Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của độ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 30)

quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ.

Quản lý Nhà nước là hoạt động rất phức tạp và mang tính quyền lực đơn phương, Nhà nước là cơ quan quyền lực của quốc gia. Quản lý Nhà nước chính là quyền được ra các quyết định về quản lý xã hội, có quyền quyết định những vấn đề phát triển đất nước, phát triển xã hội, phát triển con người, dù nó phức tạp đến mấy cũng rất cần đến sự đóng góp của phụ nữ. Bởi vì có rất nhiều ngành, lĩnh vực, công việc mà nó phù hợp với cả nam và nữ có khi phụ nữ lại làm tốt hơn nam do phụ nữ có đặc điểm và ưu thế rất đặc biệt đó là: có lòng nhân hậu, làm việc cần cù, chăm chỉ, kiên trì và có trách nhiệm cao, hoà đồng, dễ gần, nhảy cảm với vấn đề tâm lý, làm việc một cách chín chắn, công việc ít bị rủi ro, cán bộ nữ ít bị lối cuốn vào tệ nạn xã hội, hoặc nói một cách hình tượng, một nửa dân số là phụ nữ, điều này có nghĩa là một nửa xã hội là phụ nữ. Trên thực tế đã chứng minh giải pháp để phụ nữ quản lý chính phụ nữ là giải pháp hợp lý, tức là phải để cho phụ nữ tham gia quản lý ít nhất một nửa xã hội mà phụ nữ đóng vai trò là chủ thể của xã hội.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm nâng cao năng lực cán bộ trong giai đoạn hiện nay và lâu dài. Chính phủ đặt ra mục tiêu đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực hiện chủ trương trên, công tác nâng cao năng lực của cán bộ công chức nữ của ngành phải tăng cường để khắc phục những hạn chế:

chuyên môn được giao. Thực hiện công việc còn thụ động, chưa chủ động, tích cực trong thực hiện công việc. Một số kỹ năng làm việc còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra của công việc.

Hai là chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, công chức, về lâu dài cần xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá khoa học, cụ thể về kỹ năng, kiến thức môn cũng như đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức nữ nói riêng.

Ba là, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu. Cán bộ, công chức tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là do yêu cầu duy trì hay chuyển ngạch chứ không phải với mục đích nâng cao trình độ và năng lực.

Bốn là, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ còn thiên về lý thuyết, chưa quan tâm đúng mức cả về nội dung, thời lượng và phương pháp đối với chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng để thực thi công việc.

Năm là, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế nhàn nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thì việc nâng cao kỹ năng, năng lực về hội nhập quốc tế phải được tiến hành thường xuyên, bao trùm tất cả các đối tượng của Bộ, ngành. Do vậy, yêu cầu cán bộ công chức nữ thường xuyên cập nhật các kiến thức về hội nhập bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet và qua các khoá học để nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc trong

Sáu là, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng thêm, nặng nề hơn của ngành trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì một trong những yêu cầu đặt ra đối với ngành

Lao động - Thương binh và Xã hội là nghiên cứu, ban hành các quy định để tiêu chuẩn hoá cán bộ công chức của ngành (gồm công chức hành chính và viên chức sự nghiệp).

Vì vậy việc nâng cao năng lực cán bộ nói chung và cán bộ công chức nữ nói riêng đang trở thành đòi hỏi cần thiết khách quan của các cơ quan nhà nước nói chung, của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)