Phân tích mô hình tài trợ vốn:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Văn Đạo (Trang 54)

Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá khái quát việc phân bổ, huy động cũng như hiệu quả sử dụng các loại vốn và nguồn vốn trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc cân bằng tài chính được coi là kim chỉ nam khi xem xét sự cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Khi tính đến độ an toàn trong thanh toán và sự ổn định của chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏỉ “TSDH chỉ được tài trợ bởi một phần nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn”.

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp được xác dịnh theo công thức:

Đầu năm Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Cuối năm Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên

Nhìn vào bảng 2.05 ta thấy cả đầu năm và cuối năm doanh nghiệp đều có nguồn vốn lưu động thường xuyên là khá lớn (Đầu năm là 3.573.020.092 đồng, cuối năm là 3.908.524.325 đồng) để trang trải một phần tài sản ngắn hạn, và cuối năm nguồn vốn lưu động thường xuyên còn tăng lên cho thấy tình

Dương Nguyễn Tâm

Tài sản ngắn hạn (59,26%) (14.248.896.944

đồng)

Nợ ngắn hạn (10.675.876.852 đồng)

Nguồn vốn lưu động thường xuyên ( 3.573.020.092 đồng) Nợ dài hạn (477.033.503 đồng) Tài sản dài hạn (40,74%) (9.795.227.469 đồng) Vốn chủ sở hữu (12.891.214.058 đồng) Tài sản ngắn hạn (55,88%) (11.843.333.703 đồng) Nợ ngắn hạn (7.934.809.378 đồng) Nguồn vốn lưu động thường

xuyên ( 3.908.524.325 đồng) Nợ dài hạn (340.000.000 đồng) Tài sản dài hạn (44,12%) (9.349.557.916 đồng) Vốn chủ sở hữu (12.918.082.241 đồng)

năm và cuối năm còn ổn định hơn. Chứng tỏ chính sách tài trợ của công ty ở cả đầu năm và cuối năm đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.

Công ty sử dụng mô hình tài trợ 2: toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần của tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, Công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ trong toàn Công ty và khả năng đương đầu với những rủi ro lớn như: phá sản của khách hàng lớn, cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp, thua lỗ nhất thời... Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty cần đi sâu xem xét các chỉ số về khả năng thanh toán. Cần tìm hiểu rõ hơn nguồn vốn dài hạn dôi ra sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn này có phù hợp với nhu cầu cần thiết hay không vỡ nú sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn và giảm độ linh hoạt trong việc sử dụng vốn của Công ty. Vốn dài hạn trang trải cho tài sản ngắn hạn nhiều quá. Điều này là không hợp lý vì nguồn vốn dài hạn có chi phí rất cao so với ngắn hạn. Nếu không đầu tư tăng thêm tài sản cố định thỡ nờn giảm vốn dài hạn, tăng vốn ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. 2.2.1.2. Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động

-2011.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Văn Đạo giai đoạn 2009 – 2011 được phản ánh thông qua bảng 2.06 và biểu đồ 2.06. Nhìn vào những con số tổng kết trên đó có thể kết luận ban đầu: Công ty TNHH Văn Đạo đã hoàn thành mục tiêu có lợi nhuận ở cả ba năm 2009, 2010, 2011, mặc dù doanh thu có sự biến động không đều nhưng lợi nhuận vẫn tăng qua 3 năm, đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2010 so với năm 2009 tăng

4.426.722.383 đồng với tỷ lệ tăng là 36,79%; năm 2011 so với năm 2010 giảm 469.101.940 đồng với tỷ lệ giảm là 2,85%. Ta thấy doanh thu năm 2010 có sự đột biến tăng rất mạnh, song năm 2011 thì lại giảm so với năm 2010 một lượng không nhiều. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng biến động tương tự, không ổn định qua các năm. Công ty chưa cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Có thể thấy Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng cũng chính là doanh thu thuần => chất lượng sản phẩm của Công ty tốt, có uy tín. Vì vậy, việc doanh thu bán hàng không ổn định Công ty phải xem xét lại chính sách bán hàng, tìm kiếm

lượng sản phẩm bán ra.

Giá vốn hàng bán: năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.957.267.257 đồng với

tỷ lệ tăng tương ứng là 54,33%; năm 2011 so với năm 2010 giảm 1.427.725.395 đồng với tỷ lệ giảm 10,14%. Trong khi tỷ suất giá vốn hàng bỏn trờn doanh thu thuần năm 2011 giảm từ 85,5% xuống 79,1%. Như vậy tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, việc tiết kiệm khoản giá vốn hàng bán là do tiết kiệm được hao phí nguyên vật liệu sản xuất. Mặc dù doanh thu có giảm nhưng việc quản lý giá vốn hàng bán tốt làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 vẫn tăng so với năm 2010, tăng một lượng đáng kể là 958.623.455 đồng với tỷ lệ tăng là 40,33%.

Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2010 so với năm 2009 tăng 259.142.017 đồng với tỷ lệ tăng là 9712%, một sự tăng đột biến về doanh thu hoạt động tài chính; năm 2011 so với năm 2010 tăng 24.239.886 đồng với tỷ lệ tăng là 9,26%. Doanh thu hoạt động tài chính ở đây chủ yếu là tiền lãi ngân hàng và cổ tức từ đầu tư tài chính (cổ phiếu ở một số công ty khác).

Chi phí hoạt động tài chính: năm 2010 so với năm 2009 giảm 121.964.051

đồng với tỷ lệ giảm là 10,6%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 435.426.530 đồng với tỷ lệ tăng là 42,35%. Chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là chi phí đi vay.

Chi phí quản lý kinh doanh: năm 2010 so với năm 2009 giảm 356.440.372

đồng với tỷ lệ giàm 21,65%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 212.042.957 đồng với tỷ lệ tăng là 16,44%. Doanh thu giảm trong khi chi phí quản lý kinh doanh lại tăng, công ty cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp trỏnh gõy lãng phí, tiết kiệm chi phí bán hàng.

Kờt luận: Năm 2011 so với năm 2010, các chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đều biến động tăng, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm sau tốt hơn năm

đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh.. Trong kỳ doanh thu hoạt động tài chính tăng một lượng nhỏ khoảng 24 triệu, mà chi phí tài chính tăng nhiều với một lượng tăng là 435.426.530 đồng với tỷ lệ tăng là 42,35%. Chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng 212.042.957 đồng với tỷ lệ tăng là 16,44. Tuy nhiên thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm nay so với năm trước vẫn tăng 104,56% là do tốc độ tăng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh.

Bảng 2.06: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch 2011 – 2010 Chênh lệch 2010 – 2009 Số tiền Số tiền Số tiốn Số tiến Tỷ lệ (%) Số tiền lệ(%)Tỷ

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 15.988.703.250 16.457.805.190 12.031.082.807 (469.101.940) -2,85 4.426.722.383 36,79

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 15.988.703.250 16.457.805.190 12.031.082.807 (469.101.940) -2,85 4.426.722.383 36,79

Giá vốn hàng bán 12.653.254.247 14.080.979.642 9.123.712.385 (1.427.725.395) -10,14 4.957.267.257 54,33 Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 3.335.449.003 2.376.825.548 2.907.370.422 958.623.455 40,33 (530.544.874) -18,25 Doanh thu hoạt động tài

chính 286.050.104 261.810.218 2.668.201 24.239.886 9,26 259.142.017 9712

Chi phí tài chính 1.463.690.552 1.028.264.022 1.150.228.073 435.426.530 42,35 (121.964.051) -10,60 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.463.690.552 1.028.264.022 1.150.228.073 435.426.530 42,35 (121.964.051) -10,60 Chi phí quản lý kinh doanh 1.501.632.637 1.289.589.680 1.646.030.052 212.042.957 16,44 (356.440.372) -21,65

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 656.175.918 320.782.064 113.780.498 335.393.854 104,56 207.001.566 181,9

Thu nhập khác 49.599.599 132.516.970 (82.917.371) -62,57 132.516.970

Chi phí khác

Lợi nhuận khác 49.599.599 132.516.970 (82.917.371) -62,57 132.516.970

Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 705.775.517 453.299.034 113.780.498 252.476.483 55,70 339.518.536 298,4

Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp 176.443.879 113.324.759 28.445.125 63.119.121 55,70 84.879.634 298,4

Lợi nhuõn sau thuế thu

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Văn Đạo thôngqua các hệ số tài chính đặc trưng. qua các hệ số tài chính đặc trưng.

2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán.

Phân tích khả năng thanh toán là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả không. Việc phân tích khả năng thanh toán tại một thời điểm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nó phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đú cú lành mạnh hay không, có khả năng đảm bảo các khoản nợ bằng tài sản hay không hay khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Để đánh giá cụ thể hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta đi tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ số này đo lường khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Đầu năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,33 đồng tài sản ngắn hạn, cuối năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,49 đồng tài sản ngắn hạn => Hệ số này cuối năm tăng là do tỷ lệ giảm của tài sản ngắn hạn (16,88%) nhỏ hơn tỷ lệ giảm của nợ ngắn hạn (25,68%). Hệ số trung bình ngành là 1,22, cả đầu năm và cuối năm hệ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn hệ số trung bình ngành và về cuối năm lại tăng, công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của mình. Khi xem xét hệ số khả năng thanh toán hiện thời đã cho ta cái nhìn cụ thể hơn về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên trong tài sản lưu động có một bộ phận khó chuyển đổi thành tiền nhất đó là hàng tồn kho, vỡ nú có thể kém chất lượng. Trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Cụ thể trong công ty TNHH Văn Đạo, tỷ trọng hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng 82,38% trong tổng TSLĐ

câu hỏi đặt ra rằng: “ Số hàng tồn kho đó trong một thời gian ngắn không thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì sẽ thế nào?”

Để hiểu rõ chúng ta cùng nhau nghiên cứu chỉ tiêu KNTT nhanh của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh việc thanh toán các

khoản nợ đến hạn trong thời gian ngắn. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh của Công ty đầu năm là 0,49, cuối năm là 0,263, trong khi đó hệ số trung bình ngành là 0,58, vậy cả đầu năm và cuối năm hệ số thanh toán nhanh của công ty đều thấp hơn trung bình ngành và về cuối năm lại giảm. Nguyên nhân này là do hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm tăng 745.715.884 đồng với tỷ lệ tăng là 8,28%, trong khi tài sản ngắn hạn giảm. Tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn không thể bù được tốc độ tăng của hàng tồn kho vì thế mà khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm đáng kể vào cuối năm => đây là một dấu hiệu không tốt. Trong phần TSNH sau khi đã trừ đi hàng tồn kho thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu là phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác. Còn đối với nợ ngắn hạn các chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn là vay ngắn hạn. Hàng tồn kho chiếm nhiều trong tài sản ngắn hạn. Vì vậy trong những năm tới công ty cần có những biện pháp tích tực để cải thiện nhiều hơn khả năng thanh toán nhanh được đảm bảo và tăng lên trong thời gian tới.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Chúng ta biết rằng trong bất

kỳ doanh nghiệp nào tiền mặt luôn có tính thanh khoản cao nhất, do tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động mà không phải lúc nào tiền cũng có tại quỹ của của doanh nghiệp, nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nằm dưới các hình thái khác nhau. Trong trường hợp nào đó nó là nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đầu năm khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,04,

ngay của công ty là thấp, trong thời gian tới công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư vốn lưu động cho hợp lý và hiệu quả hơn.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Cho biết Công ty sẵn sàng trả

lãi vay tới mức độ nào. Đầu năm hệ số thanh toán lãi vay là 1,44; cuối năm là 1,48. Tỷ lệ này tăng không đáng kể chủ yếu là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế lớn hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay. Hệ số này tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của Công ty là có hiệu quả, khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn cao, đủ bù đắp lãi vay phải trả. Tuy nhiên, hệ số này vẫn hơi thấp. Trên thực tế, mặc dù hệ số này thấp nhưng Công ty luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, không có một khoản nợ quá hạn nào.

Tóm lại: Qua việc phân tích khả năng thanh toán của công ty ta thấy:

Hầu hết các hệ số khả năng thanh toán của Công ty đều tăng về cuối năm trừ hệ số khả năng thanh toán nhanh. Nhưng cả cuối năm và đầu năm các hệ số thanh toán nhanh, tức thời, lãi vay đều thấp. Đây là một bất lợi đối với Công ty, thể hiện khả năng thanh toán của Công ty thấp, tiềm ẩn mức độ rủi ro thanh toán tăng, Công ty có thể gặp khó khăn về thanh toán nếu gặp trở ngại trong việc tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán của Công ty ở cả đầu năm và cuối năm đều có thể chấp nhận được vì trong kỳ Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán không có khoản nợ nào quá hạn. Trong kỳ tới nếu Công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh vẫn có thể huy động vốn vay vì hệ số nợ của Công ty vẫn (<50%) và hầu hết vốn vay bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Công ty cần có kế hoạch quản lý tốt HTK mà đặc biệt là NVL cần tìm thêm nhà cung cấp mới để có nguồn cung cấp ổn định, ký các hợp đồng cung cấp lâu dài cải thiện khả năng thanh toán của Công ty tốt hơn trong thời gian tới.

Chênh lệch Đvt

Năm 2011 Chênh lệch

cuối năm so với đầu năm

Cuối năm Đầu năm

Tổng tài sản Đồng 21.192.891.61

9 24.044.124.413 -2.851.232.794

Tổng nợ ngắn hạn Đồng 7.934.809.378 10.675.876.852 -2.741.067.474

Tổng tài sản ngắn hạn Đồng 11.843.333.703 14.248.896.944 -2.405.563.241

Hàng tồn kho Đồng 9.756.171.054 9.010.455.170 745.715.884

Tiền và các khoản tương đương

tiền Đồng 9.756.171.054 9.010.455.170 745.715.884 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Đồng 2.169.466.069 1481.563.056 687.903.013

Lãi vay phải trả Đồng 1.463.690.552 1.028.264.022 435.426.530

Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời 1,49 1,33 0,158

Hệ số khả năng thanh toán

nhanh 0,26 0,49 -0,228

Hệ số khả năng thanh toán tức

thời 1,23 0,844 0,386

Hệ số khả năng thanh toán lãi

vay 1,48 1,44 0,04

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Văn Đạo (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w