Đánh giá thực trạng tiêu chí liên quan tới đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm (Trang 48)

2.2.2.1 Đánh giá về số lượng giáo viên và công tác tuyển dụng giáo viên

Đội ngũ giáo viên luôn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với chất lượng đào tạo, ý thức được vấn đề này nên hàng năm Nhà trường rất chú trong đến công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên cả về chất và về lượng.

Bảng 2.15: Cơ cấu giáo viên theo Khoa chuyên môn

TT Đơn vị Số lượng

Giới tính Nam Nữ

1 Khoa Thực phẩm 42 9 33

2 Khoa Công nghệ hóa học 36 11 25

3 Khoa Cơ bản 44 12 32

4 Khoa Kế toán 41 5 36

5 Khoa Công nghệ thông tin 38 17 21

6 Khoa Công nghệ kỹ thuật điện 36 13 23

7 Khoa Tài chính – Quản trị 40 6 34

8 Khoa Mác Lê 39 6 33

( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)

Đến năm 2012 số lượng cán bộ, giáo viên có tổng là 413 người trong đó: + Cán bộ quản lý, các phòng ban, các trung tâm: 97 người

39

Trong số giáo viên của trường chia thành hai nhóm là giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm. Trong đó giáo viên chuyên trách là giáo viên thuộc các khoa, thường giảng dạy các môn chuyên ngành. Giáo viên kiêm nhiệm thường đảm nhiệm các môn cơ sở như ngoại ngữ, pháp luật, chính trị,…

Quá trình đào tạo, sử dụng giáo viên Nhà trường luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ, cụ thể:

- Nhà trường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Đến nay, toàn bộ giáo viên của trường đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 70% đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2.

- Nhà trường hỗ trợ tiền học phí cho giáo viên đi học, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập.

2.2.2.2 Đánh giá về trình độ của giáo viên

a. Đánh giá về trình độ chuyên môn của giáo viên Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tuyển dụng giáo viên

Thông báo tuyển Lập kế hoạch tuyển

giáo viên

Thông báo tuyển

Nhận hồ sơ Phân tích hồ sơ Phỏng vấn, thi tuyển Kí hợp đồng thử việc 3 tháng Thi tuyển đánh giá Tuyển dụng

40

Bảng 2.16: Trình độ chuyên môn của giáo viên từ năm học 2009 - 2012

Năm học Số lượng GV TS ThS ĐH Khác SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2011-2012 316 4 1,26 214 67,72 95 30,06 3 0,96 2010-2011 307 3 0,97 163 53,09 123 40,06 18 5,88 2009-2010 294 1 0,34 135 45,91 137 46,59 21 7,16 ( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)

Nhìn vào kết quả đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của trường có thể thấy số lượng giáo viên của trường đã tăng cả về chất và lượng. Đặc biệt số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng nhanh. Năm học 2010-2011 tỷ lệ thạc sỹ/ tổng giáo viên là 53,09%, tỷ lệ này tăng lên 67,72% trong năm học 2011-2012.

Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, qua điều tra đối với cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả như sau:

Bảng 2.17: Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ %

Trung bình 4 10

Khá 14 35

Tốt 22 55

Tổng 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy năng lực chuyên môn của giáo viên hiện nay của Trường nói chung ở mức khá, có tới 55% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 35% đánh giá ở mức khá; chỉ có 10% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Kết quả đánh giá này đã phản ánh đúng thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay, thực tế trên 45 năm đào tạo những ngành nghề truyền thống như: ngành thực phẩm tổng hợp, ngành

41

KCS, Công nghệ hóa học, Điện công nghiệp và dân dụng thì giáo viên ở các ngành này đều là những giáo viên ưu tú và có chuyên môn tốt.

Tuy vậy vẫn còn những ngành đào tạo mới như: công nghệ thông tin, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh thì giáo viên còn rất trẻ, kinh nghiệm còn thiếu. Đây là hạn chế mà Nhà trường cần có hướng bồi dưỡng trong thời gian tới.

b. Đánh giá về năng lực sư phạm của giáo viên

Bảng 2.18: Trình độ sư phạm của giáo viên

STT Trình độ sư phạm Số lượng Tỷ trọng(%) 1 Sư phạm bậc 1 316 100 2 Sư phạm bậc 2 253 80 3 Giáo dục đại học 38 12 4 Giáo dục nghề 72 23 (Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)

Điều kiện để giáo viên có thể truyền tải được kiến thức đến người học thì ngoài những kiến thức chuyên môn còn phải có kiến thức về sư phạm. Một giáo viên giỏi đến đâu nhưng nếu không có phương pháp truyền đạt những kiến thức thì người học cũng không thể lĩnh hội được đầy đủ, đúng những kiến thức mà giáo viên mong muốn người học tiếp thu. Chính vì vậy, chúng ta thấy trình độ sư phạm là một trong những nhóm nhân tố đảm bảo để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học nói riêng và chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung.

Xuất thân là trường trung học chuyên nghiệp, đại đa số giáo viên của trường theo học các chuyên ngành kinh tế, công nghệ thực phẩm, hóa học... chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ sư phạm.

Để đủ điều kiện giảng dạy, giáo viên theo học các lớp nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn (từ 1 đến 6 tháng), sau đó giáo viên được cấp chứng chỉ sư phạm của các trường sư phạm, tiếp theo giáo viên theo học đến bậc 2 là hết bậc, nếu muốn nâng cao hơn trình độ sư phạm của mình giáo viên sẽ tiếp tục học chứng chỉ sư phạm giáo dục đại học, với giáo viên dạy các lớp nghề thì bắt buộc phải có chứng chỉ giáo dục nghề.

42

Theo thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính của Nhà trường, có khoảng 100% giáo viên có trình độ sư phạm bậc 1, trong đó có 80% giáo viên đã bồi dưỡng lên trình độ sư phạm bậc 2, và 12% giáo viên trong số đó lại tiếp tục nâng cao lên trình độ giáo dục đại học. Còn với các giáo viên dạy nghề thì số đã qua trình độ giáo dục nghề chiếm 22,78% tổng số giáo viên.

Để tìm hiểu sâu hơn về năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giáo viên, tác giả tiến hành điều tra 40 cán bộ, giáo viên của Nhà trường và đã thu được một số kết quả được phản ánh trong báng kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên dưới đây:

Bảng 2.19: Kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên

TT Nội dung đánh giá

Số phiếu

Rất tốt Tốt Khá TB 1 Kết hợp các phương pháp dạy học 8 10 19 3

2 Hiểu được tâm lý người học 7 13 18 2

3 Khả năng thu hút người học 7 12 17 4

4 Khả năng tổ chức, quản lý lớp 7 11 17 5 5 Giải quyết các tình huống sư phạm 6 12 18 4

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Kết quả điều tra trong bảng 2.19 cho thấy năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giáo viên Nhà trường ở mức khá, tuy nhiên vẫn có những đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ở mức trung bình. Nguyên nhân do phần lớn giáo viên của Nhà trường có tuổi đời và thâm niên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm lên lớp. Bên cạnh đó giáo viên phải giảng dạy nhiều môn nên không có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu kỹ bài giảng, phương pháp truyền đạt hay những sáng tạo trong quá trình giảng dạy, khả năng hiểu được tâm lý người học và thu hút người học chưa cao, điều khiển các hoạt động dạy học kém linh hoạt, máy móc... Chính vì vậy làm cho sức thu hút và chú ý của người học vào nội dung bài giảng chưa cao, ảnh hưởng

43

không nhỏ đến chất lượng giảng dạy, mặc dù kiến thức chuyên môn giáo viên được đánh giá cao.

c. Đánh giá về trình độ ngoại ngữ và tin học của GV năm học 2011-2012 Bảng 2.20: Cơ cấu GV theo trình độ ngoại ngữ, tin học

Tổng số

Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

A B C A B C

316 43 115 158 48 127 12

( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính trường CĐCN Thực phẩm )

Về trình độ ngoại ngữ, 100% số giáo viên của trường đã qua các lớp đào tạo tiếng Anh, tuy nhiên trình độ ngoại ngữ như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu vì hầu hết giáo viên không sử dụng được kiến thức của mình để phục vụ việc nghiên cứu, tìm tài liệu học tập…Do đó kiến thức ngoại ngữ cũng mai một dần.

Về trình độ tin học, giáo viên chỉ sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản thông thường, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng… Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại chưa phổ biến, phương pháp truyền thống.vẫn là chủ yếu.

Có thể thấy, do trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên chưa cao cũng đã có ảnh hưởng tới chất lượng giờ giảng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng cần có sự thay đổi, sự cập nhật về nội dung, phương pháp đào tạo….

d. Đánh giá giáo viên theo độ tuổi và thâm niên công tác

Bảng 2.21: Cơ cấu GV theo độ tuổi và thâm niên công tác

Tổng số Giáo viên

Tuổi đời Thâm niên công tác

<30 31-40 41-50 51-60 <5 5-10 10-20 >20

316 213 72 19 12 197 82 25 12

100% 67,40 22,78 6,01 3,81 62,34 25,94 7,91 3,81

44

Số giáo viên của Nhà trường đều có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, số giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 67,4% và có số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 62,34%. Số giáo viên trên 50 tuổi và có số năm công tác trên 20 năm chỉ có 12 người, chiếm tỷ lệ 3,81%. Với cơ cấu giáo viên như vậy là chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, ham học hỏi, kiến thức đa dạng và cập thời hơn, tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên việc truyền tải những kiến thức đó đến với người học bị hạn chế. Ngược lại, số giáo viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ 11,72%, đội ngũ giáo viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp cho toàn thể giáo viên trong nhà trường, nhưng tỷ lệ hiện có của trường là thấp.

e. Đánh giá về công tác nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

Hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm các nội dung: Xây dựng phương hướng, mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật; Đề xuất sáng kiến và giải pháp thực hiện; Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động mang ý nghĩa rất quan trọng, song để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao, Trong hai năm gần đây, Nhà trường áp dụng một số biện pháp nhằm khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham giá hoạt động như: Số lượt tham gia thành công là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH của đơn vị; Các cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có những sự hỗ trợ và giúp đỡ kinh phí của nhà trường. Chính vì vậy mà từ năm 2010, các đơn vị đã chú trọng hơn đến công tác NCKH, tổ chức sinh hoạt khoa học ít nhất 6 tháng/lần, tổ chức hội thảo khoa học ít nhất 01 lần/năm; Phòng Đào tạo phối hợp các khoa chuyên môn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực NCKH của giáo viên; Nhà trường sử dụng một phần kinh phí ngân sách để khuyến khích nghiên cứu khoa học và động viên các đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp các sáng kiến kinh nghiệm.

45

Những năm trước (từ năm 2010 trở về trước), nhà trường gần như không có các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng nhờ có những chính sách khích lệ kịp thời mà hoạt động nghiên cứu khoa học này đã có những thay đổi. Mặc dù, công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhà trường sẽ dần hoàn thiện những cơ chế phù hợp để động viên đội ngũ giáo viên, đội ngũ chủ lực của nhà trường tham gia vào hoạt động mang ý nghĩa tích cực này.

2.2.2.3 Đánh giá phương pháp giảng dạy a. Hiệu quả của phương pháp giảng dạy

Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. Do đặc thù của các phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của học sinh còn bị hạn chế. Ngoài ra, còn sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó học sinh cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình. Với các môn thực hành, giáo viên sử dụng các phương pháp trình bày mẫu, thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát, phương pháp luyện tập..

Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do giáo viên của trường còn có nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên quá trình dạy học thường rất ít hoặc không sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. Bên cạnh đó, do giáo viên của trường chủ yếu là giáo viên trẻ, kinh nghiệm ít, lại phải lên lớp nhiều nên cũng hạn chế khả năng trau dồi, nghiên cứu của giáo viên.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Trường CĐCN Thực phẩm đã rất chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất như xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng máy tính, hệ thống máy chiếu, phòng lab, các phòng và khoa đều có máy vi tính và truy cập internet… tạo điều kiện cho giáo viên và người học. Nhà trường đã liên kết với trường Đến Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Thái Nguyên để mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho toàn thể giáo viên

46

trong trường. Đoàn thanh niên trong trường đã phối hợp với khoa công nghệ thông tin mở lớp học bồi dưỡng kiến thức về máy vi tính và mạng internet cho giáo viên, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đổi mới phương pháp dạy học…Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, mức độ đầu tư cho phương tiện dạy học còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chưa đạt kết quả cao. Chủ yếu vẫn chỉ có giáo viên dạy các môn đặc thù và chuyên ngành công nghệ thông tin sử dụng thường xuyên hệ thống các phương tiện dạy học.

Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học, tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, kết quả cho thấy:

Bảng 2.22: Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học

Mức độ Học sinh Số phiếu Tỷ lệ % Kém 4 4 Trung bình 21 21 Khá 51 51 Tốt 24 26 Tổng 100 100

(Nguồn: Số liệu điều tra) b. Đánh giá về mức độ sử dụng phương tiện dạy học và mức độ cập nhật thông tin vào bài giảng

Bảng 2.23: Đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên.

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Kém 7 7 Trung bình 64 64 Khá 19 19 Tốt 10 10 Tổng 100 100

47

Đánh giá về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên: kết quả khảo sát từ phía người học cho thấy, có 64% số người được hỏi đánh giá mức độ trung bình, 7% đánh giá mức độ kém, 10% đánh giá ở mức độ tốt, 19% đánh giá ở

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm (Trang 48)