Nội dung phân tích tình hình huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk LăK (full) (Trang 25)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nội dung phân tích tình hình huy động vốn của NHTM

a. Phân tích quy mô huy động vốn

Quy mô nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố dùng để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nếu nhƣ một ngân hàng đƣợc đánh giá là một ngân hàng lớn hay không phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của nó, trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thực tế phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó, ngân hàng huy động đƣợc khối lƣợng vốn lớn thì chắc hẳn nó sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo đƣợc khả năng kinh doanh cũng nhƣ đảm bảo đƣợc khả năng tín dụng của ngân hàng.

Thông qua việc thống kê đầy đủ và kịp thời các loại vốn huy động, tốc độ vòng quay của mỗi nguồn, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến các thay đổi, nhà lãnh đạo của mỗi ngân hàng sẽ thấy đƣợc đặc tính của thị trƣờng nguồn của ngân hàng mình. Từ đó, tiến hành phân đoạn thị trƣờng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn tƣơng ứng. Nhằm đƣa ra đƣợc các giải pháp cạnh tranh đúng đắn và có hiệu quả nhất, NHTM cần phải quan tâm đến các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, khách hàng nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lƣợng dịch vụ … Trong từng thời kỳ mỗi ngân hàng sẽ có những mục tiêu hoạt động khác nhau. Vì vậy, việc lập kế hoạch cho công tác huy động phải phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

Để phân tích quy mô huy động vốn có thể sử dụng phƣơng pháp so sánh giữa các chỉ tiêu huy động, kỳ này so với kỳ trƣớc, ngân hàng này so với ngân hàng khác để thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng qua từng thời kỳ.

b. Phân tích hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả trong huy động vốn không chỉ đánh giá hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trƣờng của ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn đƣợc thể hiện ở

khả năng đáp ứng cao nhất của nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Để đạt đƣợc hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn, loại tiền với chi phí huy động hợp lý nhất. Đồng thời duy trì đƣợc tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Việc tính toán đầy đủ các chi phí huy động vốn trong điều kiện hạch toán của các NHTM hiện nay là rất khó khăn, trên cơ sở phân tích sự chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra để thấy đƣợc mức độ phù hợp giữa chi phí huy động vốn và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

c. Phân tích rủi ro trong huy động vốn

* Rủi ro lãi suất

NHTM gặp rủi ro lãi suất khi có sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến ngân hàng bị thiệt hại về tài sản, làm tăng chi phí nguồn vốn hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Sự biến động lãi suất khó lƣờng đã làm cho rủi ro ngân hàng càng tăng cao, nhất là trong hoạt động huy động vốn. Nếu lãi suất thị trƣờng giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trƣớc đó đã huy động những nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cao. Ngƣợc lại, lãi suất thị trƣờng tăng, ngƣời gửi tiền sẽ thấy lãi suất ngân hàng trả cho họ không thỏa đáng nên họ sẽ rút tiền để đầu tƣ vào lĩnh vực khác có lợi hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nhƣ:

- Do ngân hàng áp dụng nhiều loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay.

- Sự không cân xứng về khối lƣợng, thời hạn giữa vốn huy động với việc sử dụng vốn cho vay.

- Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi.

Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy những ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động huy động vốn.

* Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nói cách khác, NHTM gặp rủi ro thanh khoản trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản nhƣ:

- Chiến lƣợc quản trị thanh khoản của ngân hàng không phù hợp và kém hiệu quả.

- Huy động quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và TCKT, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tƣ dài hạn.

Khi lãi suất tăng, ngƣời gửi tiền rút vốn ra khỏi ngân hàng để đầu tƣ vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn. Lúc này, việc rút tiền hàng loạt của khách hàng làm giảm sút nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng. Hoặc trƣờng hợp tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ đƣợc hàng hóa sẽ làm cho tiền gửi tại ngân hàng giảm đáng kể …

* Rủi ro tác nghiệp:

Rủi ro tác nghiệp tồn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ giao dịch kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động chấp nhận rủi ro. Rủi ro tác nghiệp là các tổn thất do con ngƣời, do quá trình xử lý công việc, do hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra. Có thể hiểu rủi ro tác nghiệp là rủi ro

phát sinh do yếu tố con ngƣời (cẩu thả, gian lận); sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin; sự sơ hở, thiếu các quy định của các NHTM. Các nhóm yếu tố đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Về quy trình: rủi ro tác nghiệp tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch. Giao dịch có nhiều bƣớc, nhiều quy trình, hoặc nhiều mốc tham chiếu; các giao dịch đòi hỏi phải có kiểm soát nội bộ và phê duyệt; và các giao dịch không đƣợc xác định rõ ràng hoặc không đƣợc thực hiện theo đúng chính sách quy định. Mọi bộ phận hay quy trình của một TCTD nhƣ từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy động nguồn nhân lực thông qua tín dụng và các hợp đồng, ra quyết định đầu tƣ, xử lý giao dịch … đều chịu rủi ro tác nghiệp.

- Về con ngƣời: rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con ngƣời vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các khía cạnh của rủi ro tác nghiệp bao gồm hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của nhân viên. Ngân hàng càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi ro tác nghiệp càng cao. Số lƣợng nhân viên tăng nhanh là dấu hiệu tăng rủi ro tác nghiệp.

- Về hệ thống: đây chỉ là một phần của rủi ro tác nghiệp nhƣng lại có thể ảnh hƣởng đến tất cả các loại rủi ro khác trong TCTD.

- Các vấn đề khác: Các vấn đề khác có ảnh hƣởng đến rủi ro tác nghiệp bao gồm: số tiền của các giao dịch, số lƣợng các giao dịch, và số lƣợng các thay đổi mà ngân hàng đang gặp phải (lãnh đạo, nhân viên mới, sản phẩm mới, những thay đổi về chƣơng trình hệ thống …).

Trên thực tế hiện nay, rủi ro tác nghiệp đƣợc xem là một trong những rủi ro ngân hàng thƣờng gặp phải nhất trong các loại rủi ro, nó ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Do hầu hết hệ thống các ngân hàng sử dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, vì vậy rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản ít xảy.

d. Phân tích chất lượng dịch vụ huy động vốn

Chất lƣợng dịch vụ trong ngân hàng là một khái niệm để chỉ mức độ các đặc tính của sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Đặc tính của từng loại hình dịch vụ ngân hàng cần thỏa mãn đƣợc yêu cầu của khách hàng, cung cấp kịp thời và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng và khách hàng.

Ngân hàng với mục tiêu khách hàng là trung tâm nên phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, dịch vụ ngân hàng cung ứng phải là một tập hợp tiện ích và lợi ích đem lại cho khách hàng. Đặc biệt sự tham gia của khách hàng vào quá trình cung ứng dịch vụ ngày càng ít thì sự hài lòng mà dịch vụ đem lại càng cao. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải hoàn thiện quy trình sử dụng dịch vụ theo hƣớng đơn giản hóa. Chất lƣợng của dịch vụ cao là yếu tố gắn bó lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng. Nhƣ vậy, một ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng không những nắm giữ đƣợc mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng mới.

Sự thành công trong cạnh tranh chính là duy trì và phát triển khách hàng thông qua đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Vì vậy, một ngân hàng liên tục có sự tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng chứng tỏ ngân hàng đó đã tạo đƣợc sự tín nhiệm đối với khách hàng và chất lƣợng dịch vụ đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng gia tăng, là yếu tố góp phần gia tăng doanh thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Khi có uy tín, khách hàng sẽ biết đến ngân hàng và sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk LăK (full) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)