Những Nhược điểm trong công tác đào tạo của trường Cao đẳng Công

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm (Trang 82)

nghiệp Thực phẩm

Trong quá trình thu thập ý kiến khảo sát của tác giả ở phần trên, tác giả nhận thây trong công tác đào tạo Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến các công tác sau:

- Những nhược điểm về quá trình đào tạo:

+ Chương trình đào tạo trong phấn đánh giá trên chỉ được ở mức trung bình, điều này là do, chương trình đào tạo vẫn được thiết kế theo kinh nghiệm cũ, còn mang nặng tính lý thuyết, phần tự học, tự nghiên cứu của người học còn ít. Kỹ năng công việc chuyên môn còn quá ít, thiếu các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, thảo luận.

- Những nhược điểm về quản lý sinh viên

+ Hiện nay nhà trường chỉ quản lý được sĩ số sinh viên, việc ra vào lớp chưa được quản lý chặt chẽ, còn chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc chuyên cần đến lớp, lười học bài, ghi chép và nghiên cứu.

+ Kết quả học tập cuối mỗi kỳ học tổng hợp còn chậm tiến độ, nhiều khi nghỉ hè, nghỉ tết sinh viên vẫn chưa có kết quả học tập cuối kỳ, cuối năm học, thậm chí không nắm được môn học phải thi lại, học lại... nên trong dịp nghỉ không có được kết quả, để có kế hoạch ôn tập lại bài vở, và chuẩn bị tâm lý chủ động.

73 - Những nhược điểm về đội ngũ giáo viên:

+ Giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy làm người học không chủ động tiếp thu kiến thức, thụ động phụ thuộc vào giáo viên,.. nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động đào tạo Nhà trường.

+ Đội ngũ giáo viên của trường tuy rất đông nhưng phần lớn lại là những giáo viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm, chính vì vậy mà trong công tác giảng dạy vẫn còn nhiều thiếu sót cả về chuyên môn nghề nghiệp và chuyên môn sư phạm. Ngoài ra một số môn chỉ có 1 hoặc 2 giáo viên gây nên khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng giảng dạy, và thiếu giáo viên khi có sự cố khiến giáo viên phải nghỉ việc

+ Thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên nghề để nâng cao kỹ năng thực hành trên những công nghệ hiện đại rất ít làm hạn chế một phần khả năng mô phỏng, truyền đạt của giáo viên.

+ Việc nghiên cứu khoa học của giáo viên còn hạn chế. Các sáng kiến kinh nghiệp, đề tài khoa học của giáo viên qua các năm học chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nội dung phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tiễn chưa được chú ý. Chính vì vậy, gây phản ứng cho giáo viên, làm để đủ điều kiện đánh giá hoạt động chuyên môn của mỗi cá nhân cuối mỗi năm học, làm để chống đối...

+ Thu nhập của giáo viên chưa dược cao do đó ảnh hưởng tới tâm lý, tư tưởng của giáo viên trong quá trình dạy học. Nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu của Nhà trường, mặt khác việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có nên hạn chế nguồn thu nhập thêm cho Nhà trường, ảnh hưởng tới thu nhập của cán bộ giáo viên. Công tác thu hút các nguồn tài trợ từ bên ngoài, các nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo chưa nhiều. Chưa thiết lập được các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ các nguồn vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mà chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí xây dựng cơ bản còn hạn chế của ngân sách Nhà nước cấp

74

- Những nhược điểm về cơ sở vật chất: Mặc dù đã chú trọng vào công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học, nhưng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định.

+ Các phương tiện giảng dạy mặc dù được đầu tư nhưng do chưa quen với các phương tiện này nên rất ít giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo, và do quy mô đầu tư chưa đồng bộ, ví dụ: Nhà trường đã trang bị cho các khoa hệ thống máy chiếu projector, overheart và màn chiếu, nhưng lại chưa gắn máy tính kết nối trực tiếp với máy chiều, nên giáo viên lên lớp phải mất thời gian kết nối, lắp đặt, kèm theo trình độ sử dụng công nghệ chưa cao nên đa số giáo viên không sử dụng hoặc chỉ sử dụng trong một số dịp như thi giáo viên dạy giỏi, hội thảo,..

+ Trang thiết bị đảm bảo nhưng chưa phát huy hiệu quả sử dụng cho người học và giáo viên. Chưa có một tổ, đội quản lý về mặt kỹ thuật: sửa chữa, lắp đặt, bảo trì các trang thiết bị hiện có của Nhà trường.

+ Tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh còn hạn chế, cập nhật chưa thường xuyên. Thư viện chưa thu hút người học: đầu sách chưa đảm bảo, người học chưa có ý thức trong vấn đề tự học, tự nghiên cứu, tra cứu tài liệu.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua với sự tăng trưởng kinh tế ổn định, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam đang hoà mình với kinh tế quốc tế đòi hỏi lao động trong tất cả các ngành nghề phải có trình độ, có năng lực thực sự. Nhận biết được điều này, cán bộ, giáo viên, học sinh trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đã có rất nhiều cố gắng như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu nhân lực, nỗ lực trau dồi học hỏi nâng cao kiến thức để dần hoàn thiện mình,… Đánh giá chung trong công tác đào tạo của Nhà trường có những ưu điểm và hạn chế được nêu ở trên, đây chính là những tiền đề để tác giả đưa ra những giải pháp trong chương 3 của luận văn này.

75 CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)