhiên không phải như điều anh tưởng
Không phải cái khuôn, không phải cái gì chết cứng
Thiên nhiên có trái tim rung động, có tiếng nói diệu kỳ, có tình yêu và có cả tự do
Bối cảnh thiên nhiên không chỉ chứa hình ảnh vật thể một cách đơn thuần mà nó còn gây cảm xúc cho tâm hồn người xem, làm người xem xúc động thực sự chứ không phải để xem cho thỏa con mắt.
Theo Iu. Lotman “Những mô hình, xã hội, tôn giáo, chính trị, đạo đức chung nhất (…) luôn có những định đặc tính không gian, khi thì trong hình thức của những đối lập “trời” – “đất”, “dương thế” – “âm phủ” (cấu trúc không gian ba bậc theo phương thẳng đứng, xếp theo trục trên – dưới); khi thì dưới hình thức đối lập đẳng cấp; khi thì trong hình thức phân biệt rạch ròi “phải” – “trái”… những điều này hợp thành mô hình thế giới nhất định phân biệt một cách rõ ràng bởi các dấu hiệu không gian”[7, 378]. Chính vì thế mà phương thức biểu hiện không gian qua hệ thống các ký hiệu, dấu hiệu thể hiện đặc tính của nó khá đa dạng và ẩn chứa dưới nhiều hình thức biểu thị khác nhau.
72