2.2.1.1 Mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo
a. Về mục tiêu đào tạo
- Đối với mỗi khoá học, mỗi ngành học nhà trường luôn có những mục tiêu đào tạo cụ thể.
- Mục tiêu đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức kỹ năng mà doanh nghiệp cần ở người lao động, kiến thức cơ bản, và các
Bậc đào tạo Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Cao đẳng 1256 1234 1252 1262 Trung cấp 847 603 633 615 Tổng 2203 1837 1885 1877 Bậc liên kết, liên thông Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Cao học 163 192 234 255 Đại học 2502 2714 2847 2878 Cao đẳng 412 396 351 345 Tổng 3077 3302 3432 3478
26
kỹ năng khác có liên quan đến công việc để đảm bảo cho học sinh có được sự đa dạng vững vàng về kiến thức kỹ năng để có thể tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp.
+ Mục tiêu đào tạo ngành thực phẩm tổng hợp: sau khi ra trường học sinh có thể đảm nhận các công việc từ trực tiếp sản xuất các loại sản phẩm: đường, rượu, bia, nước giải khát, sữa, đồ hộp, ...kết hợp với việc điều khiển vận hành máy móc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Mục tiêu đào tạo ngành KCS: giúp học sinh ra trường có thể làm ở các phòng phân tích, phòng thí nghiệm ở các doanh nghiệp, ở các trung tâm kiểm tra chất lượng,...đối với các loại sản phẩm thực phẩm
+ Mục tiêu đào tạo chuyên ngành kế toán: học sinh sau khi tốt nghiệp phải đảm nhận được công việc kế toán tổng hợp, kế toán tiền lương, kế toán vật tư, kế toán thanh toán,...ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
+ Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng: Sau khi tốt nghiệp học viên phải có khả năng lắp đặt, sửa chữa được những hệ thống điện cho các doanh nghiệp sản xuất và cho cả dân dụng.
+ Mục tiêu đào tạo Kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành Tin học: Sau khi tốt nghiệp học viên phải sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản, thành thạo các kỹ năng về đánh máy, soạn thảo văn bản, hệ thống mạng,....
Phương pháp xác định mục tiêu của trường có một số đặc điểm sau: mục tiêu đào tạo của trường luôn cố gắng truyền đạt cho học sinh những cái mà các doanh nghiệp cần chứ không phải chỉ những gì nhà trường có để sau khi tốt nghiệp người học có thể thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc tại các công ty. Tạo uy tín với các doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của trường. Tuy nhiên do những khó khăn khách quan nhất định nên không thể đáp ứng hết được nhu cầu của doanh
27
Bảng 2.7: Đánh giá tính phù hợp của mục tiêu đào tạo
Mức độ Cán bộ QL và GV Học sinh Chủ doanh nghiệp Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %
Cao 8 20 23 23 4 26.67
Trung bình 20 50 67 67 6 40
Thấp 12 30 10 10 5 33.33
Tổng 40 100 100 100 15 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đánh giá về sự phù hợp của mục tiêu đào tạo với khả năng nhận thức của học sinh, yêu cầu của nghề nghiệp, và hoạt động giảng dạy; qua thăm dò trên ba nhóm đối tượng: giáo viên, học sinh trong trường, chủ doanh nghiệp; tổng hợp kết quả ở bảng 2.7.
b. Về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Nội dung đào tạo một phần dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần nhà trường tự xây dựng phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo, đảm bảo tiếp tục thực hiện theo chương trình của Bộ, cụ thể: tiến hành đã rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của từng ngành nghề theo hướng: Mục tiêu đào tạo phải theo sát mục tiêu thực tiễn sản xuất, phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại.
Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường thành lập hội đồng khoa học cùng phối hợp với các khoa, tổ bộ môn để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết phục vụ giảng dạy.
Năm học 2011-2012 Nhà trường đã hoàn chỉnh chương trình đào tạo hệ Cao đẳng cho các chuyên ngành và hoàn thành việc biên soạn, in ấn chương trình đào tạo hệ cao đẳng cho các chuyên ngành; triển khai biên soạn giáo trình phục vụ cho công
28
tác tổ chức đào tạo ngành nghề mới (ngành tài chính ngân hàng, ngành quản trị kinh doanh) và các lớp liên thông từ trung cấp lên cao đẳng cho các ngành học.
Đến nay, toàn trường đã thống nhất chương trình khung, chương trình chi tiết cho các ngành nghề. Đánh giá về chương trình đào tạo của nhà trường, tác giả đã điều tra thông qua phiếu đánh giá về một số tiêu chí liên quan đến mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo (Tính phù hợp của CTĐT với mục tiêu đào tạo; CTĐT cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học ở mức nào...) Qua thăm dò kết quả trên ba nhóm đối tượng: Cán bộ quản lý và giáo viên; Người học; Chủ doanh nghiệp, kết quả như sau:
- Đánh giá tính phù hợp của CTĐT với mục tiêu đào tạo của cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện trong bảng 2.8.
Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo. Kết quả cho thấy, chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Trường, phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học cả về khối lượng, thời gian, nội dung và kiến thức chuyên sâu, cụ thể: Có 52,5% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 30% đánh giá ở mức khá; 10% đánh giá mức trung bình; 7.5 % đánh giá mức rất tốt.
Bảng 2.8: Đánh giá tính phù hợp của CTĐT với mục tiêu đào tạo của cán bộ quản lý và giáo viên
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Trung bình 4 10 Khá 12 30 Tốt 21 52.5 Rất tốt 3 7.5 Tổng 40 100
(Nguồn: Số liệu thống kê)
- Đánh giá của học sinh (đang học năm cuối và đã ra trường):
29
Bảng 2.9: Đánh giá tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành về CTĐT
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Kém 4 4 Trung bình 27 27 Khá 52 52 Tốt 16 16 Tổng 100 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đánh giá chung về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo theo từng ngành học hiện nay, 16% đánh giá ở mức độ tốt; có tới 52% ý kiến của người học đánh giá ở mức độ khá; 27% đánh giá ở mức độ trung bình; chỉ có 4% đánh giá ở mức độ kém .
+ Đánh giá khả năng cung cấp những kỹ năng cơ bản cho người học của chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo theo mỗi ngành học và mỗi cấp học cung cấp những kỹ năng nghề cơ bản cho người học như: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổng hợp phân tích, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập- nghiên cứu; kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng viết báo cáo,.. Kết quả cho thấy, nhìn chung trong việc trang bị cho học sinh những kỹ năng tổng hợp thì chương trình đào tạo chỉ ở mức độ trung bình.
Bảng 2.10: Đánh giá CTĐT cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học.
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Kém 7 7 Trung bình 66 66 Khá 17 17 Tốt 10 10 Tổng 100 100
30
- Đánh giá của người tuyển dụng về chương trình đào tạo có phù hợp với nhu cầu của người tuyển dụng hay không
Kết quả khảo sát cho thấy: Đối với người tuyển dụng chủ yếu họ quan tâm tới khả năng làm việc thực tế của học sinh sau khi ra trường, vì thế vấn đề các nhà tuyển dụng quan tâm là tỷ lệ các môn học lý thuyết và thực hành, số lượng các môn học đại cương và chuyên ngành. Về cơ bản, các nhà tuyển dụng đánh giá chương trình đào tạo của Nhà trường là hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công việc tại doanh nghiệp. Có 13,33% số ý kiến được hỏi cho rằng chương trình đào tạo của trường tốt, 66,67% đánh giá ở mức khá, còn lại 20% đánh giá ở mức độ trung bình.
Bảng 2.11: Đánh giá CTĐT phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ %
Trung bình 3 20
Khá 10 66,67
Tốt 2 13,33
Tổng 15 100
(Nguồn: Số liệu điều tra) 2.2.1.2 Đánh giá về công tác quản lý hoạt động đào tạo và hoạt động giảng dạy
a. Về công tác quản lý hoạt động đào tạo
Để thực hiện chương trình đào tạo cả khoá học, phòng Đào tạo phối hợp cùng các phòng, khoa liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng kỳ và cả năm học. Kế hoạch đào tạo quy định các môn học từng kỳ và cả năm, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo tính hợp lý về tỷ lệ giữa giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi với giáo viên trẻ mới vào nghề cho từng lớp học.
Công tác quản lý hoạt động đào tạo được giao cho phòng Đào tạo phụ trách chính và các khoa chuyên môn phối hợp thực hiện. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch biên chế năm học, kế hoạch, tiến độ và các hoạt động đào tạo khác, thực hiện theo quy trình được xây dựng thông qua:
31 (2) Xây dựng tiến độ đào tạo và ký duyệt (3) Gửi kế hoạch, tiến độ cho các khoa
(4) Nhận bảng phân công giáo viên giảng dạy, kế hoạch chuyên môn năm học của các khoa chuyên môn
(5) Trình Ban giám hiệu, hội đồng Nhà trường phê duyệt và thực hiện cho năm học tiếp theo.
Qua khảo sát ý kiến của giáo viên trong Nhà trường về công tác quản lý hoạt động đào tạo cho toàn trường nói chung tác giả đã thu được một số ý kiến, kết quả trong bảng dưới đây
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động đào tạo
TT Nội dung đánh giá
Mức độ(%)
Tốt Khá Tr.bình Kém
1 Lập kế hoạch đào tạo 35 46 16 3
2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo 41 39 18 2 3 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
nội quy, quy chế giáo viên 27 38 34 1
4 Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin
về hoạt động đào tạo 36 45 19 -
5 Dự giờ giờ giảng của giáo viên 22 37 41 - 6 Tổ chức các buối sinh hoạt chuyên môn 24 29 42 5 7 Thực hiện đánh giá giáo viên 30 30 40 - 8 Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp
với chuyên môn 29 32 36 3
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Qua bảng kết quả đánh giá tác giả có những đánh giá về công tác quản lý đào tạo: - Về công tác lập kế hoạch đào tạo: được đánh giá ở mức khá, tốt. Mọi kế hoạch đào tạo đều được lập ra cho từng chuyên ngành học, cho từng học kỳ và cả năm ở đầu năm học mới; xây dụng kế hoạch thanh tra thường xuyên hoạt động giảng
32
dạy, thanh tra học kỳ, năm học; đánh giá dự giờ lớp học, giáo viên… Song đây là một ngành học mới, trong quá trình thực hiện còn có nhiều tình huống phát sinh dẫn đến bất cập. Chính vì vậy đòi hỏi kế hoạch đào tạo xây dựng cần phải xây dựng sát với thực tế, và khi có sự bất cập, cần thống nhất và sửa đổi kịp thời để tiến độ đào tạo không bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của Nhà trường.
- Về việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo được đánh giá đảm bảo về mặt thời gian, và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (như tiến độ về thời gian, kết quả đào tạo, kết quả thanh tra chuyên môn...). Tuy nhiên, với đội ngũ giáo viên còn trẻ phải giảng dạy nhiều môn trong một kỳ sẽ không đủ thời gian chuẩn bị bài giảng tốt nhất nên đòi hỏi phòng Đào tạo phải bố trí số giờ giảng hợp lý.
- Về công tác thanh tra chuyên môn: Thực hiện về quản lý thời gian lên lớp của giáo viên, thanh kiểm tra hồ sơ giáo án sau khi môn học giảng dạy xong, và hội đồng thanh tra chuyên môn cuối mỗi học kỳ, năm học... Tuy nhiên, giáo viên cùng chuyên môn lại quá ít (chỉ có từ 2 - 3 người cùng chuyên môn) nên việc dự giờ đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên là rất khó, lực lượng giáo viên đều rất trẻ về cả tuổi đời, lẫn tuổi nghề, cơ hội học hỏi là rất ít,...chính vì vậy hoạt động thanh tra chuyên môn chưa đạt được kết quả như mục tiêu đề ra của hoạt động này.
- Do các lớp học ở dải rác các địa phương trên toàn tỉnh, giáo viên phải thay nhau xuống cơ sở để giảng dạy, nên việc sinh hoạt chuyên môn tập trung diễn ra không được thường xuyên, và khó có sự tham gia đầy đủ của toàn bộ giáo viên.
Nhà trường hàng năm xây dựng quy chế chuyên môn và có điều chỉnh cho phù hợp, song công tác quản lý đào tạo còn tồn tại nhiều vấn đề:
- Tổ chức công tác đánh giá chất lượng giảng dạy được chú trọng nhưng kết quả chưa cao. Giáo viên được đánh giá chất lượng với ý thức hoàn thành các tiêu chuẩn đề ra, còn về sự tìm tòi, khám phá và đổi mới chất lượng diễn ra chưa thật sự sôi nổi, còn gượng ép... Còn về phía Nhà trường tổ chức công tác đánh giá chất lượng chưa có những biện pháp khuyến khích, động viên đúng mức, chế độ thưởng hay kiểm điểm còn chưa thật sự chặt chẽ.
33
- Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên dựa chủ yếu vào kết quả học tập của người học, chưa xây dựng được một hội đồng thẩm định khoa học Nhà trường để thực hiện công tác đánh giá, mà giao cho một vài cán bộ phòng đào tạo phối hợp với các khoa chuyên môn nên hoạt động diễn ra không thường xuyên, trình độ chuyên môn của người được đi đánh giá chất lượng chưa phù hợp....
- Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên chưa được thật sự quan tâm, không được diễn ra một cách đều đặn thường xuyên,...
- Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo còn chưa thống nhất, chồng chéo trong công việc, gây tâm lý ức chế cho giáo viên và cán bộ phòng đào tạo. Chính vì vậy cần thiết phải xây dựng một bộ quy chế chuyên môn rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với tình hình Nhà trường; tạo sự thống nhất trong việc phối hợp với các phòng, khoa chuyên môn,... tạo thuận lợi trong công việc, để công tác đào tạo có hiệu quả hơn hiện nay
b. Về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, chính là thực hiện công tác quản lý hoạt động giảng dạy giáo viên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý này, trong những năm học vừa qua, Nhà trường chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, quản lý theo dõi việc chấp hành nội quy, quy chế của giáo viên, tự học tập và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bắt dịp với sự thay đổi của khoa học công nghệ...
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên được giao cho phòng Đào tạo và các khoa chuyên môn. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học về tiến độ thực hiện đào tạo. Dựa vào kế hoạch, phòng đào tạo phối