Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty Là người điều

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 51)

hành cao nhất trong công ty và phải chịu trách nhiệm một mình về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc do người kí quyết định thành lập công ty bổ nhiệm hoặc thuê trên cơ sở hợp đồng.

Như vậy, giám đốc công ty nhà nước hiện nay không nhất thiết phải là người của nhà nước nữa mà có thể là bất kì một người nào, kể cả người nước ngoài, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy đinh của pháp luật. Đó là người có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lí công ty, có trình độ đại học, có chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, có ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia quản lí. Ngoài ra, giám đốc còn phải sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật, thường trú tại Việt nam. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy định những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ giám đốc, đó là: Những người đã làm giám đốc công ty nhà nước nhưng vi phạm kỉ luật đến mức bị cách chức, miễn nhiệm hoặc để Công ty thua lỗ hai năm liên tiếp, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật (Điều 24 Luật doanh nghiệp Nhà nước).

Giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng theo thời hạn không quá năm năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm hoặc người ký hợp đồng thuê và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao. Giám đốc có thể bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật doanh nghiệp Nhà nước. Giám đốc được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của Công ty, do người quyết định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Tiền lương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng năm được tính dựa vào kết quả kinh doanh năm của Công ty và chỉ được chi trả một phần. Phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Đây là quy định mới nhằm gắn trách nhiệm của Giám đốc với kết quả kinh doanh của Công ty, dù là Giám đốc được bổ nhiệm hay được thuê. Nếu Giám đốc để Công ty Nhà nước lỗ; để mất vốn Nhà nước; quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động trong Công ty; để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán; để Công ty lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư thì sẽ không được thưởng, không được nâng lương, bị hạ lương và bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

CPD

Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc được quy định cụ thể trong các Điều 26, 27 Luật doanh nghiệp Nhà nước. Giám đốc Công ty Nhà nước không có hội đồng quản trị có quyền tự quyết cao trong việc quản lý điều hành Công ty Nhà nước vì không bị ràng buộc bởi các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng Quản trị như các Giám đốc Công ty có Hội đồng Quản trị. Nhưng cũng vì thế mà trách nhiệm của Giám đốc trong Công ty Nhà nước không có Hội đồng Quản trị cũng nặng nề hơn: Một mình quyết định và một mình chịu trách nhiệm.

* Các Phó Giám đốc và kế toán trưởng:

Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật và nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty; giúp Giám đốc giám sát tình hình tài chính của công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

Ngoài ra, trong Công ty Nhà nước còn có văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc, các Phó Giám đốc trong quản lý điều hành công việc.

2. Công ty Nhà nước có Hội đồng quản trị:

Công ty Nhà nước có Hội đồng Quản trị có cơ cấu quản lý gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Cơ cấu này được áp dụng ở các tổng Công ty Nhà nước và các Công ty Nhà nước độc lập có quy mô lớn.

* Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị được thành lập ở các tổng Công ty Nhà nước và Công ty Nhà nước độc lập có quy mô lớn để thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Công ty Nhà nước có quyền nhân danh Công ty Nhà nước để quyết định mọi vấn đề liên quan dến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho cơ quan, tổ chức khác.

Hội đồng Quản trị gồm Chủ tịch hội đồng Quản trị và các thành viên hội đồng quản trị, trong đó có các thành viên chuyên trách và có thể có thành viên không chuyên trách nhưng Chủ tịch Hội đồng Quản trị và trưởng ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng Giám đốc có thể là thành viên Hội đồng Quản trị và trưởng ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng Giám đốc có thể là thành viên Hội đồng Quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng Quản trị do người quyết định thành lập Công ty quyết định nhưng không quá 7 người. Những người này cũng do người quyết định thành lập Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng

CPD

Quản trị không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 31 Luật doanh nghiệp Nhà nước.

Hội đồng Quản trị làm việc theo chế độ tập thể: Mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị đều được xem xét và quyết định theo đa số tại các cuộc họp của Hội đồng Quản trị hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng Quản trị phải họp ít nhất mỗi quý một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn nhiệm vụ của mình. Đối với những vấn đề không cần thảo luận thì Hội đồng Quản trị có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng Quản trị có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách của Công ty do Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng Quản trị đề nghị.

Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Quản trị chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên biểu quyết tán thành, tường hợp số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng Quản trị là quyết định. Các thành viên Hội đồng Quản trị phải cùng nhau chịu trách nhiệm trước người ra quyết định bổ nhiệm và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng Quản trị. Thành viên nào bảo lưu ý kiến của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm về quyết định đó của Hội đồng Quản trị. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Quản trị được quy định tại Điều 30 Luật doanh nghiệp Nhà nước. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị phải thực hiện một cách trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của Công ty và lợi ích của Nhà nước, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật (Điều 43 Luật doanh nghiệp Nhà nước).

Để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các bộ phận khác trong Công ty, Hội đồng Quản trị thành lập ban kiểm soát gồm trưởng ban là thành viên Hội đồng Quản trị và một số thành viên khác có Hội đồng Quản trị quyết định, trong đó có một đại diện của Công đoàn Công ty. Thành viên ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp Nhà nước. Ban kiểm soát phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Tổng Giám đốc:

Như trên đã phân tích, Hội đồng Quản trị làm việc theo chế độ tập thể, các phiên họp được tiến hành theo định kỳ (hằng quý mới họp một lần). Còn Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty, do đó Tổng Giám đốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong Công ty.

Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty đồng thời tổng Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc phải điều hành hoạt động của Công ty theo mục tiêu kế hoạch, phù hợp với Điều lệ Công ty và các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc có thể là người của Nhà nước do

CPD

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 51)