Tổ chức lại Công ty Nhà nước:

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 57)

II. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ CÔNG TY NHÀ NƯỚC:

2. Tổ chức lại Công ty Nhà nước:

Tổ chức lại Công ty Nhà nước là việc thay đổi hình thức pháp lý ban đầu của Công ty mà không làm thay đổi sở hữu của Công ty. Các hình thức tổ chức lại Công ty bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển Công ty Nhà nước thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước hai thành viên trở lên; chuyển Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thành tổng Công ty do các Công ty tự đầu tư và thành lập.

- Sáp nhập Công ty Nhà nước là việc một hay nhiều Công ty Nhà nước (gọi là Công ty bị sáp nhập) nhập vào một Công ty khác (gọi là Công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản quyền và nghĩa vụ của Công ty hoặc các Công ty bị sáp nhập sang cho Công ty nhận sáp nhập, các Công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại.

- Hợp nhất Công ty Nhà nước là việc hai hay nhiều Công ty (gọi là Công ty bị hợp nhất) hợp lại với nhau thành một Công ty mới (gọi là Công ty hợp nhất). Các Công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại, Công ty mới kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các Công ty bị hợp nhất.

- Chia Công ty Nhà nước là việc một Công ty Nhà nước (gọi là Công ty bị chia) được phân chia thành hai hay nhiều Công ty mới. Công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại. Các Công ty mới cùng liên đới chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cùng hưởng mọi quyền lợi của Công ty bị chia.

- Tách Công ty Nhà nước là việc chuyển một bộ phận của một Công ty đang hoạt động (gọi là Công ty bị tách) thành một Công ty mới (gọi là Công ty được tách) mà không chấm dứt hoạt động của Công ty bị tách. Công ty bị tách và Công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ trước khi tách của Công ty bị tách.

- Chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu một thành viên hoặc hai thành viên trở lên. Trước khi Luật doanh nghiệp Nhà nước được sửa đổi, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Việc chuyển đổi này thực ra không có ý nghĩa gì về kinh tế cũng như

CPD

pháp lý vì bản thân doanh nghiệp Nhà nước đã là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Lý do duy nhất có thể lý giải cho việc chuyển đổi này là để cho doanh nghiệp đó không hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước nữa mà hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Còn việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước hai thành viên trở lên nhằm mục đích tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước cùng đầu tư kinh doanh dưới hình thức một doanh nghiệp.

Theo Điều 73 Luật doanh nghiệp Nhà nước còn có hình thức khoán và cho thuê Công ty Nhà nước nhưng thực ra đây không phải là hình thức tổ chức lại Công ty mà chỉ là việc thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cách thức kinh doanh của Nhà nước đối với Công ty Nhà nước. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng khoán hoặc thuê doanh nghiệp với người nhận khoán hoặc người nhận thuê.

Tổ chức lại Công ty Nhà nước là một hành vi định đoạt đối với Công ty Nhà nước, do đó chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đại diện cho chủ sở hữu mới có quyền quyết định tổ chức lại Công ty Nhà nước. Về nguyên tắc, người quyết định thành lập Công ty Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lại Công ty Nhà nước. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất Công ty Nhà nước giữa các bộ phận, giữa các tỉnh thì cần có sự thỏa thuận; cơ quan nào sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu của Công ty hợp nhất sát nhập Công ty. Nếu không thỏa thuận được thì các cơ quan có Công ty sát nhập hoặc hợp nhất sẽ là đồng chủ sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước hai thành viên trở lên. Trường hợp tổ chức lại tổng Công ty thì phải có ý kiến của Hội đồng thẩm định và phương án tổ chức lại phải được Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức lại các Công ty Nhà nước quan trọng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Khi tổ chức lại Công ty Nhà nước mà dẫn đến thay đổi hình thức pháp lý hoặc mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì Công ty phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)