Không gian nông thôn từ tác phẩm văn học sang điện ảnh qua ba

Một phần của tài liệu Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể ( Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đống bất tận) (Trang 26)

5. Cấu trúc luận văn

1.2Không gian nông thôn từ tác phẩm văn học sang điện ảnh qua ba

Văn học và điện ảnh được coi là người bạn đồng hành nhưng đó là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: một bên là chữ nghĩa, ngôn từ và một bên là hình ảnh và âm thanh. Bàn về văn chương , Bielinski từng nói: “Thơ văn thể hiê ̣n trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức

tranh, vừ a là khái niê ̣m. Do vâ ̣y, thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của

24

của tất cả các loại hình nghệ th uâ ̣t riêng biê ̣t . Thơ văn chính là toàn bô ̣ nghê ̣

thuâ ̣t”. Bruno Toussaint - tác giả cuốn sách Ngôn ngữ điê ̣n ảnh và truyền hình

cũng có phát ngôn tương tự về điện ảnh : “Ngôn ngữ điện ảnh là một thứ

cocktail đặc biệt của các hình thức nghê ̣ thuật khác nhau : hội họa, văn học, sân khấu, âm nhạc… được pha trộn hết sức khéo léo để cùng thể hiện một đề tài, kể một câu chuyện”. Chính sự khác nhau đó đã tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt của mỗi loại hình nghệ thuật, như đạo diễn Đặng Nhật Minh đã chia sẻ: “Cái khoái cảm có được khi ta đọc một tác phẩm văn học hay khác cái khoái cảm sau khi ta xem xong một bộ phim hay” [49].

Cùng nhìn một đối tượng, chuyển từ văn chương sang điện ảnh là một kiểu chuyển “cách đọc” bằng tư duy và thứ ngôn ngữ khác biệt giữa các loại hình. Lịch sử điện ảnh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã ghi nhận những “cuộc tình” giữa văn học và điện ảnh. Nhưng có lẽ, trước hết điện ảnh muốn thành công phải dựa trên cái nền vững chắc của tác phẩm văn chương. Từ đó, những bộ phim có sức sống vượt thời gian đã ra đời, như một lần nữa tôn vinh tác phẩm văn chương. Nhìn lại, từ trước tới nay, ít nhiều truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết đều được chuyển thể thành phim nhưng tại sao riêng thơ thì không? Trong thơ, có cả không gian thiên nhiên, không gian xã hội và không gian tâm tưởng nhưng so với văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng thì bối cảnh ngoại giới và nội quan trong thơ thể hiện rất hạn chế, do nhiều lí do khác nhau. Không gian trong văn xuôi trực quan, sinh động, sâu sắc hơn nhiều. Nó tạo nên những đường viền rõ nét mà nhiều nhà làm phim có thể từ đó thiết lập nên bộ phim của mình, bắt đầu từ những bối cảnh đã được khắc họa từ tác phẩm văn xuôi. Tiểu thuyết hay truyện ngắn là truyê ̣n kể . Làm phim cũng là kể chuyê ̣n . Nói cách khác, điện ảnh chính là “văn chương hiện hình”. Iu. Lotman đã nhấn mạnh rằng: “Việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như

25

một không gian hình ảnh được khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một thế giới vô hạn là không gian bên ngoài tác phẩm”. [18; 376]. Nhận định này có thể nói đã bao quát hết tầm quan trọng của không gian nghệ thuật, một trong những thành tố kiến tạo nên tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Mỗi một tác phẩm văn học đều tồn tại một không gian đặc thù, được khu biệt hóa, trong đó bao hàm cả những giá trị vốn bản thân chúng không chứa đựng như các khái niệm thuộc về tôn giáo và đạo đức.

Thương nhớ đồng quê - truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp

được coi là bộ phim về nông thôn gây tiếng vang và dư luận nhiều nhất trong những năm giữa thập kỉ 90 của thế kỷ trước; đồng thời, đây cũng là bộ phim đạt kỉ lục của điện ảnh Việt Nam về số lượng các liên hoan phim quốc tế mời tham dự. Đạo diễn Philip Noyce trong chuyến đến Việt Nam cuối tháng 5, năm 2011 khuyên rằng: “Chọn tác phẩm văn học có tiếng là một lợi thế của người làm phim, vì bộ phim đã có sẵn một lượng khán giả nhất định” [14].

Thương nhớ đồng quê được viết năm 1992 thì năm 1995 được đạo diễn

Đặng Nhật Minh chuyển thể thành bộ phim cùng tên, gặt hái nhiều giải thưởng có giá trị trong nước và quốc tế. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

thành phim không ít nhưng riêng Thương nhớ đồng quê lại là trường hợp đặc

biệt: “Thoạt tiên tôi thấy ở truyện ngắn này một không gian điện ảnh đầy gợi cảm (...). Dưới con mắt tôi đó là truyện ngắn giàu chất điện ảnh nhất của

Nguyễn Huy Thiệp” [46]; Thương nhớ đồng quê lấy cảm hứng từ truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đọc truyện này, tôi thích không gian điện ảnh của câu chuyện” [48]. Ở tác phẩm này, hình ảnh nông thôn Bắc Bộ hiện lên với đồng lúa, lũy tre, với dòng sông, bến bãi. Mở đầu và kết thúc phim là hình ảnh đặc tả nhân vật Ngữ với nét lam lũ nhưng cũng rất mực mặn mà. Cánh đồng lúa xuất hiện nhiều lần bằng cảnh toàn dưới con mắt của Nhâm – chàng thanh niên trẻ tuổi, nhiều mơ mộng và khát khao.

26

Còn Cánh đồng bất tận, ngay từ khi xuất hiện năm 2005 đã có không ít

những lời khen tiếng chê, nhưng đồng thời cũng gặt hái không ít giải thưởng. Năm 2006, tác phẩm đạt giải của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2008 được trao giải thưởng văn học Đông Nam Á. Tuy nhà sản xuất đã mua bản quyền thực hiện từ năm 2006, nhưng đến tận năm 2010, truyện ngắn mới được đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Bước lên màn ảnh, bộ phim lại càng dành được sự chú ý của người quan tâm, hâm mộ cũng như các nhà phê bình.

Mở đầu truyện ngắn, nhà văn miêu tả: ""Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn. Cha tôi tháo cái khung tre chắn dưới sàn ghe, bầy vịt lúc nhúc chen ra, cuống quýt, nháo nhào quẫy ngụp xuống mặt nước váng phèn. Một lớp phèn mới, vàng sẫm quánh lại trên bộ lông của những con vịt đói, nhớp nháp bám lên vai Điền khi nó trầm mình bơi đi cặm cọc, giăng lưới rào bầy vịt lại. Tôi bưng cái cà ràng lên bờ, nhóm củi" - Một không khí rất Nam Bộ mà người đọc có

thể cảm nhận được qua câu chữ. Đó chính là cái mà Bakhtine gọi là Thời

không gian (Chronotope) trong tiểu thuyết. Thời không gian trong tiểu thuyết của Flaubert là tỉnh lỵ; thời không gian trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là Hà Nội, Yên Tử, thời Trần mạt. Thời không gian

trong Cánh đồng bất tận là vùng lục tỉnh ngày nay.

Không gian sau khi chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh có nhiều nét gợi hình, gợi cảm hơn. Phim có nhiều cảnh quay đẹp, lãng mạn được thực hiện công phu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với những tham số không gian cùng nét quay dài và cảnh toàn với cánh đồng mênh mông, dập dờn theo

27

sóng gió; mùa gặt với cảnh đốt đồng; rừng tràm xao xác chim; đàn vịt chạy

đồng và đìa sen bát ngát mùa hạ,... Xem phim, khán giả của Cánh đồng bất

tận dường như bị cuốn hút mạnh mẽ bởi sự phóng khoáng tuyệt vời của

phong cảnh thiên nhiên vùng Tây Nam Bộ. Những câu chuyện đã vượt qua cả thời gian và không gian của một đồng bằng, nói lên tiếng nói tình yêu, sự mất mát và cuối cùng là khao khát hạnh phúc của con người, dù trong hoàn cảnh nào vẫn cố gắng vươn tới hạnh phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không gian - ngoài việc được nhìn qua ống kính máy quay còn được nhìn qua lăng kính nhân vật, qua cái “tôi” trong tác phẩm – cái “tôi” ấy được giữ nguyên từ truyện ngắn cho tới khi chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh. Kể chuyện ngôi xưng tôi là cách để tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, đồng thời tạo cảm giác tin cậy ở người thưởng thức tác phẩm. Đạo diễn

Đặng Nhật Minh khi thực hiện Thương nhớ đồng quê đã phát biểu: “Tôi

thích cách kể tự sự, dùng ngôi một đỡ dông dài, đi thẳng vào vấn đề hơn. Có những sự kiện diễn ra khách quan thì khó thấy rõ, nhưng qua lời kể nhân vật thấy sự việc rõ ràng hơn. Nhất là độc thoại nội tâm khiến cho cá tính nhân vật cũng như diễn biến câu chuyện hiện lên rõ nét, có hồn hơn” [48]. Như vậy,

cách kể ngôi “tôi” đều được tác giả của truyện và phim Thương nhớ đồng

quê khai thác. Tương tự, trong tác phẩm điện ảnh, Cánh đồng bất tận sau

đoạn mở đầu là những chửi rủa, đánh ghen, xuất hiện tiếng kể đều đều của nhân vật: “Đã từ lâu, ba cha con tôi sống trên một chiếc thuyền nhỏ cùng đàn vịt sống lang thang trên những cánh đồng, những cánh đồng không tên, nhưng với tôi và Điền chẳng nơi nào là vô danh. Chúng tôi đặt tên cho những cánh đồng bằng những kỉ niệm mà chúng tôi có”.

Mùa len trâu không chỉ chinh phục người xem bằng những thước phim

28

nhận xét: “Từng khung hình trong Mùa len trâu đẹp tuyệt vời và rất thực”.

Ông cho rằng, Nam Bộ thấm nhuần trong từng cảnh “ngập nước”: đoàn len với hàng trăm con trâu ngập trong mùa nước nổi, mưa dầm trong buổi chiều hòa trong tiếng đàn bầu buồn bơ bải hay như cơn lũ bất chợt tràn về trong đêm cuốn trôi nhà cửa, người chết không có chỗ chôn trong mùa nước nổi...

Mưa, nước, nhịp điệu đã vượt ra khỏi sự mô tả thông thường của một câu chuyện kể. “Điện ảnh không còn dừng lại ở giải trí mà đem đến một thông điệp văn hóa sâu sắc” – Olivier Duboice – Giám đốc hãng Novak Prod đã nhận xét về bộ phim như vậy. Cái lạ về cảnh sắc, tập quán đã nhường sức chinh phục cho cái đẹp khám phá cuộc sinh tồn của con người trước thiên nhiên và đồng loại. Mùa nước nổi, đất Bảy Núi, đàn trâu lội…chỉ như là những hình hài để cuộc sống “bảy chìm ba nổi” của “những người đàn ông không làm chủ được gì” có thể làm rung động sâu sắc những tâm hồn hoài nhớ thôn quê Việt Nam.

Mở đầu phim Mùa len trâu là với tiếng kể đều đều của nhân vật chính:

“Cả đời tối sống ở đây. Cà Mau hai mùa mưa nắng. Mùa mưa, nước phủ trùm lên tất cả. Cỏ và nhà. Người và trâu...”. “Tôi” có lẽ là biện pháp hiệu quả cho nhà làm phim thể hiện tiếng nói nghệ thuật qua tác phẩm của mình. Cho nhân vật “nói” bằng ngôn ngữ cảm xúc, suy tưởng mặt khác, đẩy ngôn ngữ đối thoại sang ngôn ngữ của nhân vật lọc qua lăng kính tâm lý của nhân vật chính, đưa nó vào trường cảm nhận của nhân vật chính. Người kể chuyện xưng “tôi” là một nhân vật trong truyện, chứng kiến các sự kiện đứng ra kể, đồng thời tác động đến giọng điệu tác phẩm. Đúng như nhận định “kể chuyện ngôi thứ nhất (...), dễ “mê hoặc” người đọc, người ta nghĩ ra mọi chuyện được kể tự đáy lòng, chân thành và đáng ghi nhớ hơn”.[34,384].

29

Đặc biệt, ở Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê hay Cánh đồng bất

tận chính ngay tiêu đề tác phẩm cũng tiềm ẩn như một “mã” thể hiện không

gian nông thôn, gợi ra không gian vĩ mô trong tác phẩm. Có thể thấy rằng

Cánh đồng bất tận không chỉ dừng lại với ý nghĩa là một cái tên, mà ẩn sau

đó là ý nghĩa sâu sắc mà Nguyễn Ngọc Tư muốn truyền tải đến người đọc. “Cánh đồng bất tận” là một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng gợi lên không gian hun hút, mênh mang. Hai từ “bất tận” ở ngay tiêu đề tác phẩm chứa chất bao ý nghĩa. “Bất tận” như sự mất phương hướng, không có tương lai, bất định và nỗi buồn man mắc vương vấn “những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang…”. Cuộc sống của Nương và Điền là những cuộc hành trình vô định từ cánh đồng này qua cánh đồng khác: “Cánh đồng không có tên. Nhưng với tôi và Điền chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những kỷ niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng”. "Cánh đồng bất tận" là một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng và gợi hình to lớn.

Mùa len trâu Một cuộc biển dâu trong tập truyện Hương rừng Cà

Mau của nhà văn Sơn Nam đều có mã số nghệ thuật ngôn từ chung - đó là

“nước”. Nguyễn Võ Nghiêm Minh là người đã chuyển hóa mã số nghệ thuật ngôn từ ấy thành mã số nghệ thuật thị giác trong tác phẩm chuyển thể. Vị đạo diễn tài ba này chia sẻ: “mùa nước nổi là một cảnh trí rất hùng vĩ trong sự tưởng tượng của tôi, tôi thấy vẻ đẹp rất đặc biệt của một không gian bị nước bao phủ mặc dù tôi chưa bao giờ đặt chân tới vùng Cà Mau, An Giang. Nghe cái tên “len trâu” thôi là người ta đã nghĩ đến mùa nổi, với chỉ nước và nước.

Nước trong Mùa len trâu là biểu tượng của sự chết (mùa nước nổi không có

đất để chôn nên người ta dìm xác người ở dưới nước, trâu bò chết ở dưới nước mục rã ra trong nước, cây cỏ bị nước làm cho mục nát) nhưng từ trong môi trường chết nảy sinh sự sống (sinh vật lấy mầm sống từ nước, cá sinh sôi, lúa nảy mầm...).

30

Nước trong Mùa len trâu là biểu tượng của thời gian trôi qua, thời gian

mang tính chất lịch sử đang trên đà bị mất đi, lối sống của những người chăn trâu mất đi, bởi con trâu thay thế bằng máy cày. Đó là những ý tưởng đã theo đuổi tôi”...“Nước là một nhân vật luôn hiện hữu trong suốt cả bộ phim. Nước trong nhiều nền văn hoá khác nhau, ngay cả trong văn hoá Việt Nam, là biểu tượng của sự trong sạch, của sự sống. [...] Tôi thấy rằng, trong một tác phẩm nghệ thuật, nếu chúng ta gọi phim là một tác phẩm nghệ thuật, thì các biểu tượng, ẩn dụ phải vượt ra ngoài những ý nghĩa thông thường mà chúng ta vẫn từng quen thuộc. Trong phim, nước là biểu tượng hỗn hợp cả sự chết lẫn sự sống. Đó là hai yếu tố rất là đối kháng nhau, nhưng không thể phân chia ra

được". Nước như một nhân vật xuyên suốt Mùa len trâu. Các yếu tố văn hóa:

nước - trâu - người của vùng đất mũi Cà Mau đã quyện hòa và hợp nhất thành

một tam giác nghệ thuật vững vàng, khiến Mùa len trâu đạt đến một giá trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện ảnh thật lộng lẫy. Bản chất Nam Bộ cứ từ từ hiện ra như thế.

Không gian làng quê ở hai miền đất nước qua các tác phẩm ít nhiều có những “điểm trắng” (thuật ngữ của Mỹ học tiếp nhận) nhưng không hề thách đố khán – độc giả, bởi đến với ba tác phẩm, họ ít nhiều đã có một “tầm đón đợi” nhất định. Không hẳn là bức tranh toàn cảnh, nhưng rõ ràng cả ba tác phẩm đều là khúc cắt đậm đặc về cuộc sống con người, về cảnh sắc, phong tục điển hình của hai vùng nông thôn Bắc Bộ và Nam Bộ. Từng nhân vật, từng chi tiết, từng số phận chìm nổi đều được chăm sóc, gia công. Tên gọi tác phẩm như một ẩn dụ về không gian, không chỉ mở ra không gian một cách tinh tế mà còn khéo léo khơi gợi xúc cảm một cách nhẹ nhàng. Đó là không gian sống hoang dã, lưu giữ những hoài niệm, những gì đã qua đi của con người. Đồng quê với những tín hiệu thuộc về nó tạo nên sự dồi dào về ý nghĩa và cách thức thể hiện. Gọi tên tác phẩm dường như cũng đang gọi ra cả khoảng không thênh thang, đầy thương nhớ, ai cũng có thể cảm nhận và thấu

31

đạt. Nó là “điểm tụ”, là một “liên kết tính” giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh, tuy được thể hiện bằng những cách thức không giống nhau.

Một phần của tài liệu Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể ( Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đống bất tận) (Trang 26)