Nét độc đáo trong bài thơ “Tây Tiến”

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 82)

- Bé Heng: là thế hệ đàn em, là hình ảnh hôm qua của Tnú Bé Heng hồn nhiên, tươi mát, sống động, đáng tin tưởng của tương lai Hình tượng nhân vật này hứa hẹn một sự phát triển

Nét độc đáo trong bài thơ “Tây Tiến”

- Đơn vị nhỏ nhưng mãi mãi đi vào lịch sử

Tây Tiến chỉ là một đơn vị nhỏ cỡ Trung đoàn. Trung đoàn 52 Tây Tiến thành lập tháng 2 năm 1947. Trong những ngày bi tráng đơn vị đã có gần 200 chiến sĩ hi sinh chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Nhưng Tây Tiến có nhà thơ và là người chỉ huy Quang Dũng nên Tây Tiến đã đi vào lịch sử và nổi tiếng nhờ bài thơ kiệt tác. Nhà thơ Vân Long cho biết chúng ta đã có cuộc kỉ niệm 60 năm bài thơ Tây Tiến ra đời. Chưa từng có bài thơ nào lại vinh dự được kỉ niệm ngày sinh như vậy. Và điều đặc biệt là đài tưởng niệm Trung đoàn Tây Tiến, 10 câu thơ quan trọng nhất của bài được khắc vào nền bia. Những người chiến sĩ áo lính đã dùng thơ để viết lịch sử của đơn vị mình. Hiện tượng Tây Tiến gợi nhớ câu thơ của Hữu Thỉnh:

Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.

Quả là một truyền thống độc đáo của những người lính cụ Hồ trong mọi thời chống giặc. - Thay đổi tên nhưng cảm xúc không đổi

Việc đặt tên cho tác phẩm nhiều khi cũng như đặt tên cho con. Có cái tên đặt rồi, sau người đặt không ưng lại đặt lại. Đặt tên lại cho con thì phải có đơn từ, trình báo với công an hộ khẩu. Đặt tên lại cho tác phẩm thì chỉ cần tác giả tự sửa rồi đưa vào tập thơ. Với trường hợp của Quang Dũng, theo tôi biết thì không phải là duy nhất. Hàn Mặc Tử đặt tên đầu tiên cho bài thơ

Đây thôn Vĩ GiạỞ đây thôn Vĩ Giạ; Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất nước lúc đầu đặt tên là bài Sáng mát trong như sáng năm xưa, sau đó viết thêm bài Đêm mít tinh và gộp hai bài thơ lại và viết thêm rồi đổi tên thành bài Đất nước. Quang Dũng viết Nhớ Tây Tiến rồi bỏ chữ “Nhớ” đi chỉ còn lại Tây Tiến. Đành rằng cả bài thơ là một nỗi nhớ lớn về Tây Tiến. Nhưng theo tôi, bỏ chữ “Nhớ” đi , nhan đề gọn hơn. Mặt khác, không chỉ có nỗi nhớ, mà ở đấy còn có sự ngợi ca, sự tôn vinh những chiến sĩ Tây Tiến. Có thêm “Nhớ” hóa ra lại thu hẹp mạch cảm xúc của bài thơ.

Tuy đổi tên, nhưng nỗi nhớ trong bài thơ vẫn là một nét chủ đạo, quán xuyến. Trong bài, có nhiều từ “ nhớ” là điều tất nhiên. Bởi vậy chúng ta sẽ bắt gặp nhiều trạng thái nhớ. Những biến thái “Nhớ về”, “nhớ chơi vơi”, “nhớ ôi”, “có nhớ” như những nốt nhấn trong một hợp âm, như điệp khúc nhớ trong bản nhạc thể hiện cao trào tình cảm tha thiết của tác giả với đơn vị Tây Tiến của mình. Những nỗi nhớ khác nhau hợp thành nỗi nhớ lớn, như suối nhỏ chảy thành sông dài khiến cho tính chất hoài niệm trở thành dòng cảm xúc chủ đạo của toàn bài.

Điều đáng nói là Quang Dũng đã góp vào thơ ca Việt một “kiểu nhớ” mới: nhớ chơi vơi! Nhớ chơi vơi là một đóng góp mới của Quang Dũng bên cạnh những nhớ bổi hổi bồi hồi,

nhớ ngẩn ngơ của ca dao ( Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai); nhớ “day dưa” của thơ hiện đại ( Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa- Tế Hanh).

- Lãng mạn và hiện thực

Bài thơ Tây Tiến rất thành công nhờ kết hợp hài hòa bút pháp lãng mạn và hiện thực. Nếu chỉ có hiện thực trần trụi, chắc Tây Tiến không thể có sức cuốn hút mạnh mẽ. Nhưng nếu chỉ có toàn chất lãng mạn, thì Tây Tiến cũng khó mà được chấp nhận. ( Về sau có nhiều lí do khiến bài thơ này không được phổ biến, mà quan trọng là người ta đã gán cho nó tính chất lãng mạn tiểu tư sản!).

Chính Quang Dũng trong câu chuyện của mình cũng khẳng định những yếu tố hiện thực như “mở rừng, ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm “ Heo hút cồn mây súng ngửi trời” những chiều “oai linh thác gầm thét”, những đêm “ Mường Hịch cọp trêu người”; rồi rải rác dọc biên cương những nấm “mồ viễn xứ”… tôi mô tả trong bài thơ Tây Tiến là rất thực…” ( Nhớ về Tây Tiến – trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, nxb Văn học 1998, trang 155). Những hình ảnh lãng mạn như : Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Hoặc Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ kìa em xiêm áo tự bao giờ…Đặc biệt là hình ảnh các chiến sĩ vừa oai hùng vừa mộng mơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Chất hiện thực và lãng mạn đã làm cho bài thơ có gian khổ, mất mát, hi sinh nhưng cũng tràn đầy niềm lạc quan, khỏe khoắn; giọng thơ vừa chân thành vừa bi tráng, hào hùng, phản ánh hào khí và chất lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 82)