CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐỜI THƯỜNG CỦA QD TRONG TÂY TIẾN

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 86)

- Những hình ảnh thơ độc đáo mới mẻ

CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐỜI THƯỜNG CỦA QD TRONG TÂY TIẾN

Tuy có đề cập đến cái tôi trữ tình công dân nhưng nhà thơ vẫn chuyên chú vào cái tôi trữ tình đời thường. Cái tôi trong thơ Quang Dũng có phảng phất hào khí cổ điển phương Đông (kẻ sĩ, quân tử, trượng phu), kết hợp với điệu hồn lãng mạn của Thơ mới. Nhưng, nổi bật vẫn là cái tôi tình người - tình người của con người một thời đại cách mạng - nhưng ý nghĩa nhân văn của nó đã trở thành muôn thuở. Cái tôi ấy đã đề cao nguyên tắc tối thượng là tình người.

Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng thiên về cái tôi trữ tình - đời thường. Ông nhìn người lính Tây Tiến trong chiến tranh, ở phương diện đời thường hơn là trong chiến trận. Nhưng từ cái tình người trong đời thường, lại toả sáng: người lính - nghệ sỹ - anh hùng, làm bật lên khí phách anh hùng của họ. Ngay từ phần tả dốc nhà thơ đã gợi tả tình quân dân:

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Bức tranh sinh hoạt của người dân hiện ra mù mờ bởi câu hỏi: “nhà ai” và từ phiếm chỉ “ai” gợi khoảng cách địa lý xa vời với tầm nhìn bị che khuất. Hình ảnh “mưa xa khơi” như nhấn thêm vẻ mù mờ ấy. Bức tranh nhà dân tuy mờ ảo nhưng không bí ẩn, rợn người vì đó là tín hiệu ấm áp, gợi tình cảm quân dân cá nước, cảm hứng tình người trong mỗi chiến sĩ.

Nhà thơ đã dành bức tranh đêm liên hoan lửa trại biên giới Việt - Lào và cảnh hoàng hôn Châu Mộc để gợi tình người, tình yêu, tình hữu nghị.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ

Hình ảnh “hội đuốc hoa” là một ẩn dụ kép đa nghĩa. Ở lớp nghĩa tả thực là đốt đuốc để thắp sáng trong đêm lửa trại. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thường có những cuộc liên

hoan giữa bộ đội và nhân dân vào lúc đón và tiễn bộ đội. Nhưng chủ yếu là lớp nghĩa hàm ẩn mang màu sắc lãng mạn, tinh nghịch nhưng lành mạnh. Ở lớp nghĩa này “hội đuốc hoa” có nghĩa là lễ cưới (đêm tân hôn). Tác giả sử dụng lối chơi chữ hiện đại. Đêm tân hôn theo chữ Trung Quốc gọi là “động phòng hoa chúc”. Tác giả mượn hai chữ “hoa chúc” để gợi. Hoa chúc có nghĩa là hoa nến. Để sát với thực tế tác giả đổi “nến” thành “đuốc” (hoa đuốc). Để hiệp vần tác giả lại dùng phép đảo ngữ thành “đuốc hoa”. Chữ “kìa” như là một tiếng reo gợi sự ngạc nhiên, bối rối của các chiến sỹ trước cái lạ của xứ lạ: trang phục lạ (xiêm áo); vũ điệu lạ (man điệu); giao tiếp lạ (e ấp). Cử chỉ e thẹn của các cô gái vừa gợi nét tâm lý thực của các thiếu nữ sơn cước, vừa gợi tâm lý của các cô dâu mới. Nét nhạc chơi vơi cùng với vũ điệu Lăm Vông của các cô gái Lào làm say đắm các chàng trai Hà Nội, biến họ thành thi sỹ (xây hồn thơ). Nếu bức tranh đêm lửa trại biên giới, thiên về gợi cái đẹp của tình người thì bức tranh vượt thác trên sông nước Châu Mộc lại có sự hài hoà giữa cái hùng và cái đẹp:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Giọng thơ mềm mại hiền hoà, phù hợp với không khí ấm cúng của tình quân dân lúc chia tay (người đi và kẻ ở). Con người và thiên nhiên đẹp trong sự hài hoà: thiên nhiên đa tình (hồn lau) hài hoà với người chiến binh đa cảm (hồn thơ). Dáng người lái đò với tay lái uyển chuyển (dáng người trên độc mộc) hài hoà với dáng hoa duyên dáng (đong đưa).

SÓNG

Về mặt nội dung

Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài Sóng thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ xa.

Các tác giả sách Tuyển chọn... Ngữ văn viết:

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng em, hai hình tượng này song hành suốt tác phẩm.

Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền chung thủy. Qua hình tượng sóng, tác giả phác họa được những nét đẹp truyền

thống của người phụ nữ trong tình yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc; dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu...

Trong sách Những bài văn hay có đoạn phân tích: Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng

năm 1967, khi mà chị đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Song, người phụ nữ này vẫn còn ấp ủ biết bao hy vọng, vẫn phơi phới một niềm tin:

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa.

Bài thơ được kết thúc ở chính cái điểm đỉnh của niềm khao khát tột độ: Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuận Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.

Về mặt nghệ thuật

Bình về giá trị nghệ thuật, GS. Nguyễn Đăng Mạnh viết: Nhịp điệu trong bài Sóng thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ), 1/2/2 (Sông không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - Từ nơi nào sóng lên)... Ngoài ra, các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt:

Ồn ào và lặng lẽ Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam.

Nhóm tác giả sách Tuyển chọn... Ngữ văn cho biết: bài thơ có nhiều điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp cùng hình thức đối lập trên - dưới, thức - ngủ, bắc - nam, xuôi - ngược và với kiểu giãi bày tình bộc trực như Lòng em nhớ đến anh...giúp bài thơ thể hiện được tâm trạng của một người phụ nữ đang khát khao, trăn trở, đang da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền chung thủy..

****************************

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w