Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội trong các năm 2011, 2012,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội (Trang 32)

trong các năm 2011, 2012, 2013

Để phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội, ta cần có một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây thông qua “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng cân đối kế toán” trong 3 năm 2011, 2012, 2013.

(Nguồn: Tổng hợp từ “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”) Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong các năm 2011, 2012,

2013 của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội 90,89 95,43 112,60 1,45 2,23 2,73 0 1 2 3 0 20 40 60 80 100 120 2011 2012 2013 Tỷ đồng Tỷ đồng Năm Doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013 của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội

(Đơn vị: Đồng)

Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn vốn kinh doanh 11.800.000.000 11.800.000.000 11.800.000.000 Tổng doanh thu 90.887.665.000 95.432.000.000 112.600.000.000 Lợi nhuận trước thuế TNDN 1.935.904.345 2.972.739.700 3.634.782.356 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.451.928.259 2.229.554.775 2.726.086.767 Tổng tài sản nợ 79.003.098.907 81.959.246.026 65.287.877.000 Tài sản nợ lưu động 72.510.009.216 76.408.904.233 58.126.392.531 Tổng tài sản có 79.003.098.907 81.959.246.026 65.287.877.000 Tài sản có lưu động 60.224.429.134 60.352.146.477 36.655.223.274 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tài chính - Phòng tài chính kế toán) Cũng như các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, kết quả kinh doanh của Công ty luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá hiệu quả nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

Thông qua “Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013 của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội” (Bảng 2.1) và biểu đồ “Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong các năm 2011, 2012, 2013 của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội” (Biểu đồ 2.1) ta có thể thấy rõ ràng tốc độ tăng trưởng của Công ty trong 3 năm thực hiện phân tích.

Tổng doanh thu:

Theo biểu đồ 2.1, tốc độ tăng trưởng của công ty trong ba năm gần đây có xu hướng tăng cao và chắc chắn. Doanh thu của Công ty tăng từ 90,89 tỷ đồng trong năm 2011, lên đến 95,43 tỷ đồng trong năm 2012 (tăng hơn 4,54 tỷ đồng, tương đương tăng 5,56% so với năm 2011) và đạt được mức 122,60 tỷ đồng trong năm 2013 (tăng hơn 17 tỷ đồng, tương đương tăng 17,9% so với năm 2012).

Sự tăng trưởng về mặt doanh thu này xuất phát chủ yếu từ sự tăng doanh thu của hoạt động xây lắp công trình. Trong năm 2012, doanh thu từ hoạt động xây lắp công trình của Công ty đạt 94,28 tỷ đồng cao hơn 13,61 tỷ đồng so với năm 2011 (đạt 80,67 tỷ đồng). Do trong năm 2012, Công ty đã thực hiện thành công 3 gói thầu xây lắp lớn bao gồm: gói thầu số 1 “Công trình xây lắp điện hạ thế xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội”, gói thầu số 2 “Xây lắp công trình điện hạ thế xã Gia Phú, Nảo Thắng, Lào Cai”, gói thầu số 3 “Công trình xây lắp điện hạ thế xã Định Hòa, Yên Định tỉnh Thanh Hóa”. Trong khi đó, vào năm 2011, Công ty chỉ thực hiện 2 gói thầu quy mô nhỏ hơn bao gồm: gói thầu “Công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp các xã Yên Lư, Lão

Hô, Tư Mại, Đồng Phúc, Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” và gói thầu “Xây lắp đường dây và trạm biến áp các xã Đạo Tú, An Hòa và Đồng Tình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”. Điều này dẫn đến khoản mục doanh thu từ hoạt động xây lắp của năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Ngoài khoản thu từ xây lắp công trình, Công ty còn có khoản thu từ hoạt động trao đổi hàng hóa. Cụ thể: Ngoài hoạt động xây lắp các công trình xây dựng và công trình điện áp, Công ty còn kinh doanh buôn bán các mặt hàng nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng, bán buôn và cho thuê máy móc. Nhờ những hoạt động trao đổi hàng hóa này mà Công ty đã bổ sung thêm được một khoản tiền vào quy mô Tổng doanh thu qua các năm. Tuy nhiên, khoản mục doanh thu từ trao đổi hàng hóa năm 2012 là 1,89 tỷ đồng, thấp hơn 9,1 tỷ đồng so với năm 2011 (đạt 10,9 tỷ đồng) nên đã khiến cho chênh lệch giữa doanh thu trong 2 năm này giảm xuống chỉ còn 4,54 tỷ đồng. Sở dĩ, trong năm 2012, Công ty giảm thiểu các hoạt động trao đổi hàng hóa là do ban lãnh đạo muốn tập trung chuyên sâu vào ngành nghề chính là hoạt động xây lắp, cộng với sự khó khăn chung của nền kinh tế bao gồm lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho các chủ thể kinh tế bao gồm cả Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội gặp khó khăn trong việc lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra, trong năm 2012, Công ty có 3 đơn hàng cung cấp vật liệu xây dựng bị khách hàng trả lại do sản phẩm bị lỗi, tổng giá trị của cả 3 đơn hàng lên tới 3,9 tỷ đồng. Những yếu tố này chính là nguyên nhân dẫn đến số lượng hàng hóa được tiêu thụ trong năm 2012 ít hơn so với năm 2011.

Tương tự như vậy, sang năm 2013, doanh thu từ hoạt động xây lắp công trình của Công ty đến từ 5 công trình chính trong đó có 3 công trình lớn đã hoàn thành bao gồm: “Công trình xây lắp lưới điện trung hạ áp các huyện Cao Lộc, Tràng Định, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”, “Công trình xây lắp đường dây và trạm biến ám 35KV cho Khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc” và “Công trình xây lắp điện hạ thế tại xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình”. Còn 2 công trình đang xây dựng dang dở là “Công trình nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 285 Lục Ngạn, Bắc Giang” và “Công trình xây dựng hạng mục bê tông – cốt thép thuộc dự án xây dựng nhà mà thủy điện Tuyên Quang” dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014 nên số tiền thu được từ việc xây lắp 2 công trình này sẽ được hạch toán vào khoản mục Doanh thu của năm 2014. Tuy số lượng công trình hoàn thành trong năm 2013 bằng với số lượng công trình hoàn thành trong năm 2012 nhưng giá trị các công trình năm 2013 lớn hơn. Đó là những lý do khiến cho quy mô tổng doanh thu trong năm 2013 cao hơn so với năm 2012. Ngoài ra, trong năm 2013, Công ty không có khoản thu từ hoạt động trao đổi hàng hóa, do Ban lãnh đạo nhận thấy năng lực của toàn Công ty không thể thực hiện được cả 2 công việc xây lắp công trình và bán buôn bán lẻ cùng một lúc, cộng với những yếu kém và giảm sút trong doanh thu trao đổi hàng hóa qua

các năm về trước, nên Ban lãnh đạo đã đưa ra quyết định tạm ngưng các hoạt động bán buôn bán lẻ, trao đổi hàng hóa trong năm 2013 để tập trung thực hiện xây lắp các gói thầu quan trọng trong năm này. Điều này là vô cùng đáng tiếc cho Công ty, bởi nếu có thể duy trì được hoạt động bán buôn bán lẻ thì hoạt động này sẽ tạo ra thêm 1 nguồn thu nhập cho Công ty.

Lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng có sự thay đổi đáng kể: từ 1,45 tỷ đồng năm 2011 lên 2,23 tỷ đồng trong năm 2012 (tăng hơn 777,63 tỷ đồng, tương đương tăng 53.56% so với năm 2011) và đến năm 2013 đạt mức 2,73 tỷ đồng (tăng 500 triệu đồng, tương đương tăng 22.27% so với năm 2012).

Sở dĩ có sự tăng về lợi nhuận sau thuế là do doanh thu trong các năm nghiên cứu tăng trưởng mạnh trong khi chi phí bỏ ra dù tăng lên sau mỗi năm nhưng vẫn thấp hơn doanh thu mà Công ty đạt được. Cụ thể: trong năm 2013 tổng chi phí mà Công ty bỏ ra là 109,23 tỷ đồng và doanh thu đạt được là 122,60 tỷ đồng, năm 2012 tổng chi phí là 93,19 tỷ đồng và doanh thu là 95,43 tỷ đồng, còn trong năm 2011 tổng chi phí là 98,63 tỷ đồng và doanh thu là 90,89 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí qua các năm là do Công ty đang ngày càng có uy tín trong lĩnh vực xây lắp nên thường được chủ đầu tư tin tưởng giao cho các gói thầu có quy mô và giá trị lớn. Trong năm 2011, số lượng gói thầu mà Công ty đảm nhiệm thi công là 2 gói thầu với tổng giá trị của 2 gói thầu lên tới 79,99 tỷ đồng. Đến năm 2012 số lượng gói thầu tăng lên là 3 gói, với tổng giá trị là 93,54 tỷ đồng. Sang năm 2013, Công ty phụ trách thi công 5 gói thầu lớn trong đó có 3 gói thầu đã hoàn thành ngay trong cùng năm đó, ước tính giá trị của 3 gói thầu này là 112,60 tỷ đồng; giá trị của 2 gói thầu đang xây lắp dở dang ước tính lên tới 24,96 tỷ đồng. Số lượng công trình càng nhiều, tính chất công trình càng quan trọng thì chi phí mà Công ty cần bỏ ra càng cao, nhưng bù lại doanh thu từ những công trình này lại càng lớn. Đây chính là lý do dẫn đến sự tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013.

Việc doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lên theo từng năm phản ánh việc Công ty đang trên đà làm ăn phát triển và sự phát triển này khá ổn định. Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, phản ánh hiệu quả quản lý nguồn vốn cũng như hướng đi đúng đắn mà công ty đã và đang lựa chọn.

Nhìn vào tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy được hiệu quả hoạt động cũng như xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian, tuy nhiên để có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính của Công ty, ta không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn dựa vào việc phân tích số liệu từ “Bảng cân đối kế toán.”

(Nguồn: Tổng hợp từ “Bảng cân đối kế toán”) Biểu đồ 2.2. Biểu dồ cơ cấu và tăng trưởng tài sản trong 3 năm 2011, 2012, 2013 của

Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội

(Nguồn: Tổng hợp từ “Bảng cân đối kế toán”) Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn trong 3 năm 2001, 2012, 2013

của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội 72,51 76,41 58,13 6,49 5,55 7,16 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2011 2012 2013 Tỷ đồng Tỷ đồng Năm Tài sản lưu động Tài sản cố định 18,78 21,61 24,31 21,50 18,00 4,32 38,72 42,35 36,66 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2011 2012 2013 Tỷ đồng Năm Vốn CSH Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2011, 2012, 2013 của Công ty cố phẩn xây lắp và thương mại Hà Nội

(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) TỔNG TÀI SẢN 79.003.098.907 100 81.959.246.026 100 65.287.877.000 100 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 72.510.009.216 91,78 76.408.904.233 93,23 58.126.392.531 89,03 I. Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền 25.613.071.983 32,42 42.910.156.098 52,36 5.355.334.668 8,20 II. Đầu tƣ tài chính ngắn

hạn 1.562.560.000 1,98 1.000.000.000 1,22 - -

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)