Không gian tâm tƣởng

Một phần của tài liệu Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể ( Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đống bất tận) (Trang 60)

5. Cấu trúc luận văn

2.3Không gian tâm tƣởng

Các hình thức không gian không chỉ đơn thuần tồn tại trong thế giới thực tế, nó còn tồn tại trong ý thức, trong quan niệm của con người, mang tính chất biểu trưng, như Gurevich nhận xét: Đôi khi chúng ta không ý thức được rằng (…) không gian không chỉ tồn tại một cách khách quan, chúng còn được con người ý thức và thể nghiệm một cách chủ quan, đồng thời những khái niệm không gian bao giờ cũng được định hình bởi nền văn hóa của nó. Làng quê, dù Bắc Bộ hay Nam Bộ đều có tính “đồng vị”, là một không gian lộ thiên, đầy ánh nắng, ấm áp, trong trẻo nhưng cũng không ít những mảnh xám khuất lấp, những khổ đau, dằn vặt. Các tác phẩm không chỉ nhằm miêu tả

58

hiện thực mà còn dùng hiện thực ấy nêu lên bài học cho con người, là sự kêu gọi trở về với tính thiện nguyên sơ vốn có.

Trong Mùa len trâu, cha Kìm dường như sống với thế giới hoài cổ

nhiều hơn là cuộc sống thực tại. Ông mơ màng hút thuốc nhìn về phía trước, kể những câu chuyện của mình thuở trẻ, những câu chuyện cổ đến ông cũng không rõ nguồn gốc. Những lời ông kể hay có cụm từ chỉ thời gian: “đời xưa”, “hồi thuở nhỏ”...Thời gian cổ niệm làm hiện về không gian qua “hình dung”, qua cái cách kể “nghe đâu”, “tôi nhớ”, cái cách tin tưởng vào lời “sấm truyền” của nhân vật. Hơi hướm cổ tích, truyền thuyết bỗng chốc làm không

gian quay ngược về xa xưa. Nhà văn Sơn Nam biên khảo cuốn Tìm hiểu đất

Hậu Giang và lịch sử đất An Giang có viết: “Đất An Giang thuộc về vùng đất cổ xưa. Vùng Bảy Núi và núi Ba Thê, núi Sập, núi Sam, có nơi còn vết tích (...) vào thời kỳ trước Công nguyên từ 4000 – 5000 năm. Con người sống trên mảnh đất này cũng có từ trước Công nguyên”. Những Phong Thần, Nịnh Thích “hồi thiên địa sơ khai, càn khôn hỗn độn”, “cỏ lạ hoa thơm” làm hiển hiện tiên cảnh “Trong hoa tiếng hát vừa ngưng lại. Là lúc trần gian qua vạn

năm” (Du tiên – Tào Đường).

Ở cha Kìm, thế giới đó giống như thế giới Thiên thai của các nhà thơ mới Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ trước. Nhà văn Sơn Nam trong một cuốn sách khác như muốn giải thích thêm về vùng đất mang nặng trầm tích quá khứ: “Bảy Núi hiện ra như kiểu hòn non bộ xinh xắn, bông điên điển khoe màu (...). Con trâu, con bò phải đứng trong chuồng cao sát lộ. Lộ xe là sân phơi lúa, nơi trẻ con vui đùa. Bụi hành, cây ớt đặt trên ba nọc cắm dụm

đầu lại”. Nông thôn bình dị như thuở khai thiên ấy làm không gian Mùa len

trâu như tăng thêm niên đại. Người cha già của gia đình tự nhủ khi người vợ

59

đời len trâu của mình cho riêng mình mà thôi”. Không gian đẹp như họa, như mơ ấy không được người khác đồng tình, nó bị cô lập trong tiềm thức, không thoát khởi thành không gian sinh tồn để ăn đời ở kiếp. Cố niệm của nhân vật không ai hiểu, ông giữ lại như một gia vị không thể thiếu trong những năm tận tháng dài của cuộc đời.

Nhân vật và làng quê trong Cánh đồng bất tận lại luôn tồn tại một

đường dây liên lạc về phương diện huyết thống, những đứa trẻ tên Hận, tên Thù, mang “khuôn mặt rắp tâm” của ông Võ ngày ngày đang sống trên những cánh đồng này, “nhàu úa, cọc cằn, cáu bẳn”. Chính đường dây liên lạc kiểu như thế là tác nhân quyết định chức năng của không gian làng quê đối với con người. Đó là chức năng làm “điểm phát sinh biến cố” trong cuộc đời nhân vật. Sự ra đi hay trở về làng quê của con người ở thôn quê hay có gốc gác thôn quê không phải là “hành động” đơn thuần mà “sự kiện” đánh dấu bước phát triển mới, thậm chí bước ngoặt trong cuộc đời họ… Nếu chuyến trở về của Quyên là hành trình của ra đi – trở về – ra đi thì hành trình của cô gái điếm tên Sương là đến một thoáng và ra đi vĩnh viễn – sự ra đi này kéo theo sự kiếm tìm của Điền – cũng có thể là không bao giờ trở về nữa. Cả hai tác phẩm

kết thúc bằng sự ra đi của nhân vật, với Thương nhớ đồng quê là cái chết của

hai em gái, là Nhâm lên đường nhập ngũ; ở Cánh đồng bất tận là sự ra đi của

Sương và Điền. Đến lúc “chúng tôi chẳng có chỗ nào để đi nữa”, không thể ngược sông Bìm Bịp băng quan vùng Kiên Hà vì ở đó “họ kiểm dịch thú y gắt gao”. Nói đâu xa, ngay cả trong làng quê của mình họ cũng không thể đến nơi mà mình mong muốn bởi ít nhiều những yếu tố ngoại quan. Về gần cuối phim, Điền và Sương biến mất, có thể hai người đã đến vùng đất khác, không có bất cứ tín hiệu nào. Tính chất ranh giới của không gian trong sự phức hợp của nó lúc này cơ sự rất mong manh. Nhưng tính mong manh đó không vào vị

60

trí xác định càng làm mơ hồ, mông lung hơn, và cuối cùng vẫn không thể trung hòa hay xuyên thấm không gian.

Nguyễn Võ Nghiêm Minh tạo nên Mùa len trâu không chỉ bằng

nguyên tác truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sơn Nam mà còn lấy tinh thần,

hồn cốt của cả tập Hương rừng Cà Mau. Nửa sau của tác phẩm điện ảnh, hầu

như các nhân vật cùng những tình tiết, biến cố được nhà làm phim sáng tạo phần nhiều so với nguyên tác. Không ít nhân vật xuất hiện trong cuộc đời Kìm dần biến mất trong diễn biến của phim, như sự qua đời của ông Tư, của ông bà Hai Tích, sự ra đi của mẹ Kìm, của Bân cũng như sự vắng mặt của

Quan – bạn Kìm. Còn vế sau của phim Cánh đồng bất tận, nhiều tình tiết, chi

tiết cũng đã được gia giảm so với nguyên tác. Sự vắng mặt hữu cơ trên màn ảnh như của Điền, Sương và kể cả đàn vịt không chỉ làm giảm đi sự khỏa lấp không gian nhờ sự sống mà còn tăng thêm cảm giác lẻ loi, cô độc. Căn chòi thuở trước là bốn người bây giờ chỉ còn được khắc họa trong tương quan với thế ngồi một mình cô độc của ông Võ. Trong cảm quan không gian toàn vẹn, hoàn chỉnh, lấy sự mất đi của những con người vốn có để lại sự trống trải, mất mát, đơn côi trong chỉnh thể. Nhân vật phải chống đỡ với khoảng không bao la một mình mà bên cạnh còn trách nhiệm và tình thương, gần như là sự bù đắp với con gái, rồi đây liệu sẽ sống cuộc đời có tốt đẹp hơn? Ông Võ đối mặt với cuộc sống bấp bênh từ khi bỏ nhà ra đi, từ “chín năm về trước” và cuối câu chuyện, bên cạnh mình ông chỉ còn lại đứa con gái là người thân. Tiếng thở dài trong tim khe khẽ thốt lên những tiếng đau nhói.

Xem Thương nhớ đồng quê không thể không chú ý tới Quyên – một

đại diện tiêu biểu cho không gian thành thị, không gian ngoài nông thôn bước vào nông thôn. Cái gì cũng bỡ ngỡ “Cánh đồng rộng quá...Anh có biết cánh đồng bắt đầu từ đâu không?” cùng những chi tiết vụn vặt về giá nông phẩm,

61

giá điện...Cô cho rằng công việc bán mặt cho đất bán lưng cho trời là “Nhàn thật!”. Ngay dự cảm ban đầu của Nhâm với ý nghĩ “Quyên trông khác hẳn

mọi người bởi toàn bộ thần thái toát ra”, cho thấy nhân vật Quyên không phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là mẫu người có thể mang sứ mạng “xuyên thấm” ranh giới của không gian. Bởi sự cách biệt xuất hiện ở Quyên không phải là áo quần hay vẻ bề ngoài mà nằm bên trong con người cô. Nó bắt rễ vào con người và làm kẻ đối diện mang cảm giác xa lạ ngay từ “thần thái”. Đó có lẽ mới chính là ngăn cách lớn nhất giữa không gian làng quê và phố huyện. Không phải cái gì hữu hình, vật chất mà sâu xa hơn đó là kiểu cách tư duy, lối suy nghĩ và hành động của con người. Bao giờ những đường viền tiềm thức vô hình như vậy cũng là hàng rào khó xuyên thấm và khó công phá nhất. Nó như cái hố chiếm vị trí bất di bất dịch trong tâm thức con người, luôn luôn mang một cơ địa cổ và cũ. Vậy nên ngay một thanh niên mười bảy tuổi nhiều mơ ước và khát khao khi đứng nhìn về làng quê cũng thốt lên trong tâm tưởng “Ở đấy tôi có rất nhiều thương nhớ”.

Ranh giới không gian xa cách quả là không thể trung hòa hay xuyên

thấm. Trong Thương nhớ đồng quê, khi lạc tới rạch sông Cấm, nhân vật

Nhâm thấy mình “lạc hướng”, dường như đồng nhất mình với sự “đơn độc một vì sao Mai” trên bầu trời. Cảm giác “quen thuộc yên tĩnh” trở lại khi Nhâm đi qua ranh giới rìa làng trở về với làng quê đích thực của mình; “đơn độc” và “lạc hướng” không còn mà thay vào đó là niềm hân hoan, vui tươi

“quang cảnh hiện lên vừa đỏm dáng vừa tinh khiết”. Thời gian lúc này như

được không gian hóa và trở nên nên sinh động hữu hình; đồng thời, không gian cũng được thời gian hóa lại càng trở nên mênh mông, vời vợi.

62

Với những cảnh ngoại như thế này, bộ phim sử dụng ánh sáng tự nhiên là chủ yếu. Chút tinh khôi, đẹp đẽ, tuyệt vời buổi sớm mai là tia sáng hiếm hoi rọi vào cái thế giới trầm buồn, bàng bạc, chơi vơi trong cả câu chuyện. Cặp song trùng không – thời gian sóng đôi đến kỳ lạ. Đạo diễn – biên kịch Đặng Nhật Minh cũng dựng một cảnh khác rất có giá trị.

63

Nhà làm phim sử dụng “hình thức gợi liên tưởng” (association forrm) khi đặt hai cảnh quay về lũy tre cạnh nhau có sự góp sức của thời gian đêm khuya và sáng sớm. Hệ quả là tạo được sự liên tưởng về màu sắc và xúc cảm, một trong bóng tối, xao động; một trong ban mai, yên bình. Tiếp nối cảnh phim trước đó, cảnh quay này đã gợi mở cho những dự cảm về sự phiền muộn và đôi chút lầm lạc rồi sẽ có bến rẽ tươi sáng.

Cánh đồng bất tận cũng nhiều nhân vật từng ra thế giới bên ngoài,

đó là ba cha con ông Võ bỏ đi sống cuộc đời du mục khi bị vợ phụ tình, là Sương và những cô gái điếm không tên “hết xuân” từ thành phố về làng quê “hành nghề”,... Họ ra đi để mà không trở về hay đúng hơn là không thể trở về “chúng tôi đã tự làm quẩn chân mình, vì không thể quay lại những cánh đồng cũ (với những người quen cũ)”, giống nhân vật Quyên trên kia, nhưng không hề bị “đào thải” khỏi thế giới làng quê như cô. Họ tuy đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác nhưng làng quê vẫn bao bọc họ, nhưng thực ra là họ không thể xa rời làng quê, xa rời cánh đồng với đàn vịt là tài sản duy nhất. Thế giới ngoài kia không hẳn không cho họ cơ hội để kiếm sống nhưng sao họ không thể thoát khỏi ruộng đồng? Thậm chí ngay cả Sương, không biết phần sau cuộc đời, cô còn đi những đâu, nhưng khả năng cô đến một vùng quê nào đó là rất cao (không phải thành thị vì bây giờ, Sương không còn nhan sắc để bám trụ nó nữa). Phải chăng, cái đường ngăn giữa không gian nông

thôn với thế giới bên ngoài là không thể đi qua? Trong Mùa len trâu,

Thương nhớ đồng quêCánh đồng bất tận những nhân vật như vậy luôn

thường trực một bản chất cố nông, cố kết tâm hồn mình vào thế giới lũy tre làng hay sự bao quanh của rừng tràm. Ra đi, vượt qua ranh giới chỉ là tức thời chứ không thể co dãn vĩnh viễn để mà bung ra. Chập choạng trên sông nước, những khuôn mặt đen nhẻm vì nắng gió, đầy khắc khổ với cái nghèo và sự hận thù. Tác phẩm đem đến cái nhìn chân thực về cuộc sống, nỗi buồn, về

64

thân phận tội nghiệp cả con người vùng Nam Bộ. Buồn và xót xa đến lặng người.

Có một loại hình có tính chất điểm xuyết: không gian kí vãng trong

Cánh đồng bất tận. Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được

dựng lên bởi giấc mơ, hoài niệm, kí ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng của nhân vật Nương. Đặc biệt, tác phẩm còn hay nhắc đến cụm từ “nỗi nhớ” – nỗi nhớ dòng sông và cánh đồng. Men theo cánh đồng, dọc thời gian đi về quá khứ. Những xóc nảy dữ dội của tinh thần đôi khi chỉ thể hiện qua giấc mơ. Theo Freud, chẳng có giấc mơ nào không có nghĩa. Nó như chiếc thấu kính soi rõ đời sống nội tâm con người khi mà trong cuộc sống bình thường họ luôn bị

hoặc cố tình che dấu. Giấc mơ được hiểu là chiêm mộng – theo Từ điển biểu

tượng văn hóa thế giới là: “biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu vào trong tâm khảm đến nỗi nó vượt khỏi vòng cương tỏa của nguồn sáng tạo ra nó, chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta” [6, 164].

Thủ pháp gián ghép điện ảnh những mảnh vụn, những phiến đoạn ký ức đứt gãy đẩy nhân vật dòng xúc cảm trộn lẫn giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, giữa tâm cảnh và ngoại cảnh. "Một bữa tôi chiêm bao, chẳng đầu chẳng cuối gì, chỉ thấy vía má giãy dụa trong tấm vải đỏ lạ lùng kia nhưng nó thít chặt, riết lấy, siết dần cho tới khi má thành một con bướm nhỏ, chấp chới bay về phía mặt trời". Đó là ám ảnh tuổi thơ của hai chị em, ám ảnh về sự ra đi của người mẹ, ám ảnh bị bỏ rơi, nỗi bất an, sự hoảng sợ. Ở đây, dường như chúng ta có thể gặp lại “Những đứa trẻ chết già” của Nguyễn Bình Phương.

Cánh đồng bất tận như một bức tranh ghép với mảnh những từ ký ức

chắp nối, đứt đoạn, rộng ra là sự lắp ghép những thân phận, mảnh đời của các nhân vật. Ở đó nhân vật tan chảy thành dòng xúc cảm hỗn độn giữa quá khứ

65

và hiện tại, tâm cảnh và ngoại cảnh…mà một sự phục dựng đầy đủ chỉ có được khi người đọc đã lật đến trang cuối cùng. Điều này đem đến cho người đọc cái hứng thú được thể nghiệm “một hiện thực chưa hoàn kết”, được cùng theo đuổi và trải nghiệm với nhân vật, tức là gia tăng sự tham gia của người đọc vào câu chuyện. Đó là khuynh hướng tự sự giàu tính hiện đại. [8, 187- 301]. Chị em Nương và Điền dường như sống với thế giới nội tâm nhiều hơn là cuộc sống thực tại. Cả hai sống trong sự đày đọa của người thân yêu nhất – người cha, sống trong im lặng, sống trong hãi… Nương thường gặp ảo giác, thường mường tượng trở ngược về những cánh đồng và con người ngày trước, “những kí ức chắp vá, đứt đoạn”, thậm chí hai chị em giao tiếp với nhau bằng phương thức đặc biệt – nói với và nói về những con vịt. Là người trong cuộc trực tiếp tham gia, những chỉ dấu không – thời gian được định vị trong tương quan với thời điểm hồi tưởng của nhân vật. Không gian cũ, con người cũ hiện lên trong ý nghĩ bỗng chốc làm không gian quay ngược về thưở trước. Nương đã tìm ra cách để chiếm lĩnh không gian, trở về với ngày xưa yêu dấu: “tôi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm về trước”. Ảo giác giúp nhân vật nhận được một thế giới khác thế giới thực tại, một không gian khác thực tại. Ảo giác mở rộng và hợp nhất không gian nội tâm với không gian vũ trụ “một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng, rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một vài gò mả loang lổ dưới chòm trâm bầu. Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thỉu. Mùi rạ quyện với bùn tanh tanh. Bầy vịt rúc

Một phần của tài liệu Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể ( Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đống bất tận) (Trang 60)