Mỗi công việc có môi trường làm việc riêng. Môi trường làm việc có tầm quan trọng đặc biệt trở thành một yếu tố không nhỏ, quyết định sự gắn bó bền lâu hay sẽ ra đi tìm một sự thay đổi mới của cán bộ.
Môi trường làm việc được quyết định bởi các yếu tố: - Công cụ và phương tiện làm việc;
- Mối quan hệ cơ quan, đồng nghiệp;
- Điều kiện để phát triển, cơ hội thăng tiến; - Các chính sách đãi ngộ khác.
1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ công chức
1.4.1. Khái niệm chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ
Chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ là sự biểu hiện tổng hợp những đặc điểm về mặt số lượng trong sự thống nhất với mặt chất lượng của tổng thể phản ánh năng lực cá nhân của cán bộ trong một thời điểm đánh giá.
Một chỉ tiêu nào đó đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ khi được lựa chọn sẽ dùng để xác định biểu hiện và phân tích thang mức độ đạt được cho một năng lực cụ thể của cá nhân cán bộ nào đó, xu hướng phát triển năng lực
của cán bộ đó...trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau (theo những năng lực cụ thể nhất định) hợp thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ được hình thành trên cơ sở các chỉ tiêu cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá được phân thành hai loại cơ bản là chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng:
- Chỉ tiêu số lượng phản ánh các đặc điểm chung về các biểu hiện, mức độ của năng lực cán bộ.
- Chỉ tiêu chấy lượng nêu lên các đặc điểm, tính chất, cơ cấu, đặc trưng cơ bản, xu hướng phát triển... của năng lực cán bộ nào đó.
1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ
Đánh giá năng lực cán bộ nghe qua thì đơn giản, nhưng để nhìn nhận và đánh giá năng lực của một người cán bộ thì rất khó khăn và phức tạp, người đánh giá thường hay nhầm lẫn và bị chi phối bởi sự phán xét chủ quen của người xung quanh, đặc biệt là người lãnh đạo.
Năng lực của cán bộ bộ được kết tinh thành bản chất trong bản thân của người cán bộ đó. Khoa học tâm lý đã chỉ ra 3 dấu hiệu cơ bản để xem xét vấn đề bản chất của năng lực con người nói chung, của cán bộ nói riêng, như sau: - Sự khác biệt tâm lý cá nhân, nhất là về đặc điểm tâm lý nhân cách của cá nhân cán bộ.
- Những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động một công việc) nào đó.
Các nhà tâm lý căn cứ vào ba dấu hiệu cơ bản nêu trên đã đề xuất 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ như sau:
- Nhóm 1 : Sự hứng thú đối với công việc (thái độ làm việc).
Sự hứng thú này được thể hiện trong tình huống khó khăn phức tạp của công việc được giao nhưng người cán bộ vẫn không nản chí, trái lại vẫn hào Lưng làm cho bằng được. Sự hứng thú công việc xuất phát từ sự đam mê, có tình yêu nghề nghiệp thực thụ, xuất phát từ con tim mình, chứ không phải vì một lý do toan tính nào khác.
- Nhóm 2: Kết quả công việc đƣợc giao. Nhóm này phản ánh kết quả đầu ra của công việc thể hiện ở khối lượng công việc hoàn thành, năng suất, chất lượng công việc đạt được và hiệu ứng lan tỏa (hiệu ứng tràn) của nó đối với xung quanh và đối với xã hội....
- Nhóm 3: Sự tiếp thu tri thức, kỹ thuật, chuyên môn/ nghiệp vụ nhanh hay chậm. Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng nhận thức, tiếp thu tri thức, kỹ thuật chuyên môn/ nghiệp vụ, khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới...để làm việc sáng tạo.
Các nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ trên đây xét về tâm lý nhân cách là rất đúng, nhưng vẫn còn chung chung và chưa thật sát với chức năng nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ.
Để xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ một cách toàn diện và sâu sắc phải căn cứ vào các yếu tố chung nhất cấu thành năng lực cán bộ như đã nêu ở trên. Có thể lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá cán bộ theo 5 nhóm sau đây:
Nhóm 1: Những năng lực hình thành liên quan đến yếu tố sức khỏe thể lực và thần kinh, tâm lý của cán bộ, gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 1. Tình trạng thể lực của cán bộ;
Chỉ tiêu 2. Tình trạng sức khỏe thần kinh, tâm lý của cán bộ; Chỉ tiêu 3. Khả năng làm việc của cán bộ (về mặt sinh học).
Nhóm 2: Những năng lực hình thành từ yếu tố trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ của cán bộ, gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 4. Trình độ giáo dục phổ thông;
Chỉ tiêu 5. Trình độ đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; Chỉ tiêu 6. Trình độ đào tạo lý luận chính trị;
Chỉ tiêu 7. Trình độ thành thạo công nghệ tin học;
Chỉ tiêu 8. Trình độ thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc...).
Chỉ tiêu 9. Khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới của người cán bộ.
Nhóm 3: Những năng lực cán bộ hình thành từ yếu tố tương tác giữa cá nhân và công việc biểu hiện ra bên ngoài ở thái độ đối với công việc được giao, gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 10. Tinh thần trách nhiệm trong công việc;
Chỉ tiêu 11. Mức độ nhiệt tình, say mê và niềm tin trong công việc; Chỉ tiêu 12. Ý thức kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ;
Chỉ tiêu 13. Tinh thần hợp tác trong công việc;
Chỉ tiêu 14 Mức độ phù họp về tác phong làm việc đối với công việc.
Nhóm 4: Những năng lực cán bộ hình thành từ yêu tô phát huy tính năng động xã hội và sức sáng tạo của cá nhân người cán bộ, gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 15. Khả năng tư duy logic, tổng hợp và tầm nhìn xa.
Chỉ tiêu 16. Khả năng cập nhật, xử lý thông tin, phân tích, phán đoán. Chỉ tiêu 17. Khả năng hành động, phản ứng nhanh, đưa ra quyết định và điều chỉnh, xử lý đúng tình huống.
Chỉ tiêu 18. Khả năng sẵn sàng nhận công việc, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn.
Chỉ tiêu 19. Khả năng làm việc theo nhóm (năng lực nhóm) và trong môi trường đa văn hóa...
Chỉ tiêu 20. Khả năng thích nghi với công việc và môi trường làm việc mới.
Chỉ tiêu 21. Khả năng giao tiếp xã hội và đàm phán với đối tác. Chỉ tiêu 22. Uy tín và Khả năng ảnh hưởng tới đồng nghiệp.
Nhóm 5: Những năng lực cán bộ hình thành từ yếu tố văn hóa và truyền thống, gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 23. Khả năng giữ gìn và phát huy truyền thống, văn hoa tốt đẹp của dân tộc trong công việc.
Chỉ tiêu 24. khả năng tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa mới vào công việc.
Chỉ tiêu 25. Kỹ năng hành xử có văn hóa trong công việc.
Các năng lực và tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ trên đây chỉ có tính chất tương đối và còn để mở để có thể bổ sung, thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển; đồng thời cần vận dụng linh hoạt và cụ thể hóa cho từng loại cán bộ (cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ thừa hành....), cho từng cấp cán bộ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC NỮ Ở BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
2.1. Khái quát về Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi phạm quản lý nhà nước của Bộ [17].
Các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: 1. Vụ Lao động - Tiền lương.
2. Vụ Bảo hiểm xã hội. 3. Vụ Hợp tác quốc tế. 4. Vụ Bình đẳng giới. 5. Vụ Kế hoạch - Tài chính. 6. Vụ Pháp chế. 7. Vụ Tổ chức cán bộ. 8. Thanh tra. 9. Văn phòng.
10. Cục Quản lý Lao động ngoài nước. 11. Cục An toàn lao động.
12. Cục Người có công.
14. Cục Việc làm. 15. Cục Bảo trợ xã hội.
16. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 17. Tổng cục Dạy nghề.
18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 19. Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng. 20. Trung tâm Thông tin.
21. Tạp chí Lao động và Xã hội. 22. Báo Lao động và Xã hội.
23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội. 24. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
2.2 Thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Bà Phạm Thị Hải Chuyền, là 1 trong 2 nữ Bộ trưởng trong các Bộ ngành của Việt Nam, đồng thời , Bà Bà Phạm Thị Hải Chuyền cũng là Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, do đó, công tác bình đẳng giới cũng như nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức nữ của Bộ được diễn ra mạnh mẽ và sát sao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng.
Đội ngũ cán bộ chủ lãnh đạo, chủ chốt của bộ bao gồm các chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Cục trường, Vụ trưởng và các lãnh đạo phòng ban chuyên môn trực thuộc các đơn vị.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng đều có nhiều cố gắng vương lên để đạt được trình độ cao về học vấn, chuyên môn và nhận thức. Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đều có các kế hoạch đào tạo về chuyên môn, lý luận,
kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng văn phòng như tin học, tiếng Anh... để các cán bộ nâng cao được năng lực của mình.
2.2.1.Tình hình chung về cán bộ công chức nữ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hiện nay. Thương binh và Xã hội hiện nay.
2.2.1.1 Số lượng
Biểu đồ cơ cấu tuổi của nữ cán bộ công chức
27.61 36.52 24.35 11.52 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 1 Dưới 30 tuổi 31 - 40 tuổi 41 - 50 tuổi 51 - 55 tuổi
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu tuổi của nữ cán bộ công chức
(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2012 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Nhìn biểu đồ cơ cấu tuổi của nữ cán bộ công chức cho thấy: số cán bộ công chức nữ từ 31-40 chiếm 31.52%,từ 41-50 tuổi chiếm 24.35%, và trên 51 tuổi chiếm 11.52%. Các nữ cán bộ công chức dưới 30 tuổi chiếm tới 27.61%,
với việc chú trọng công tác đào tạo các cán bộ trẻ, trong tương lai Bộ Lao động – TB&XH sẽ có nhiều nhiều nữ cán bộ công chức lãnh đạo.
Biểu đồ cơ cấu cán bộ theo giới
55.33 44.67
Nam Nữ
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu cán bộ theo giới
(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2012 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Theo số liệu tổng hợp của Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ (Bảng 2.1), thì hiện nay, toàn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có 1.027 cán bộ công chức, trong đó có 407 cán bộ công chức nữ, chiếm tỷ lệ 44,79%.
Bảng 2.1. Số liệu tổng hợp cán bộ công chức STT Đơn vị Tổng số cán bộ Trong đó: Nữ Tỷ lệ (%) 1 Văn phòng Bộ 87 25 28.74 2 Vụ Pháp chế 17 10 58.82
4 Thanh tra Bộ 50 20 40.00
5 Cục người có công 36 17 47.22
6 Vụ Bình đẳng giới 14 9 64.29
7 Vụ bảo hiểm xã hội 14 5 35.71
8 Cục Bảo trợ xã hội 44 22 50.00
9 Cục quản lý LĐ ngoài nước 77 32 41.56
10 Vụ Tổ Chức cán bộ 15 7 46.67
11 Viện Khoa học LĐ&XH 78 38 48.72
12 Trung tâm Thông tin 30 14 46.67
13 Tạp chí Gia đình và Trẻ em 26 12 46.15
14 Tạp chí Lao động và Xã hội 19 9 47.37
15 Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam 18 10 55.56
16 Cục việc làm 63 29 46.03
17 Báo Lao động và Xã hội 62 28 45.16
18 Vụ Kế hoạch - Tài chính 40 17 42.50 19 Tổng cục dạy nghề 100 37 37.00 20 Cục PCTNXH 40 20 50.00 21 Vụ Hợp tác Quốc tế 16 10 62.50 22 Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em 70 50 71.43 23 Cục ATLĐ 33 13 39.39 24 Viện chỉnh hình -PHCN 45 10 22.22
25 TT đào tạo, bồi dưỡng CBCC 12 4 33.33
Tổng cộng 1027 460 44.79
(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2012 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tỷ lệ nữ cán bộ công chức, viên chức ở các đơn vị không đều nhau. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là đơn vị có tỷ lệ nữ cán bộ, công chức cao nhất, chiếm tới 71.43% tổng số cán bộ đơn vị. Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng là đơn vị có tỷ lệ nữ cán bộ thấp nhất, 22.22%.
Bảng 2.2. Số liệu tổng hợp cán bộ công chức, viên chức là lãnh đạo
STT Đơn vị Cán bộ CC là lãnh đạo Trong đó: nữ Tỷ lệ 1 Văn phòng Bộ 23 5 21.74 2 Vụ Pháp chế 6 1 16.67
3 Vụ Lao động Tiền lương 8 2 25.00
4 Thanh tra Bộ 15 2 13.33
5 Cục người có công 13 5 38.46
6 Vụ Bình đẳng giới 3 2 66.67
7 Vụ bảo hiểm xã hội 3 1 33.33
8 Cục Bảo trợ xã hội 16 5 31.25
9 Cục quản LĐ ngoài nước 25 10 40.00
10 Vụ Tổ Chức cán bộ 4 1 25.00
12 Trung tâm Thông tin 8 2 25.00
13 Tạp chí Gia đình và Trẻ em 7 3 42.86
14 Tạp chí Lao động và Xã hội 8 3 37.50
15 Quỹ bảo trợ trẻ em VN 5 3 60.00
16 Cục việc làm 12 3 25.00
17 Báo Lao động và Xã hội 13 4 30.77
18 Vụ Kế hoạch - Tài chính 15 3 20.00 19 Tổng cục dạy nghề 53 12 22.64 20 Cục PCTNXH 14 5 35.71 21 Vụ Hợp tác Quốc tế 4 2 50.00 22 Cục Bảo vệ, CSTE 23 16 69.57 23 Cục ATLĐ 12 5 41.67 24 Viện chỉnh hình - PHCN 11 1 9.09
25 TT đào tạo, bồi dưỡng
CBCC 4 1 25.00
Tổng cộng 327 108 33.03
(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2012 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tỉ lệ cán bộ công chức lãnh đạo nữ của Bộ hiện nay chiếm 33.03%, trong khi cán bộ công chức lãnh đạo là nam giới thì chiếm 66.97%.
Biể u đồ cơ cấu cán bộ lãnh đạo the o giới
66.97 33.03
Nam Nữ
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu cán bộ lãnh đạo theo giới
(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2012 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tỷ lệ cán bộ công chức nữ lãnh đạo tại Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em