II. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ CÔNG TY NHÀ NƯỚC:
1. Thành lập Công ty Nhà nước:
Những năm trước đây Công ty Nhà nước được thành lập một cách tùy tiện, không theo một quy chế pháp lý chặt chẽ, có nhiều cơ quan có thẩm quyền thành lập Công ty Nhà nước. Thậm chí cả những cơ quan không có chức năng quản lý Nhà nước năng quản lý Nhà nước về kinh tế cũng thành lập Công ty Nhà nước. Hậu quả là một khối lượng lớn hơn Công ty Nhà nước ra đời nhưng làm ăn thua lỗ kéo dài làm tổn hại, hao mòn nguồn vốn của Nhà nước. Do đó, thời gian qua, Nhà nước đã mất nhiều công sức tổ chức sắp xếp lại các Công ty Nhà nước, hàng loạt các Công ty Nhà nước phải giải thể.
Để kinh tế Nhà nước thực sự giữ vai trò nòng cốt, vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, hiện nay việc thành lập mới Công ty Nhà nước chỉ được thực hiện ở những ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự
CPD
tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty Nhà nước sau khi thành lập phải hoạt động được và phải mang lại hiệu quả kinh tế xã hội nhất định. Do đó, việc thành lập mới Công ty Nhà nước hiện nay phải rất thận trọng và phải tuân theo một thủ tục pháp lý do luật định.
* Luật doanh nghiệp Nhà nước hiện nay quy định rõ những ngành lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới Công ty Nhà nước. Đó là những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau đây.
- Nhành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội;
- Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn;
- Ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao;
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư;
Chính phủ sẽ quyết định và định kỳ công bố quy hoạch phát triển Công ty Nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa bàn kể trên.
* Thủ tục thành lập mới Công ty Nhà nước phải tuân theo các bước sau đây:
Bước 1: Đề nghị thành lập Công ty Nhà nước.
Việc thành lập mới Công ty Nhà nước phải được bộ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị. Người đề nghị phải căn cứ vào danh mục những ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập mới Công ty Nhà nước, phương án thành lập mới Công ty Nhà nước, đã được Chính phủ phê duyệt để xây dựng đề án và lập hồ sơ thành lập trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
* Đề án thành lập mới Công ty Nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Sự cần thiết thành lập Công ty; danh mục sản phẩm, dịch vụ do Công ty cung ứng; tình hình thị trường; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty và luận chứng khả thi về khả năng cạnh tranh cả sản phẩm dịch vụ;
- Địa điểm đặt trụ sở chính của Công ty hoặc địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng;
- Khả năng cung ứng lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng và những điều kiện cần thiết khác để Công ty hoạt động sau khi thành lập;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước, nguồn và hình thức huy động vốn còn lại, nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với Công ty;
CPD
- Luận chứng khả thi về hiệu quả kinh tế xã hội và sự phù hợp của việc thành lập Công ty với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Dự kiến mô hình tổ chức quản lý Công ty và thời hạn hoạt động. * Hồ sơ thành lập mới Công ty Nhà nước gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập Công ty; - Đề án thành lập mới Công ty;
- Dự thảo điều lệ Công ty (dự thảo Điều lệ Công ty tối thiểu phải có các nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật doanh nghiệp Nhà nước);
- Đơn xin giao đất, thuê đất;
- Đơn đề nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
Bước 2: Lập Hội đồng thẩm định:
Trước khi ra quyết định thành lập mới Công ty Nhà nước, người có thẩm quyền quyết định thành lập Công ty Nhà nước, phải lập Hội đồng thẩm định để thẩm định đề án thành lập mới Công ty Nhà nước. Hội đồng thẩm định xem xét các điều kiện thành lập mới Công ty Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật doanh nghiệp Nhà nước. Cần lưu ý là Hội đồng thẩm định chỉ là cơ quan tư vấn cho người quyết định thành lập Công ty, người quyết định thành lập phải chịu trách nhiệm về quyết định thành lập mới Công ty Nhà nước.
Bước 3: Quyết định thành lập Công ty Nhà nước.
Trên cơ sở kết quả thẩm định các điều kiện thành mới Công ty Nhà nước của Hội đồng thẩm định, người có quyền thành lập Công ty Nhà nước ra quyết định thành lập Công ty.
Theo Điều 9 Luật doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới Công ty Nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập mới Công ty Nhà nước khác thuộc lĩnh vực mình quản lý. Khi quyết định thành lập mới Công ty Nhà nước, người quyết định phải đồng thời tiến hành bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên của nó, bổ nhiệm hoặc thuê Tổng Giám đốc; quyết định việc bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc Công ty không có Hội đồng Quản trị.
Bước 4: Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh là một thủ tục pháp lý bắt buộc trong việc thành lập doanh nghiệp nói chung. Sau khi được người có thẩm quyền ra quyết định thành lập, Công ty chưa được phép hoạt động kinh doanh. Muốn tiến hành hoạt động
CPD
kinh doanh, Công ty phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi Công ty có trụ sở chính, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Công ty Nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty mới được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hoặc huy động vốn để đầu tư xây dựng Công ty và hoạt động kinh doanh. Nếu Công ty kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì chỉ được kinh doanh khi cơ quan Nhà nnước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.
Việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.