Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội (Trang 65)

II. Nguồn kinh phí và

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những vấn đề còn tồn tại

Dù kết quả hoạt động của Công ty tương đối tốt, song vẫn còn rất nhiều hạn chế tồn tại mà Công ty cần phải xem xét nhằm có những điều chỉnh hợp lý. Cụ thể:

 Về cơ cấu vốn: vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hầu hết nguồn vốn của Công ty đều được huy động từ vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại, điều này làm giảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động của Công ty.

 Về quản lý tiền mặt: Trong 2 năm 2011 và 2012, Công ty quản lý khoản mục này chưa tốt. Lượng tiền mặt tích trữ còn quá nhiều, dễ gây ứ đọng vốn, giảm khả năng sinh lời từ vốn bằng tiền do đánh mất các cơ hội làm ăn tốt từ bên ngoài.

 Một tồn tại nữa là công tác phân bổ tài sản cần được xem xét kỹ lưỡng để gia tăng khả năng thanh toán tức thời. Công ty cần có một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ.

 Tốc luân chuyển vốn lưu động chưa được đảm bảo, vẫn còn nhiều bấp bênh qua các năm. Trong những năm về sau, Công ty cần có biện pháp để tăng vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển vốn lưu động.

 Thời gian lưu kho không ổn định. Vào thời gian 2 năm đầu nghiên cứu, thời gian lưu kho duy trì ở mức tốt, và có chiều hướng giảm xuống, thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt. Đến năm 2013, thời gian lưu kho tăng lên (cụ thể là do phát sinh khoản tồn kho do sản xuất kinh doanh dở dang), điều này đồng nghĩa với việc xây dựng đang chậm tiến độ và chưa đạt hiệu quả cao.

2.3.2.2 Nguyên nhân

 Nguyên nhân chủ quan

 Công tác quản lý hàng tồn kho vẫn còn nhiều yếu kém

Công tác dự trữ tồn kho ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động và khả năng thanh toán tức thời.

Cụ thể: vào năm 2011, Công ty không có tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho thành phẩm nhưng giá trị tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất lại rất lớn. Điều này gây ảnh hướng đến tổng nguồn vốn lưu động bình quân nói chung. Vốn lưu động bình quân lớn làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.

Đến năm 2013, lượng nguyên vật liệu tồn kho giảm xuống nhưng lại xuất hiện tồn kho sản phẩm dở dang mà 2 năm trước không có. Do tính chất ngành nghề của Công ty là xây lắp các công trình lớn, thời gian xây dựng các công trình khá dài do vậy không thể nghiệm thu và bàn giao ngay trong kỳ. Giá trị sản phẩm dở dang tăng làm giảm lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền do đó, giảm khả năng thanh toán tức thời của Công ty.

 Quản lý các khoản phải thu:

Trong 3 năm 2011, 2012, 2013, công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty vẫn chưa đạt được mong muốn. Nguyên nhân mấu chốt dẫn đến tình trạng này đó là:

Nơi lỏng trong các quyết định thanh toán đối với khách hàng. Kể từ khi Công ty áp dụng hình thức thay đổi chính sách bán hàng mới nhằm mục đích xây dựng những mối quan hệ kinh doanh mới, dường như Ban lãnh đạo đã tỏ ra khá dễ dãi với những đề nghị thanh toán trả chậm của đối tác. Từ đó dẫn đến tình trạng đánh giá năng lực tín dụng của khách hàng chưa tốt. Như ta đã biết, để tiến hành cấp tín dụng, điều đầu tiên cần quan tâm đó chính là năng lực tính dụng của khách hàng. Tuy nhiên, Công ty dường như đã xem nhẹ yếu tố này. Vì vậy nên không thể tránh khỏi việc làm ăn với các chủ đầu tư có năng lực tín dụng yếu kém. Việc các chủ đầu tư đề nghị được nợ tiền thanh toán năm nào cũng xảy ra và giá trị các khoản phải thu này qua các năm đều khá cao. Dù cho thời gian thu hồi nợ của Công ty hiện nay là rất tốt, nhưng nếu như tình

trạng các khoản phải thu trong năm vẫn cao như 3 năm 2011, 2012, 2013 thì về lâu về dài sẽ dễ xảy ra tình trạng bị chiếm dụng vốn, đặc biệt là trong trường hợp tình hình nền kinh tế Thế giới trở nên xấu đi khiến cho khả năng thanh toán của khách hàng bị suy giảm.

 Quản lý các công trình chưa được sát xao

Việc quản lý công trình chưa sát xao thể hiện trong năm 2013, Công ty có 2 công trình chưa hoàn thành vào cuối năm. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác quản lý tồn kho do phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đồng thời làm giảm doanh thu, giảm lượng tiền mặt thu về trong năm, gây tốn kém thêm chi phí sản xuất cho các năm về sau.

 Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền chưa chặt chẽ

Vì tính chất ngành nghề, Công ty luôn cần có một lượng tiền dự trữ để phục vụ cho các công trình ngay khi cần thiết, chẳng hạn như mua nguyên vật liệu bổ sung để cung cấp cho công trình nếu xảy ra thiếu hụt, tăng chi phí lương thưởng cho nhân công trong trường hợp cần tăng ca để công trình hoàn thành đúng tiến độ. Do đó, Ban lãnh đạo luôn tích trữ lượng tiền mặt rất lớn trong Công ty. Điều này vừa không cần thiết, vừa phản ánh công tác quản lý, ước lượng các khoản dự trữ tiền mặt vẫn còn yếu kém, chưa chặt chẽ. Trong các năm tiếp theo, Công ty cần có những điều chỉnh trong công tác quản lý tiền mặt để có thể thu về lợi nhuận tối đa cho Công ty.

 Nguyên nhân khách quan

Việc bùng nổ lạm phát trong những năm 2011, 2012, 2013 khiến cho mọi thành phần kinh tế đều khó khăn dẫn đến năng lực thanh toán kém. Việc các đối tác bị ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế nên không thể thanh toán toàn bộ tiền công cho Công ty ngay trong năm sản xuất sẽ gây ra sự chênh lệch trong phân bố tài sản. Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền giảm sút trong khi giá trị các khoản phải thu tăng. Sự giảm giá trị của tiền và các khoản tương đương tiền gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của Công ty.

Ngoài ra, yếu tố lạm phát cũng khiến cho Công ty gặp khó khăn trong vấn đề nguồn vốn. Hằng năm Công ty đều phải vay ngắn hạn bên ngoài để đủ nguồn vốn đầu tư. Việc giá trị nợ ngắn hạn tăng cũng là yếu tố sẽ gây giảm sút khả năng thanh toán mà cụ thể là khả năng thanh toán tức thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)