Thành viên công ty hợp danh:

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 45)

IV CÔNG TY HỢP DANH: 1.Khái niệm và đặc điểm:

3. Thành viên công ty hợp danh:

a. Thành viên hợp danh:

Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh (ít nhất là 2 thành viên). Thành viên hợp danh phải là cá nhân.

Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của Công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của Công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của Công ty.

Thành viên hợp danh là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty cả về mặt pháp lý và thực tế. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh được hưởng những quyền cơ bản, quan trọng của thành viên Công ty đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của Công ty và những người liên quan. Các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo về lợi ích của Công ty, pháp luật quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh như: Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của Công ty khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại); không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của Công ty đó; không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại Công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Trong quá trình hoạt động, Công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào Công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Tư cách thành viên Công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Thành viên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Tự nguyện rút khỏi Công ty hoặc bị khai trừ khỏi Công ty. Khi tự nguyện rút khỏi Công ty hoặc bị khai trừ khỏi Công ty trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của Công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

b. Thành viên góp vốn.

Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các

CPD

khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Là thành viên của Công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Chính điều này là lý do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thận phận pháp lý khác với thành viên hợp danh. Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên Công ty. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý Công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty, pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của Công ty. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của thành viên góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 45)