Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 82)

- Như đã xác định ở trên, quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Để đạt được mục tiêu của công tác quy hoạch cán bộ trong thời kỳ mới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nên có quy định cụ thể về tỷ lệ phiếu giới thiệu tối thiểu ở các bước 1, 2 trước khi đưa ra Hội nghị Ban Cán sự (bước 3) để đảm bảo ý nghĩa của việc lấy ý kiến qua các Hội nghị. Mặt khác, có quy định rõ ràng hơn trong việc "đảm bảo thực sự phát huy dân chủ, tự do phát hiện và giới thiệu nguồn quy hoạch".

Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể trong việc rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch hàng năm nhất là bổ sung cán bộ trẻ vào quy hoạch của đơn

vị, của Bộ để các đơn vị thực hiện.

Thứ ba, cần có hướng dẫn chi tiết về việc trao đổi thông tin với cơ quan công tác và tổ chức Đảng đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ tư, khẩn trương khắc phục được tình trạng quy hoạch khép kín vì hiện nay rất ít đơn vị giới thiệu cán bộ của đơn vị mình để quy hoạch cho đơn vị khác hoặc giới thiệu người của đơn vị khác để quy hoạch cho đơn vị mình.

Thứ năm, cần có quy định cụ thể mang tính bắt buộc để cán bộ trong quy hoạch tham gia các khoá đào tạo của Bộ.

Thứ sáu, mạnh dạn đổi mới nội dung, phương pháp làm quy hoạch theo yêu cầu mới, tránh tâm lý nể nang ngại va chạm trong đánh giá cán bộ.

Thứ bảy, xây dựng chương trình đào tạo riêng đối với những cán bộ trẻ trong quy hoạch, đồng thời căn cứ vào kết quả đào tạo nếu đủ tiêu chuẩn thì tiến hành các thủ tục bổ nhiệm kịp thời.

- Luân chuyển cán bộ là một chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ni cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ công chức nữ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị. Để công tác luân chuyển đạt được kết quả tốt, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Bộ cần xây dựng kế hoạch, phối hợp triển khai thực hiện công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ theo từng giai đoạn, từng thời kỳ;

gắn việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ, đặc biệt là cán bộ công chức nữ với công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lâu dài, hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng quy định chặt chẽ trong việc phối hợp đánh giá cán bộ luân chuyển giữa cơ quan cử đi và cơ quan nhận cán bộ luân chuyển.

Thứ ba, xây dựng quy định rõ ràng về quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ sau khi hết thời gian luân chuyển.

Thứ tư, mạnh dạn luân chuyển cán bộ trẻ về địa phương nhằm đào tạo,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)