Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trường cao đẳng

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm (Trang 27)

1.3.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài

- Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước:

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục đại học, cao đẳng cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Sự tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước đến chất lượng đào tạo cao đẳng thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng. Khuyến khích hay kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng cũng như mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo.

18

+ Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định chất lượng đào tạo.

+ Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương lao động, chính sách đối với giáo viên và học sinh bậc cao đẳng, đại học.

+ Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất.

- Các yếu tố về môi trường

+ Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, đòi hỏi chất lượng đào tạo chuyên nghiệp của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáo dục chuyên nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

+ Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các trường phải đổi mới trang thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy.

- Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức xã hội và công chúng về giáo dục chuyên nghiệp được nâng lên, người học ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ đó cơ hội thu hút đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng lên, các nhà trường có điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo. Thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng.

1.3.3.2 Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

+ Đội ngũ cán bộ quản lý và công tác tổ chức quản lý

+ Đầu vào, học sinh sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo nghề nghiệp

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị + Nguồn tài chính

19

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học sinh theo học giáo dục nghề nghiệp

+ Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý

Nhân tố quản lý gắn kết với các yếu tố trên đảm bảo sự vận động đồng bộ. Nhân tố quản lý bao gồm cả quản lý chất lượng. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người học, các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng các phương pháp, công cụ kiểm soát chất lượng phù hợp. Hiện nay hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và các công cụ thống kê đang được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và mang lại kết quả tốt.

Kết luận chương 1

Trong chương này đã làm rõ vấn đề lý luận về đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng. Qua đó cũng đã phân tích các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo, có thể khái quát thành các nội dung, đó là: mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác đào tạo, đội ngũ giảng dạy và phục vụ giảng dạy, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, công tác tổ chức quản lý. Đồng thời đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo, phân tích những nhân tố đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như đã đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo.Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận trên và xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng cho phép đánh giá đúng chất lượng đào tạo của các trường, tìm ra các giải pháp quản lý quá trình đào tạo sao cho vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa nâng cao chất lượng đào tạo.

20 CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm (Trang 27)