Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 68)

Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn thể hiện rất rõ bút pháp, phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi. Nội dung câu chuyện kể về truyền thống đánh giặc của gia đình anh Giải phóng quân tên là Việt, qua đó có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của con người Nam Bộ trong những năm gian khổ chống Mỹ cứu nước thể hiện qua lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gắn bó trong gia đình. Tất cả tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt qua khó khăn, gian khổ, mất mát hy sinh.

Để thể hiện nội dung trên, Nguyễn Thi đã có sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện. Tình huống của câu chuyện là một yếu tố quan trọng dẫn đến lối kể sáng tạo và việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Đó là tình huống anh Giải phóng quân tên Việt bị thương nặng trong một trận đánh phải nằm lại giữa chiến trường và nhiều lần ngất đi, tỉnh lại. Giữa những lần ngất đi tỉnh lại đó là những dòng ý thức, những hồi ức về quá khứ, về người thân và những cảm xúc nội tâm của nhân vật Việt. Truyện được kể theo dòng nội tâm khi đứt (ngất đi), khi nối (tỉnh lại) của nhân vật .

Nếu xem xét về hình thức kể thì truyện được kể theo ngôi thứ ba, trong đó nhân vật Việt là đối tượng được thuật kể. Đây là phương thức kể phổ biến trong tác phẩm tự sự. Ở lối kể này, câu chuyện thường được kể với “người kể chuyện như đứng kín đáo ở một chỗ nào đấy, chứng kiến hết mọi sự việc xảy ra nhưng không tự mình trực tiếp tham gia vào các diễn biến”. Câu chuyện vì thế được kể lại một cách khách quan “ người kể chuyện nói về các sự kiện với một sự yên tĩnh điềm đạm, anh ta vốn có một cái tài “biết hết” và hình tượng anh ta là hình tượng của một sinh thể sống trên thế giới mang lại cho tác phẩm một màu sắc khách quan tối đa”.Tuy nhiên ở truyện này, Nguyễn Thi đã thể hiện một sự sáng tạo riêng, độc đáo trong cách kể. Tuy người kể vẫn ẩn sau ngôi thứ ba giấu mình để nhân vật hiện ra như một đối tượng được thuật kể nhưng có thể thấy toàn bộ câu chuyện được tái hiện thông qua cái nhìn, ý thức của nhân vật. Tác giả đã khéo léo trao cho nhân vật nhiệm vụ kể chuyện. Thông qua những dòng hồi tưởng liên tục sau những lần ngất đi rồi

tỉnh lại, quá khứ lại hiện về trong tâm trí nhân vật qua những mẩu hồi ức. Nối kết những hồi ức đó, người đọc có thể hiểu câu chuyện về truyền thống đánh giặc của một gia đình nông dânNam bộ, ý nghĩa tư tưởng chủ đề của tác phẩm cũng từ đó toát lên. Với cách kể này, người trần thuật như lùi lại phía sau để dòng ý thức của nhân vật trực tiếp xuất hiện. Do vậy người kể không phải thuộc dạng người kể chuyện “toàn tri” biết hết mà ban phát thông tin. Người kể hầu như biết ít hơn nhân vật nên cũng phải dõi theo tâm tư nhân vật để tiếp cận câu chuyện.

Do đặc điểm của lối kể trên nên việc tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng có những điểm riêng, độc đáo. Câu chuyện chủ yếu được kể lại theo điểm nhìn của nhân vật, mang ý thức, giọng điệu của nhân vật. Cho nên, lời nói nửa trực tiếp, tức lời gián tiếp nhưng đã mang ý thức và giọng điệu nhân vật, được khai thác tối đa. Truyện cũng đan xen với ngôn ngữ và điểm nhìn của người trần thuật. Đó là những lúc cần dẫn dắt câu chuyện để đi vào dòng ý thức của nhân vật, lúc này tác giả sử dụng lời gián tiếp để tái hiện sự việc xảy ra phía bên ngoài nhân vật với điểm nhìn khách quan của người trần thuật tạo nên khoảng cách giữa người kể và nhân vật. Nhưng ngay sau đó tác giả lại trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự kể lại câu chuyện theo điểm nhìn và ý thức của mình. Điểm nhìn do vậy có sự di chuyển từ bên ngoài vào bên trong, từ người trần thuật sang nhân vật. Dường như không còn có sự tách bạch rõ ràng giữa lời gián tiếp và trực tiếp. Lúc này người kể như thâm nhập sâu vào ý thức của nhân vật. Có thể mượn một đoạn văn sau để làm dẫn chứng:

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc dậy. (Ngôn ngữ và điểm nhìn của người trần thuật). Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…(Ngôn ngữ và điểm nhìn của nhân vật)

Do đặt câu chuyện trong một tình huống đặc biệt nên điểm nhìn của nhân vật cũng dịch chuyển liên tục trên trục thời gian đan xen hiện tại – quá khứ. Sự việc ở hiện tại đã có tác dụng khơi gợi dòng hồi ức của nhân vật về quá khứ. Điều này dẫn đến việc sắp xếp các yếu tố không gian, thời gian không theo trật tự thông thường: không gian hiện tại dẫn dắt nhân vật hồi tưởng về quá khứ trong sự liên tưởng chập chờn, đứt nối. Thời gian cũng không đi theo trục tuyến tính mà theo dòng ý thức của nhân vật từ hiện tại trôi giạt về quá khứ và trở lại hiện tại. Điều này phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật trong những lần liên tục ngất đi rồi tỉnh lại.

Sự độc đáo trong cách kể và tổ chức điểm nhìn trần thuật đã góp phần dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc câu chuyện: Sự kiện trong câu chuyện không đi theo một trật tự thông thường mà đảo lộn: sự kiện, nhân vật xuất hiện tùy thuộc vào hồi ức nhân vật mỗi lần ngất đi rồi tỉnh lại: lần 1, lần 2, lần 3… Bắt đầu là một sự kiện của hiện tại: Việt bị thương ở chiến trường và mỗi lần tỉnh lại những dòng hồi ức lại đưa người đọc quay về quá khứ để tiếp cận với câu chuyện của gia đình Việt. Những hồi ức này không tách rời thực tại mà có sự đan xen với những suy nghĩ từ hiện tại gắn liền với hoàn cảnh hiện tại của Việt. Những gì nhân vật cảm nhận từ hiện tại có tác dụng gợi nhớ về quá khứ, gợi ra những liên tưởng khi gần khi xa, chuyện này dẫn sang chuyện khác. Câu chuyện cứ thế diễn tiến tự nhiên, biến hoá, hợp qui luật tâm lí của nhân vật. Ví dụ trong lần tỉnh lại thứ tư, trong hồi ức của Việt hiện ra hình ảnh người mẹ với những kỉ niệm mà Việt không thể quên: “ Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn…”. Trong lòng Việt chợt dậy lên một khát khao: “Ước gì bây giờ lại được gặp má.”. Dòng hồi ức chấm dứt khi những giọt mưa lất phất làm Việt choàng

tỉnh cảm nhận rõ sự vắng lặng xung quanh khiến Việt nhớ đến câu chuyện các chị vẫn nói ở nhà về

“con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chõng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông”. Rồi từ thực tại, âm thanh của một loạt súng lớn dội lại ầm ĩ đem đến cho Việt một cảm xúc cụ thể “ Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ”. Việt lắng nghe và nhận ra đó là tiếng súng của ta, Việt càng nhớ về đồng đội, những người thân thiết đang cùng Việt chiến đấu, họ hiện ra rõ mồn một trong tâm trí Việt với “ cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…”. Ngay khi ấy, những dòng độc thoại nội tâm của Việt như muốn hướng tới các đồng đội của mình: “ Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”.

Rõ ràng cách kể trong đoạn văn này đã giúp cho tác giả vừa thuật lại diễn biến câu chuyện vừa diễn tả được tâm lí nhân vật đồng thời khắc hoạ được tính cách của người chiến sĩ trẻ giàu tình cảm, dũng cảm, kiên cường dù đã bị trọng thương nhưng vẫn sẵn sàng tư thế chiến đấu. Cách kể như thế không đi theo lối mòn truyền thống mà lôi cuốn người đọc đi theo một con đường riêng để nắm bắt câu chuyện. Qua đó có thể thấy tác giả đã tạo cho tác phẩm của mình một hình thức kết cấu rất đặc biệt với hai phần nội dung rõ rệt:

– Nối kết các hồi ức đứt nối của nhân vật về quá khứ, về người thân, người đọc có thể hiểu câu chuyện về truyền thống đánh giặc của một gia đình tiêu biểu cho những con người Nam Bộ trong những năm chống Mỹ cứu nước. Phần này thiên về những sự kiện và có thể sắp xếp lại tạo thành một cốt truyện cụ thể.

– Song hành với những sự kiện được hồi tưởng lại là những suy nghĩ, cảm xúc thuộc thế giới nội tâm của nhân vật được tái hiện tinh tế tạo thành dòng ý thức cũng đứt nối qua những lần ngất đi, tỉnh lại. Qua dòng ý thức này, tính cách của nhân vật cũng được bộc lộ rõ. Mặt khác, đi theo dòng ý thức của nhân vật, đối tượng được miêu tả mở rộng dần, các nhân vật khác cũng dần dần hiện ra: Má, chú Năm, chị Chiến, đồng đội…Các nhân vật này không được tác giả khắc họa một cách trực tiếp mà được soi trong cái nhìn, cách cảm nhận, đánh giá và tình cảm của nhân vật Việt nhưng tính cách của những nhân vật ấy cũng hiện ra sống động, chân thực, khách quan.

Hai mảng nội dung này không tách bạch rõ rệt và diễn tiến một chiều mà hòa trộn, đan xen linh hoạt, phù hợp qui luật tâm lí và hoàn cảnh của nhân vật, trong đó dòng ý thức của nhân vật có vai trò rất quan trọng dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện một cách tự nhiên. Có thể thấy Nguyễn Thi có khả năng thâm nhập, mổ xẻ tinh tế đời sống nội tâm với những quá trình tâm lí tinh vi của nhân vật.

Với lối kể chuyện độc đáo, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trở nên mới mẻ, hấp dẫn, đậm đà màu sắc trữ tình thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo trong bút pháp nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thi.

******************************

Màu sắc Nam Bộ trong truyện "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi

Truyện "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi là khúc tráng ca của tuổi trẻ miền

Nam anh hùng thời đánh Mỹ.

Một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật là Nguyễn Thi đã tạo nên màu sắc Nam Bộ, một dấu ấn

tuyệt đẹp mà độc giả dễ dàng nhận thấy.

Màu sắc Nam Bộ biểu hiện rõ nhất là ở cảnh vật được miêu tả, ở sự việc được nói đến, ở tính cách và ngôn ngữ nhân vật được khắc hoạ (má Tư Năng, chú Năm, chị Chiến, Việt,...)

Cảnh tượng chiến trường ở nơi nào, ở thời nào chẳng giống nhau, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Thi, chiến trường sau tiếng bom rền đạn réo lại có nét riêng, rất Nam Bộ. Giữa đồng không mông quạnh "một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống...", "tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên" giữa đêm sâu thăm thẳm. Chính giữa không gian ấy, người chiến sĩ bị thương nặng, lạc đơn vị mới cảm thấy rõ nhất mình đang trở về kỉ niệm tuổi thơ, mình đang sống giữa quê hương (một nơi trên

vùng đồng bằng Nam Bộ): "Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao trùm lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vòm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...".

Ngôi nhà má Tư Năng cũng như hàng ngàn hàng vạn mái nhà của bà con khắp vùng Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre... ở cạnh các vàm, các kênh, bao trùm bởi màu xanh của rặng bần, của khóm đước, mà người Bắc rất dễ nhận ra: "Nhà day ra cửa sông, trong đêm vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo vào đầy nhà. Chúng bay chớp chớp như dò trên nóc

rồi sà xuống mặt Việt".

Màu sắc Nam Bộ được thể hiện ở những vật dụng, ở cái gia tài của má Tư Năng để lại. Đó là "năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má", là "hai công mía để dành làm đám giỗ ba má", là những thứ làm ăn của nhà nông nghèo khó, lam lũ: nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi mà chị em Việt sẽ gửi lại chú Năm, trước khi đi đánh giặc.

Cảnh đêm tòng quân của tuổi trẻ vùng đồng bằng Nam Bộ vui như ngày hội, bà con cô bác cả xã kéo đến, "đèn sáng rực", hai chị em Chiến và Việt tranh giành nhau, làm cho anh cán bộ "đã cầm viết rồi lại đặt xuống", chú Năm phải "nheo mắt nhìn" đứng ra phân xử: "Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mọn trong nhà tôi thu xếp khắc xong". Đó là tấm lòng, là ý nghĩ, là cách nói chất phác của bà con cô bác nơi miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cảnh hỗn chiến giữa ta và giặc, cảnh tấn công như vũ bão của quân ta, qua sự lắng nghe, sự cảm nhận của Việt vừa hồi tỉnh sau cơn mê cũng mang nét rất riêng của Nam Bộ thời đánh Mỹ: "Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lểnh lảng của giặc. Đó là tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi".

Màu sắc Nam Bộ được thể hiện rõ nhất ở tính cách và ngôn ngữ của các nhân vật như má

Tư Năng, chú Năm, của Chiến, Việt.

Hình ảnh má Tư Năng dẫn đàn con đi đòi đầu ba, hình ảnh má Tư Năng hiên ngang, thách thức: "Vợ Tư Năng đây!" khi đứng trước mũi súng và lời hăm dọa của lũ giặc: "Vợ Tư Năng đâu?". Bọn lính bắn vọt qua đầu má, má đưa hai bàn tay to bản phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân. Má chèo xuồng, mà đi làm thuê, mà đi đấu tranh chính trị, má coi thường cái chết, vì má tin một cách mộc mạc, giản dị rằng "người chết có cái vui của người chết, nếu không, người ta sanh con ra làm gì?" Hình ảnh má Tư Năng làm ta nhớ đến câu nói: "Còn cái lai quần cũng đánh" của chị út Tịch

trong "Người mẹ cầm súng".

Cái cuốn sổ ghi bao việc "thỏn mỏn" trong gia đình bằng thứ chữ "lòng còng". Chuyện thím Năm, ông nội, bác Hai, tía của Việt... bị giặc giết như thế nào, các chiến tích của ông nội, của thằng Hai, của chị em Việt, chú đều ghi rõ. Cuốn sổ ấy là truyền thống cách mạng của gia đình má Tư Năng, cũng là của hàng vạn gia đình nông dân Nam Bộ trong suốt ba mươi năm trời đánh Pháp,

đánh Mỹ.

Nguyễn Thi có tài sử dụng một số chi tiết nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống,

Một phần của tài liệu Ôn tập một số Tác phẩm văn học 12 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w