Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Văn Đạo (Trang 28)

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trước tiên doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ở khâu sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Thứ ba, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng tài sản, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu các công nợ phải thu, phải trả, đồng thời thực hiện phân tích thường xuyên để kịp thời xử lý tình trạng ứ đọng, thất thoát vốn

1.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Doanh nghiệp cần có kế hoạch trang bị và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong qua trình kinh doanh. Xây dựng biện pháp quản lý chặt chẽ các tài sản hiện có; phân cấp quản lý, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng tài sản ở các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp. Đồng thời lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ. Chú trọng tới việc đổi mới tài sản cố định kịp thời và thích hợp để

tăng khả năng cạnh tranh. Trong quá trình sử dụng cần có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng để duy trì năng lực sản xuất.

1.3.4. Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

Để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần :

- Thực hiện tốt công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó có biện pháp quản lý chi phí, giám sát tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

- Chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao. Đối với biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao phải chú ý tới định mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu.

- Tổ chức quản lý bố trí cỏc khõu sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp hạn chế sự lãng phí của nguyên vật liệu.

- Nâng cao năng suất lao động, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả để giảm bớt chi phí tiền lương và nhân công.

- Tăng cường công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu và sử dụng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.

- Vận dụng tốt ảnh hưởng tích cực của nhân tố khoa học công nghệ để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể là phải thường xuyên nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định, chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất.

1.3.5. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp cần :

- Tổ chức tốt việc điều tra, nghiên cứu thị trường, sản xuất những thứ mà thị trường cần, những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời có chiến lược quảng cáo đa dạng và phù hợp.

- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải thiện về mẫu mã và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Ổn định thị trường đầu vào, tạo dựng các mối quan hệ với đối tác, tìm ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu có chất lượng và giá cả hợp lý.

- Đa dạng hóa các phương thức thanh toán là một trong các biện pháp góp phần thúc đẩy tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt, góp phần thu hút khách hàng, tăng doanh thu.

1.3.6. Nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ và luôn quan tâm đến tình trạng của các khoản phải trả cũng như các khoản phải thu. Như vậy mới có khả năng ứng phó kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp đối với những khoản phải thu, phải trả đến hạn, quá hạn. Từ đó phần nào kiểm soát được tình hình, hạn chế bớt rủi ro. Theo dõi các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt được số vốn đang bị chiếm dụng, sẽ đưa ra biện pháp thu hồi nợ phù hợp để giảm bớt lượng vốn ứ đọng. Thường xuyên giám sát các khoản phải trả giúp doanh nghiệp có kế hoạch trả nợ hợp lý để tránh tình trạng nợ quá hạn gây mất uy tín của doanh nghiệp. Việc xem xét khả năng thanh toán một cách thường xuyên là một biện pháp quản lý cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây là một số giải pháp tài chính cơ bản mà các nhà quản trị doanh nghiệp nên sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp cũng như thực trạng nền kinh tế trong từng thời kỳ mà các nhà quản trị cần xem xét lựa chọn những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình.

Chương II

Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH Văn Đạo

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Văn Đạo. 2.1.1. Tên công ty và địa điểm công ty.

- Tên công ty

+ Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Văn Đạo + Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn Văn Đạo

- Địa điểm công ty:

Số nhà 01, Phố Phượng, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại của công ty: 0433 867 576

- Fax: 0433 821 471

- Email: vandaohn@yahoo.com.vn

2.1.2. Quá trình hình thành phát triển.

- Tiền thân của Công ty TNHH Văn Đạolà cửa hàng bán lẻ dầu nhớt, thu gom xử lý nhớt thải của hộ kinh doanh Vượng Chính, ra đời năm 1990 tại thị xã Hà Đông - Hà Tây. Từ năm đầu tiên doanh nghiệp Vượng Chớnh đó xác định: Công việc thu gom xử lý dầu thải, sản xuất chất bôi trơn làm mục tiêu chiến lược lâu dài. Xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom trên cả nước làm cơ sở căn bản cho việc kinh doanh của Doanh nghiệp. Vận động sự giúp đỡ của các trung tâm khoa học lớn nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực xử lý dầu thải, sản xuất chất bôi trơn như : Viện hóa học Công nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất và các chuyên gia trong và ngoài nước...Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, vốn, thị trường, đồng thời nhận được

sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, cửa hàng Vượng Chính phát triển thành Công ty TNHH Văn Đạo - vào tháng 01 năm 1997.

- Công ty TNHH Văn Đạo được thành lập ngày 13/01/1997 theo giấy phép số: 014856 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Tây cấp. Ngày 06/10/2010 công ty TNHH Văn Đạo thay đổi mã số doanh nghiệp lần 16 và mã số doanh nghiệp mới là: 0500235232 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp.

- Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Danh sách thành viên góp vốn hiện tại :

STT Tên thành viên Giá trị phần vốn góp Tỷ lệ(%)

1 Nguyễn Quốc Vân 1.417.500.000 11,25

2 Đỗ Thị Chính 1.260.000.000 10

3 Dương Trường Giang 1.417.500.000 11,25 4 Nguyễn Quốc Vượng 6.741.000.000 53,5

5 Nguyễn Văn Toán 1.008.000.000 8

6 Nguyễn Minh Đức 756.000.000 6

- Quy mô vốn điều lệ: 12.600.000.000 đồng (Mười hai tỷ sáu trăm triệu đồng)

2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.3.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu: + Chức năng, ngành nghề kinh doanh:

Thu gom xử lý dầu nhớt thải, sản xuất mỡ bôi trơn và nhiên liệu đốt hở: Các loại nhớt thải công nghiệp, nhớt thải động cơ, dầu cách điện thải, nhiên liệu thải...

Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn : Dầu mỡ công nghiệp thông dụng, dầu hóa dẻo cao su, dầu dùng cho động cơ, dầu ngâm đay, dầu dùng cho máy dệt, máy khâu, dầu bôi khuôn bê tông, gạch ngói.

Thu gom xử lý dầu mỡ động thực vật thải: Mỡ trâu bò, mỡ cá, các dầu thực vật thải, qua sử dụng.

+ Sản phẩm chủ yếu:

Mỡ bôi trơn; dầu ngâm đay; dầu máy khâu; dầu lon; dầu can; nhiên liệu

đốt hở; dầu động cơ, TĐ, CN; dầu bôi khuôn bê tông, gạch; các sản phẩm khác. Hiện nay công ty TNHH Văn Đạo sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa sau: Dầu mobil special, dầu caltex, dầu cartol…

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý SXKD và tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán của công ty.

+ Ban lãnh đạo công ty gồm có 4 người: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất, 1 phó giám đốc phụ trách nhân sự. Toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phân định quản lý và có sự giám sát rõ ràng, chặt chẽ từ trên xuống dưới.

Giám đốc: Dương Trường Giang. Là người giữ vai trò chủ đạo chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Theo nghị quyết của đại hội cổ đông, tổ chức sắp xếp công việc cho cán bộ công nhân, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức lao động và phòng kinh doanh.

Phó giám đốc phụ trách hành chính nhân sự và lao động: Hoàng Xuân Cường. Có chức năng đảm bảo các công việc về hành chính, lao động và các quyền lợi về vật chất và sức khỏe cho cán bộ công nhân. Đồng thời tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, bảo vệ tài sản, kho tang bến bãi cho công ty.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Nguyễn Văn Toỏn. Cú nhiệm vụ nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức được lượng hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Điều hành việc thực hiện kế hoạch của các cửa hàng thuộc công ty.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Nguyễn Văn Duẩn. Có nhiệm vụ theo dõi và điều hành công tác sản xuất trong công ty.

+ Bộ phận sản xuất của doanh nghiệp gồm có:

Quản đốc: Nguyễn Văn Di. Là người quản lý, điều hành cao nhất tài xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động hàng ngày của xưởng sản xuất.

Tổ sản xuất: 4 tổ (tổ 1 có 10 người, tổ 2 có 10 người, tổ 3 có 10 người, tổ 4 có 13 người). Chịu trách nhiệm sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu cho đến khi thành thành phẩm, cung ứng kịp thời cho khâu bán hàng.

+ Bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp (bán hàng): Hiện tại công ty TNHH Văn Đạo có một phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm. Phòng bán hàng của công ty gồm có 3 người.

Trưởng bộ phận bán hàng: Nguyễn Thị Thiên Hương. Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường và ở rộng mặt hàng ra thị trường nhằm đạt lợi nhuận tối đa cho công ty.

2 nhân viên bán hàng: Có trách nhiệm làm theo sự hướng dẫn chỉ đạo của trưởng phòng và công ty giao cho.

+ Bộ máy kế toán của công ty TNHH Văn Đạo: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Văn Đạo là hình thức tập trung. Các cán bộ nhân viên kế toán ở công ty TNHH Văn Đạo có nhiệm vụ cụ thể như sau:

Kế toán trưởng: Hoàng Hải Yến. Tổ chức phân công công tác và điều hành hạch toán kế toán của bộ máy kế toán. Đảm bảo luôn phù hợp và đáp ứng yêu cầu của quá trình lãnh đạo và thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc và toàn bộ công ty, điều hành chung các công việc của phòng tổng hợp và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.

Kế toán bán hàng: Trần Thị Lan Hương. Làm công tác kế toán tập hợp chi phí phát sinh, kế toán sản phẩm hàng hóa, xác định kết quả, theo dõi hàng hóa bán ra.

Thủ kho: Nguyễn Thị Oanh. Theo dõi tình hình xuất-nhập-tồn hàng hóa, vật tư cả số lượng và giá trị để tập hợp và ghi sổ kế toán.

Thủ quỹ: Trần Thị Mai Lan. Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt và các ấn chỉ. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ hợp lý, hợp lệ để ghi sổ quỹ tiền mặt định kỳ thanh toán lương với toàn bộ công nhân viên trong công ty.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

+ Lực lượng lao động ở doanh nghiệp: Số lượng lao động là 70, trình độ

được đào tạo (Đại học: 7 người chiếm 10%, Cao đẳng: 5 người chiếm 7,14%, trung cấp: 7 người chiếm 10%, lao động phổ thông: 51 người chiếm 72,86%). Công ty TNHH Văn Đạo có đội ngũ cán bộ công nhân viên chủ yếu là trong địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Độ tuổi từ 20-50 tuổi.

2.1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh + Cơ sở vật chất kỹ thuật :

TSCĐ hữu hình :

Nhà cửa (thuộc loại kiên cố): gồm có khu văn phòng 800m2, Xưởng sản xuất 1.300m2, khu nhà kho 10.000m2.

Phó giám đốc phụ trách hành chính nhân sự và lao động Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách sản xuất Giám đốc HĐQT Phòng kế toán Phòng xuất nhập khẩu dự án Bộ phận sản xuất Phòng bán hàng

Máy móc thiết bị: gồm có quạt hỳt giú công nghiệp, máy phát điện SH 7000DX, máy nén khí, máy lọc dầu.

Phương tiện vận tải: Ô tô Camry 2.4, Ô tô 12 tấn dùng cho vận chuyển hàng hóa.

TSCĐ hữu hình khác: Lắp đặt hệ thống máy phun nước, Hệ thống điện nước, hàng rào công ty.

TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất

+ Khái quát quy trình sản xuất một mặt hàng chủ yếu của công ty:

DẦU THẢI CÔNG TY THU VỀ TỪ:

- CÁC CHI NHÁNH, HỆ THỐNG THU GOM CỦA CÔNG TY

-TỪ HỆ THỐNG CÁC CÔNG TY NHƯ TẬP ĐOÀN THAN, CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC...

-MẠNG LƯỚI THU GOM LẺ TRẤN CẢ NƯỚC - CÁC ĐẦU NẬU THU GOM KHÁC

- SẢN XUẤT DẦU: DẦU GỐC NHẬP KHẨU --> BỒN PHA CHẾ-->PHỤ GIA-->GIA NHIỆT-->KIỂM TRA, BỔ SUNG -->BỒN THÀNH PHẨM--> ĐểNG GểI, BAO Bè-->NHẬP KHO--> BÁN

- SẢN XUẤT MỠ: DẦU THẢI -->PHỤ GIA, GIA NHIỆT -->DẦU TÁI CHẾ-->NHIỆT, PHỤ GIA-->KIỂM TRA, BỔ SUNG--> ĐểNG GểI-- >NHẬP KHO -->BÁN

Sản phẩm chính: Mỡ bôi trơn

Dầu ngâm đay, dầu máy khâu Dầu lon, dầu can

Dầu động cơ, truyền động, công nghiệp Dầu bôi khuôn bê tông, gạch

2.1.4. Thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, vị thế cạnh tranh. 2.1.4.1. Thị trường đầu vào.

Nguyên vật liệu đầu vào của công ty là Dầu gốc SN500, SN150, dầu điều chế cao su P140, dầu nhớt thải, dầu mỡ động thực vật, phụ gia cải thiện độ nhớt, phụ gia chống oxy hóa, các mặt hàng khỏc… Nguồn cung cấp chủ yếu từ Trung Đông, Đài Loan, Singapore và thu gom từ các thành phố lớn tại Việt Nam (dầu thải). Hiện nay công ty TNHH Văn Đạo có mạng lưới thu gom dầu thải động thực vật đặt ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…và một cơ sở tại Viên Chăn – Lào. Nhiều công ty lớn đó tỡm đến Văn Đạo để cung cấp dầu thải, phế thải sản xuất như: Công ty TNHH Crown, Công ty Cocacola (Thường Tín), Công ty Yamaha, Công ty Toyota……

2.1.4.2. Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh.

Các sản phẩm của Công ty đã được bán ra ở Miền Bắc như: chất bôi trơn để

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Văn Đạo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w