Chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà nước:

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 59)

II. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ CÔNG TY NHÀ NƯỚC:

4. Chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà nước:

a. Mục tiêu và thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà

nước:

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp Nhà nước chỉ cần có mặt ở những ngành, những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực quan trọng, Nhà nước có thể quyết định chuyển đổi sở hữu đối với những doanh nghiệp này.

Mục tiêu của việc chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà nước là:

- Cơ cấu lại sở hữu của Công ty mà Nhà nước thấy không cần nắm giữ nữa hoặc không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản Nhà nước đã đầu tư ở Công ty.

- Huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức trong và ngoài Công ty để hình thành Công ty có nhiều nguồn vốn, nhiều chủ sở hữu để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty.

- Tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực sự làm chủ Công ty và có việc làm.

Chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà nước là một hình thức định đoạt đối với Công ty Nhà nước, do đó chỉ có những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền quyết định. Theo Điều 83 Luật doanh nghiệp Nhà nước thì bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền lựa chọn và

CPD

quyết định hình thức chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà nước. Những người này phải tổ chức xác định giá trị Công ty, quyết định giá trị Công ty, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu Công ty thuộc quyền quản lý của mình theo trình tự và thủ tục do Chính phủ quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần và Nghị định số 180/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 về giao, bán, khoán, khoán kinh doanh, cho thuê Công ty Nhà nước.

b. Các hình thức chuyển đổi sở hữu Công ty Nhà nước:

* Cổ phần hóa Công ty Nhà nước:

Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, chúng ta đã thành lập quá nhiều doanh nghiệp Nhà nước, nay chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp Nhà nước không cần thiết phải có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ được thành lập và duy trì ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã tiến hành các biện pháp sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nhằm giảm bớt số lượng doanh nghiệp Nhà nước như: Giải thể, sáp nhập, bán, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa là một biện pháp quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước từ chỗ nó chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước thành Công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thực chất là án một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước thông qua hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp.

Nhà nước tiến hành bán cổ phần dưới các hình thức sau đây:

Thứ nhất, giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Ví dụ, khi Nhà nước quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp được xác định là 2 tỉ đồng thể hiện bằng 2.000 cổ phiếu. Mỗi cổ phiếu có mệnh giá là 1 triệu đồng. Nhà nước phát hành thêm 8.000 cổ phiếu nữa và bán cho các tổ chức, cá nhân khác. Vốn của Công ty cổ phần bây giờ là 10 tỉ đồng tương ứng với 1.000 cổ phiếu. Nhà nước có 2.000 cổ phiếu các tổ chức, cá nhân khác có 8.000 cổ phiếu trong Công ty cổ phần. Nhà nước và họ là những cổ đông của Công ty.

Thứ hai, bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp Nhà nước được đưa ra cổ phần hóa có giá trị là 6 tỉ đồng tương ứng với 6.000 cổ phiếu. Nhà nước bán đi 5.000 cổ phiếu, giữ lại 1.000 cổ phiếu. Nhà nước và những người mua cổ phiếu cùng là cổ đông của Công ty.

Thứ ba, bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại Công ty. Ví dụ: doanh nghiệp Nhà nước được đưa ra cổ phần hóa có giá trị là 5 tỉ đồng tương ứng với 5.000 cổ phiếu. Số cổ phiếu đó được bán hết cho các tổ chức, cá nhân. Trong

CPD

trường hợp này, Nhà nước không là cổ đông của Công ty, những tổ chức, cá nhân mua cổ phiếu là những cổ đông của Công ty.

Thứ tư, thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.

Mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; tạo điều kiện cho người lao động có thể làm chủ doanh nghiệp thực sự khi họ mua cổ phần và như vậy họ sẽ quan tâm hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; huy động vốn của toàn xã hội vào phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của đất nước; Nhà nước có thể thu hồi được vốn đã đầu tư để tập trung vào các công trình trọng điểm.

Trình tự và thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ quy định. Hiện nay, việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002.

* Bán toàn bộ công ty Nhà nước

Công ty Nhà nước là tài sản của Nhà nước hay nói cách khác Nhà nước là chủ sở hữu của Công ty Nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu Nhà nước có quyền bán Công ty Nhà nước.

Bán Công ty Nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản (tài sản vô hình và tài sản hữu hình) của Công ty Nhà nước sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.

Cũng như việc mua bán hàng hóa, việc bán Công ty Nhà nước được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng bán Công ty Nhà nước được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (bên bán) với một tổ chức hoặc cá nhân (bên mua) trên cơ sở thuận mua vừa bán. Bên bán có quyền đưa ra những điều kiện nhất định. Bên mua có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận các điều kiện đó. Các bên có quyền thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất các Điều khoản của hợp đồng.

Để tránh tình trạng một số người có thể lợi dụng sự quen biết, thông đồng với nhau mua Công ty Nhà nước với giá rẻ mạt, việc bán Công ty Nhà nước phải được thông báo cho toàn thể người lao động trong Công ty và trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đăng ký danh sách người mua Công ty.

Nếu có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán Công ty theo phương thức đấu giá. Nếu chỉ có một người đăng ký mua Công ty thì mới được bán Công ty theo phương thức trực tiếp. Dù bán theo phương thức nào thì bên bán và bên mua cũng phải ký hợp đồng mua bán Công ty.

Hợp đồng mua bán Công ty nói chung và mua bán Công ty Nhà nước nói riêng là một chế định pháp lý rất mới. Các quy định về loại hợp đồng này còn rất sơ sài. Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 về giao, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước quy định: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp gồm các nội dung chính sau:

CPD

- Tên, địa chỉ doanh nghiệp bán, số tài khoản;

- Tên, địa chỉ người mua doanh nghiệp, số tài khoản; - Giá bán doanh nghiệp;

- Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;

- Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàn giao doanh nghiệp;

- Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng;

Kèm theo hợp đồng là bản kê khai tài sản, đánh giá về tình trạng tài sản mà người mua và người bán đã thỏa thuận.

Sau khi Công ty Nhà nước được bán, nó sẽ không còn là Công ty Nhà nước nữa mà có thể là doanh nghiệp tư nhân nếu người mua là một cá nhân, cũng có thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ... tùy thuộc vào đối tượng người mua là ai, vì người mua phải đăng ký lại hình thức doanh nghiệp phù hợp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

* Giao Công ty Nhà nước cho tập thể người lao động trong Công ty

Giao Công ty Nhà nước cho tập thể người lao động trong Công ty là việc chuyển Công ty Nhà nước và tài sản tại Công ty thành sở hữu của tập tể người lao động có điều kiện ràng buộc.

Khác với việc bán Công ty, khi bán Công ty, Nhà nước có thu tiền, đối tượng mua Công ty có thể là cá nhân, tổ chức kinh tế khác không phải là của Nhà nước, còn khi giao Công ty, Nhà nước không thu bất kỳ một khoản tiền nào. Do đó mà đối tượng được giao Công ty chỉ có thể là tập thể người lao động trong Công ty. Đây là việc Nhà nước "cho không" tài sản của mình cho nên Nhà nước có quyền đặt ra các điều kiện ràng buộc chặt chẽ đối với người nhận Công ty là tập thể người lao động trong Công ty. Các điều kiện đó là:

- Tập thể người lao động trong Công ty do ban chấp hành công đoàn đại diện hoặc người được đại hội toàn thể công nhân viên chức trong Công ty bầu làm đại diện tự nguyện đăng ký nhận giao Công ty;

- Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong Công ty;

- Kế thừa phần công nợ luân chuyển (trừ nợ khó đòi) của Công ty theo thỏa thuận giữa bên giao và bên nhận Công ty.

- Cam kết không cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể Công ty trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao;

- Khi đủ điều kiện chuyển nhượng phải thanh toán lại cho Nhà nước 30% giá trị cổ phần tại thời điểm được giao Công ty.

CPD

Bên giao và bên nhận cũng phải ký hợp đồng giao nhận Công ty. Hợp đồng giao nhận gồm các nội dung chính sau đây:

- Tên, địa chỉ Công ty được giao cho tập thể người lao động. - Họ và tên, địa chỉ người đạ diện cho tập thể người lao động; - Giá trị Công ty được giao, phương thức giao nhận;

- Các cam kết của tập thể người lao động tại Công ty;

- Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao Công ty.

Kèm theo hợp đồng là bảng kê tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể lao động được giao Công ty.

Bên giao tổ chức bàn giao Công ty theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch công đoàn Công ty làm đại diện để tiếp nhận và quản lý có sự chứng kiến của đại diện cấp quyết định giao Công ty và cơ quan tài chính. Bên giao Công ty phải thông báo công khai việc giao Công ty và chấm dứt hoạt động của Công ty Nhà nước trên phương diện thông tin đại chúng. Đại diện tập thể người lao động tổ chức việc đăng ký kinh doanh theo loại hình hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.

Như vậy khi Công ty Nhà nước được giao cho tập thể người lao động, Công ty Nhà nước sẽ biến thành hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần. Trình tự, thủ tục giao Công ty nhà nước do Chính phủ quy định (hiện đang thực hiện theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 1999).

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)