CHỈ CÓ SÓNG VÀ EM

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 93)

- Những hình ảnh thơ độc đáo mới mẻ

CHỈ CÓ SÓNG VÀ EM

Đã xa rồi căn phòng nhỏ của em

Nơi che chở những người thương mến nhất Con đường nắng,dòng sông trước mặt Chuyến phà đông. Nỗi nhớ cứ quay về.. Đêm tháng năm hoa phượng nở bên hè Trang giấy trắng bộn bề bao kí ức Ngọn đèn khuya một mình anh thức Nghe tin đài báo nóng lại thương con Anh yêu ơi,hãy tha lỗi cho em

Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ Những bực dọc trong ngày vất vả Làm anh buồn mà em có vui đâu

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau Niềm sung sướng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim chẳng đập vì anh Một trời xanh,một biển tận cùng xanh Và gió thổi và mây bay về núi

Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em..

VỢ NHẶT

Đề 1 : Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân :

I – Gía trị hiện thực

1. Về khái niệm giá trị hiện thực:

- Nói đến giá trị hiện thực của một tác phẩm văn học là nói đến khả năng phản ánh trung thực những vấn đề về chính trị - xã hội, những sự kiện lịch sử trọng đại của đời sống xã hội,

những kiếp người bất hạnh đang sống đau khổ dưới sự bóc lột, chà đạp không thương tiếc của các thế lực thống trị và những kẻ bất nhân, tàn bạo trong xã hội.

- Giá trị hiện thực của một tác phẩm văn học chính là giá trị phản ánh trung thực và tố cáo sâu sắc của tác phẩm ấy.

2. Những biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm:

a. Giá trị hiện thực sâu sắc và mang tính khái quát của truyện ngắn “Vợ nhặt” được thể hiện ở chỗ Kim Lân đã tái hiện lại một sự kiện lịch sử xã hội vô cùng trọng đại. Đó là nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945.

- Bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật buộc người nông dân phải nhổ lúa và hoa màu để trồng đay nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của chúng. Trong khi đó, chúng lại thu gom lúa gạo với giá rất rẻ, nên đã dẫn đến một hậu quả thảm khốc là chỉ tính từ cuối năm 1944 sang đầu năm 1945 “từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

- Hiện thực đau thương đó được phản ánh trong nhiều tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Mười năm – Tô Hoài, Vỡ bờ – Nguyễn Đình Thi, Địa ngục – Nguyên Hồng…

Nhà văn Tô Hoài đã từng có những câu thơ phản ánh chính xác nỗi khổ tận cùng của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp ấy:

Một quan gạo sáu lon thôi

Không tiền mua cám mà nuôi mẹ già Cháu thơ đói lả ôm bà

Con theo chân bố khóc la đêm ngày

- Điểm đặc sắc về nghệ thuật phản ánh của Kim Lân trong tác phẩm “Vợ nhặt” là dù không có một dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh của bọn chúng cũng không một lần xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, nhưng tội ác của bọn chúng vẫn hiện lên rõ ràng, cụ thể.

- Kim Lân đã phản ánh hiện thực theo cách riêng của mình, ông đã chọn được một tình huống truyện độc đáo là bối cảnh nạn đói năm 1945. Nạn đói khủng khiếp này như một “lát cắt lịch sử” thể hiện đầy đủ tội ác của bọn Pháp, Nhật trong việc đây nhân dân ta đến tận cùng của số phận bi thảm.

- Ngay từ những trang đầu tác phẩm, Kim Lân đã dựng lên bức tranh thê thảm của nạn đói: “người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.

+ Không chỉ vậy, còn có thêm “mùi đốt đóng rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”“tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê

thiết”, càng làm nổi bật thêm tình cảnh tang tóc thê lương của nạn đói.

+ Cái đói làm cho lũ trẻ “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”. Nói rộng ra, cái đói như một đại dịch đang lan tràn khắp mọi nơi “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ.”

+ Số phận chung của mọi người đều hết sức thê thảm. Đêm đêm, tiếng hờ khóc người chết văng vẳng. Trên trời quạ bay đen như mây, ngoài đình tiếng trống thúc thuế dồn dập. Kim Lân đã làm sống lại cảnh tàn khốc của nạn đói năm 1945 và từ đó làm nổi bật lên tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật.

b. Đặc biệt, nhan đề của truyện cũng gợi cho người đọc nhiều điều suy nghĩ về số phận con người, cũng chính là về giá trị hiện thực mà tác phẩm muốn phản ánh.

- Hai chữ “Vợ nhặt” cho thấy cuộc sống của người nông dân đã bị đẩy đến bước đường cùng, giá trị và tính mạng một con người thật rẻ rúng, người ta nhặt được vợ dễ dàng như nhặt được cái rơm cái rác ngoài đầu đường xó chợ.

- Thông qua tình huống của truyện, Tràng, một thanh niên nghèo khổ, xấu trai, ế vợ bỗng

nhặt được vợ một cách dễ dàng ngay trong nạn đói năm 1945, Kim Lân không chỉ phản ánh được hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, mà còn thể hiện được thân phận nghèo đói, bị rẻ rúng của người nông dân trong xã hội cũ:

+ Cái đói đã làm cho một cô gái sẵn sàng theo không một người đàn ông xa lạ chỉ vì một bữa ăn.

+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới ở nhà Tràng càng nói rõ hơn số phận bi thảm của con người. Bữa ăn trông thật thảm hại, “giữa cái mẹt rách có độc một chùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Rồi cháo cũng không đủ để ăn, họ phải ăn đến món mà bà cụ Tứ gọi là “chè khoán”, thực chất là cám. “Miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Nhưng theo lời của bà cụ Tứ thì “xóm ta khối nhà chả còn cám mà ăn nữa đấy”.

c. Giá trị hiện thực sâu sắc còn được thể hiện phần cuối của tác phẩm, khi những con người nghèo đói, khốn khổ ấy khao khát được đổi thay số phận, mà con đường duy nhất là tìm đến ánh sáng của cách mạng.

- Người “Vợ nhặt” đã thông tin cho Tràng: “Người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy.”

- Trong óc Tràng hiện lên cảnh “những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.” Nghĩ đến điều đó, anh cảm thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ”.

Ân hận vì trước kia mình chưa biết được mục đích tốt đẹp của “Việt Minh” và tiếc rẻ vì bỏ lỡ một cơ hội tốt để đến với cách mạng.

- Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” hiện lên trong đầu Tràng. Đó là biểu tượng mở ra con đường giải phóng cho số phận những con người nghèo khổ chịu cảnh nô lệ. Hiện thực khắc nghiệt vẫn còn đó, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập nhưng ánh sáng của tương lai thoáng hiện ra và định được hướng đi tới: muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói hiện tại chỉ có một con đường là đến với cách mạng.

II – Gía trị nhân đạo :

1. Giá trị nhân đạo: chính là tình cảm, thái độ của nhà văn dựa trên các nguyên tắc, đạo lí làm người được thể hiện qua cái nhìn về cuộc sống và con người được đề cập trong tác

phẩm.

Giá trị nhân đạo của một tác phẩm thường được thể hiện qua các phương diện:

- Tố cáo những thế lực thống trị tàn ác chà đạp lên quyền sống của con người.

- Thái độ cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ.

- Thái độ trân trọng những phẩm chất, khát vọng tốt đẹp của con người.

- Mở ra một con đường đi mới, con đường giải phóng con người nghèo khổ, có số phận bi thảm.

2. Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm:

* Kim Lân đã tái hiện một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại, đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Từ đó, nhà văn muốn tố cáo mạnh mẽ tội ác dã man của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật.

- Bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật buộc người nông dân phải nhổ lúa và hoa màu để trồng đay nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của chúng. Trong khi đó, chúng lại thu gom lúa gạo với giá rất rẻ, nên đã dẫn đến một hậu quả thảm khốc là chỉ tính từ cuối năm 1944 sang đầu năm 1945 “từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

- Kim Lân đã chọn một tình huống truyện độc đáo là bối cảnh nạn đói năm 1945. Nạn đói khủng khiếp này đã làm nổi bật số phận của nhân dân ta rất bi thảm: “người chết như ngả rạ”, “nằm còng queo bên đường”, người sống thì “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”; đêm đêm “tiếng hờ khóc người chết văng vẳng”; trên trời

“quạ bay như mây đen ”, ngoài đình “tiếng trống thúc thuế dồn dập”

- Như vậy, Kim Lân đã làm sống lại tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945, từ đó làm nổi bật lên tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật.

* Không chỉ vậy, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm thương cảm xót xa đối với cuộc sống bi thảm của những con người nghèo khổ trong nạn đói 1945:

- Nhà văn đã thực sự đau đớn, xót xa và đã lựa chọn những hình ảnh, chi tiết làm rung động trái tim người đọc về tình cảnh khốn khổ của dân ta trong nạn đói 1945:

+ Những đứa trẻ thì “ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích”

+ Mỗi buổi sáng, người dân đi chợ, người làm đồng đều gặp “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”

+ Thật xót xa cho tình cảnh của những cô gái sẵn sàng theo không một người đàn ông chỉ vì một bữa ăn, để chạy trốn cái đói

+ Nhà văn còn quan tâm đến tiếng hờ khóc tỉ tê, những khuôn mặt u ám, bủng beo, hốc hác, xám xịt, những bộ quần áo tả tơi như tổ đỉa, những dáng người ủ rũ, những khuôn mặt khắc khoải, lo âu.

- Nếu không có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng thương cảm sâu sắc với nỗi khổ của người dân, tác giả sẽ không chú ý và lựa chọn được những chi tiết vừa sinh động, vừa giàu giá trị nhân đạo như thế.

* Kim Lân còn thể hiện niền tin sâu sắc vào những phẩm chất tốt đẹp và lòng nhân hậu của con người. Dưới cái nhìn nhân đạo của tác giả, những con người nghèo khổ ấy là những con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp:

- Tràng: tuy có ngoại hình xấu xí, cách ăn nói vụng về nhưng anh lại có một tấm lòng nhân hậu. Thấy người đàn bà đói rách, anh sẵn sàng cho một bữa ăn dù bản thân cũng đang đói khổ, đi làm thuê để nuôi mình và mẹ già.

- Tràng còn là một con người hào phóng khi anh đãi người đàn bà đến bốn bát bánh đúc. Khi người đàn bà đồng ý theo về làm vợ, anh còn đưa chị vào chợ tỉnh mua cho chị cái thúng con con, vài thứ lặt vặt, rồi ra chợ ăn một bữa cơm no nê rồi mới về nhà.

- Không chỉ vậy, Tràng còn là một người chồng có trách nhiệm:

+ Khi đi bên cạnh người đàn bà, trong một lúc tràng hình như “quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày”, trong lòng anh bây giờ “chỉ còn tình nghĩa (…) với người đà bà đi bên”

+ Buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ, nhìn thấy cảnh mẹ và vợ quét dọn nhà cửa, anh thấm thía cảm động và ý thức được trách nhiệm của mình: “Hắn thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”

- Niềm tin của nhà văn còn được thể hiện nơi những biến đổi của người vợ nhặt khi về làm vợ Tràng:

+ Cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” ban đầu của thị khi gặp Tràng đã biến mất. Chị đã hoàn toàn trở lại với những phẩm chất tốt đẹp của một người vợ, người con dâu.

+ Đó là sự hiền hậu đúng mực, là sự đảm đang tháo vát trong công việc gia đình, sự ý thức trong cách ứng xử đúng mực với chồng và mẹ chồng.

- Lòng tin của nhà văn thể hiện rõ nét qua nhân vật bà cụ Tứ - mẹ Tràng:

+ Cụ Tứ là một người mẹ có trái nhân hậu: bà thương con hết mực và cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu. Bà không hề có thái độ hờn giận mà ngược lại, bà buồn tủi cho bản thân mình khi vì gia cảnh mà “chẳng lo lắng được cho con”

+ Bà lo lắng cho tình cảnh của con trai và nàng dâu “Chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”

+ Bà cố tạo ra niềm vui cho gia đình, gieo vào lòng các con niềm tin vào tương lai tốt đẹp bằng một triết lí dân gian “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Đây là người mẹ đáng quý, tiêu biểu cho bà mẹ nghèo Việt Nam vì bà có trái tim nhân hậu, biết hướng con mình vào tương lai tươi sáng.

* Nhà văn còn đi sâu vào tâm hồn của những con người lao động nghèo khổ để khám phá và trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về một tương lai tốt đẹp của họ.

- Khát vọng hạnh phúc được thể hiện rõ nhân vật Tràng:

+ Lúc đầu, khi thấy người đàn bà quyết định theo mình về làm vợ, Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng.”

+ Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ. Đó là một quyết định liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi.

- Khát vọng sống còn được thể hiện đậm nét nơi người “vợ nhặt”:

+ Chị chấp nhận theo không Tràng mà không cần ý thức về danh dự của người con gái khi không được cưới hỏi.

chính là khát vọng sống mạnh mẽ của người vợ nhặt. Chị muốn dựa vào Tràng như một cái phao để vượt qua được nạn đói, vượt qua cái chết.

- Khát vọng hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn được thể hiện rõ nét qua nhân vật bà cụ Tứ:

+ Bà cố nén nỗi buồn, nỗi lo để động viên dâu con tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn qua triết lí dân gian “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”

+ Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà chỉ toàn nói đến những chuyện vui, những chuyện sung sướng, chuyện làm ăn với con dâu: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, (…) ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

- Niềm hi vọng vào sự đổi đời còn được thể hiện rõ trong phần cuối tác phẩm:

+ Khi người vợ thông tin cho Tràng: “Ở trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w